chung dù có những bước thăng trầm nhưng xét trên tổng thể, không ngừng phát triển và không ngừng vận động tiến lên phía trước, đặc biệt là trong thời đại chúng ta. Sự phát triển và vận động đó không tách rời với quá khứ và với việc kế thừa những di sản đã trở thành các giá trị truyền thống được lưu lại từ trong quá khứ..."/>chung dù có những bước thăng trầm nhưng xét trên tổng thể, không ngừng phát triển và không ngừng vận động tiến lên phía trước, đặc biệt là trong thời đại chúng ta. Sự phát triển và vận động đó không tách rời với quá khứ và với việc kế thừa những di sản đã trở thành các giá trị truyền thống được lưu lại từ trong quá khứ..."/>

Khai thác các giá trị của truyền thống nho học phục vụ sự phát triển của đất nước trong điều kiện toàn cầu hóa

08:48 SA @ Thứ Sáu - 05 Tháng Mười, 2007

Lịch sử của toàn thể nhân loại nói chung, cũng như của từng nước nói riêng, mặc dù có những bước thăng trầm nhưng xét trên tổng thể, không ngừng phát triển và không ngừng vận động tiến lên phía trước, đặc biệt là trong thời đại chúng ta. Sự phát triển và vận động đó không tách rời với quá khứ và với việc kế thừa những di sản đã trở thành các giá trị truyền thống được lưu lại từ trong quá khứ. Điều này đã hơn một lần được chứng minh bằng sự phát triển của các nước Đông BắcÁ nói riêng và ChâuÁ nói chung, nơi đã sản sinh ra Nho học hoặc đã và đang chịu ảnh hưởng của Nho học ở các mức độ khác nhau.

Tuy nhiên, cho đến hiện nay, sự thần kỳ của các nền kinh tế Nhật Bản và của các nước NICs Châu Á, được giới nghiên cứu và các nhà chính trị giải thích theo nhiều cách khác nhau, nhất là về ảnh hưởng của Nho học đối với sự thần kỳ đó. Sự tồn tại đồng thời nhiều cách lý giải khác nhau về vai trò và ảnh hưởng của Nho học trong xã hội hiện đại cũng là điều dễ hiểu, bởi vìbản thân Nho học không những đã có lịch sử lâu đời là hiện tượng hết sức phức tạp, mà sự thâm nhập của nó vào đời sống của các xã hội phương Đông ở những thời kỳ lịch sử khác nhau cũng rất khác nhau, phụ thuộc vào bản sắc của văn hoá bản địa, vào thời điểm lịch sử cụ thể và vào trình độ phát triển các mặt của nơi mà nó thâm nhập. Chính vì lẽ đó mà việc đánh giá các giá trị của Nho họe phụ thuộc rất nhiều vào thái độ khách quan, vào chỗ đứng và vào vốn tri thức của mỗi con người đang tiến hành đánh giá. Mặc dù khó có thể tìm ra một sự đồng điệu hoàn toàn trong việc đánh giá các giá trị của Nho học đối với các xã hội hiện thời của châu á trong bối cảnh toàn cầu hoá, để từ đó khai thác chúng phục vụ cho sự phát triển, nhưng chúng ta có thể tìm ra những nét chung nhất định nào đó ở những người tiến hành công việc này bằng một thái độ khách quan và khoa học.

Riêng đối với Việt Nam, nếu không kểđến các đánh giá khác nhau trước năm 1945 về vai trò của Nho học, thì trong khoảng 50 năm qua sự đánh giá về giá trị của Nho học đối với xã hội Việt Nam đương đại có nhiều điểm trái ngược nhau. Một số người đánh giá rất cao vai trò của Nho học đối với xã hội và con người Việt Nam hiện nay, thậm chí có người còn coi Nho học tạo cơ sở quan trọng cho việc thâm nhập dễ dàng của chủ nghĩa Mác vào Việt Nam hoặc coi các truyền thống của Việt Nam đều bắt nguồn từ Nho học.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, tương tự như phong trào phê phán, mạt xát, hạ bệ Nho học đã diễn ra ở Trung Quốc những năm 50 - 60, ở Việt Nam cũng có không ít người coi nho học chỉ là một thứ ung nhọt, họ phủ nhận hoàn toàn mọi giá trị của Nho học, thậm chí coi Nho học không có vai trò gì trong văn hoá truyền thống Việt Nam và không những không có tác dụng thúc đẩy sự phát triển xã hội, mà trái lại, còn cản trở sự phát triển đó. Liên tiếp trong các năm 1994 và 1995 Tạp chí Thông tin Lý luậnđã có các bài của các ông bà Trần Khuê, Nguyễn Thị Thanh Xuân, Mai Trung Hậu trình bày và bảo vệ các quan điểm này.

Chẳng hạn, ông MaiTrungHậu khẳng định rằng, "Nho giáo về cơ bản mâu thuẫn với văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam". Mặc dù tác giả đã dùng chữ vềcơ bảnđể làm mềm bớt quan điểm của mình nhưng trong toàn bài viết của tác giảđã toát lên một sự đối lập khá rõ.

Chúng ta đều biết rằng, trong lịch sử lâu dài của mình, dân tộc Việt Nam đã phải chiến đấu hết sức kiên cường với các thế lực phong kiến Trung Hoa, với đế quốc xâm lược Pháp, với chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ để giành lại và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và nền độc lập của dân tộc. Tuy nhiên, khi nhìn lại các thời kỳ văn hoá Việt Nam hội nhập hoặc giao lưu với văn hoá Nam Á, với văn hoá Trung Hoa, với văn hoá Pháp, văn hoá Nga và ngay cả với văn hoá Mỹ chúng ta sẽ thấy được nhiều điều. Trong các lần hội nhập và giao lưu đó, văn hoá Việt Nam, một mặt, vẫn giữ được bản sắc của mình, nhưng, mặt khác, đã có biết bao nhiêu sự tiếp thu, cải biến và làm phong phú thêm cho bản thân mình.

Chính tính chất cởi mở, sự mềm dẻo, khả năng thích nghi nhanh đã góp phần tạo nên sức sống và sức đề kháng của nền văn hoá Việt Nam. Thực tế lịch sử đó là không thể bác bỏ, do vậy, mọi kết luận thái quá dù theo bất kỳ hướng nào, về giá trị của Nho học đối với vắn hoá Việt Nam đều thiếu cơ sở. Phải khách quan mà thừa nhận rằng, văn hoá truyền thống Việt Nam đã chịu ảnh hưởng nhất định và đã tiếp thu không ít giá trị của Nho học, cải biến các giá trị đó cho phù hợp với bản sắc riêng của mình.

Việc nghiên cứu bản chất và các quy luật phát triển của văn hoá thế giới cho thấy rằng không có một nền văn hoá nào chỉ gồm toàn những gì là của riêng dân tộc mình. Cho nên, lẽ nào một dân tộc nhiều lần phải đương đầu với các thế lực muốn tìm mọi cách đồng hoá mình như dân tộc Việt Nam mà nền văn hoá lại chỉ hoàn toàn do nguồn gốc nội sinh, chỉ toàn là những cái của riêng mình, chứ không hề tiếp thu những gì là quý giá có nguồn gốc từ bên ngoài?

Tương tự như vậy, nếu nói rằng, "văn

hoá Khổng giáo chỉcó sự kìm hãm chứ không có sự thúc đẩy sự phát triển xã hội” liệu có vội vàng quá không? Ai cũng có thể thấy được những mặt tiêu cực của Nho học, nhất là Tống Nho, vì những sự khắt khe của nó đối với con người, trước hết là người phụ nữ, do vậy, chẳng một ai có thể phủ nhận tác hại kìm hãm của những quan điểm Nho học mang tính cực đoan đối với con người và xã hội Việt Nam trong quá khứ và vẫn còn rơi rớt lại trong hiện tại ở một phạm vi hẹp. Tuy nhiên, chúng Lôi cho rằng, không phải "văn hoá Khổng giáo chỉ có sự kìm hãm sự phát triển xã hội. Cần hết sức khách quan và phải có quan điểm lịch sử - cụ thể khi xem xét, đánh giá từng vấn đề của học thuyếtnày và hơn nữa phải tính đến cả các ảnh hưởng cũng còn khá sáu rộng khác của Nho học đối với gia đình và xã hội chúng ta hômnay.

Thử hỏi, có một học thuyết triết học nào, dù là rất tiến bộ, từ thời cổ đại cho đến ngày nay vẫn còn giữ nguyên được toàn bộ và một cách tuyệt đối các giá trị của nó mà không chịu sự phán xét của lịch sử, không chịu sự thẩm định của thời gian hoặc không chịu một sự phủ định nào đó? Giải thích ra sao về sự tồn tại lâu dài của Nho học và về việc cho đến nay nó vẫn được không ít người chấp nhận một cách tự nguyện nếu như nó là học thuyết chỉ đóng vai trò kìm hãm hoặc là hoàn toàn chống lại sự tiến bộ xã hội?

Từ những điều trình bày trên đây, và nhất là từ thực tế hiện thời, cần khẳng định rằng, sẽ không thể phủ định siêu hình đối với Nho học. Trái lại, cũng như với bất cứ học thuyết triết học nào khác, chúng ta phải đối xử với Nho họe một cách khoa học. Khai thác các giá trị của Nho học, nhất là Nho học đã được Việt hoá qua các thời đại cũng như của các học thuyết khác của nhân loại, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, cho công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hóa nước nhà trong bối cảnh nhân loại đang bước vào nền kinh tế tri thức và toàn cầu hoá ngày hôm nay là nhiệm vụ tuy không dễ dàng, đòi hỏi thời gian và công sức của nhiều người, nhưng có thể làm được và nhất thiết phải làm.

Chúng tôi muốn đề cập đến một vài điểm cụ thể sau đây.

Trước hết, là thái độ đối với việc học và việc dạy. Ôông tổ của Nho học dã từng nói một câu nổi tiếng là "học không biết chán, dạy không biết mỏi". Khổng Tử không coi việc học chỉ dành riêng cho một ai đó, ông cũng không cho rằng có sự giác ngộ là hoàn toàn do tự phát, hoặc là chỉ do trực giác. Trái lại, theo ông, tất cả sự hiểu biết đều là do học. Mọi người sinh ra đều như nhau, người ta hơn nhau chỉ là ở cái chí, có chí thì ắt việc gì cũng thành công. Bởi vậy, việc lập chí là hết sức quan trọng. Khi đã lập được chí rồi, tức là đã xác định được phương hướng cho cuộc đời rồi, thì phải ra sức học và thực thi những cái đã học được.

Ngay từ khi 15 tuổi Khổng Tử đã để hết chí vào việc học (xem Luận ngữ- Vi chính 4) và thực tế là ông đã học suốt đời, tự tìm thầy mà học, tự tìm sách mà đọc. Với ông, ai cũng có thể là thầy của mình, trong ba người cùng đi với mình thì cũng đã có thầy của mình rồi. Ông rất tự hào về việc học đó, chứ không phải tự hào về đạo đức của mình. Tuy nhiên, chính cái chí học đó lại là để thực hiện đạo làm người, để trở thành người có đạo đức, thành nhân, thành người có trách nhiệm với người thân, gia đình, xã hội. Khổng Tử khuyên người ta không nên lo là mình sẽ không có địa vị gì, không nên lo người đời không biết đến mình, mà chỉ nên lo là mình có năng lực gì để gánh vác được việc đời, với xã hội mà xem liệu mình có tài đức gì để được đặt vào địa vị ấy. Thiết tưởng lời khuyên ấy vẫncó giá trị trong thời đại chúng ta. Một người lãnh đạo chân chính thì ắt hẳn không thể thiếu mục đích chân chính, không thể thiếu sự hiểu biết thực sự, một học vấn cao, một sự tu thân, sửa mình kiên rì. Một người lãnh đạo và quản lý chân chính không thể chỉ có cái danh, không thể dùng cái bằng giả để khoe khoang và giữ ghế như tình trạng khá nhức nhối đang diễn ra. Nói cách khác, nhà chính trị, nhà quản lý thì phải lấy học vấn làmcơ sở, làm nền tảng, song không thể thiếu được cái đức, bởi vì nếu "thượng bất chính thì hạ tắc loạn". Khổng Tử thật sáng suốt biết bao!

Lời khuyên của Khổng tử cũng rất hữu ích đối với việc đào tạo con người phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời đại mà thế giới đang từng bước chuyển đần sang nền kinh tế tri thức. Điều này càng đặc biệt quan trọng đối với các nước đang ở trong tình trạng kém phát triển nếu như nước đó không muốn trở nên lạc hậu hơn và nếu không muốn khoảng cách với các nước phát triển tăng thêm lên nữa. Dĩ nhiên, chúng ta tiếp thu ở Nho học cái tinh thần học, cái chí họcvà phần nào cái ý nghĩacủa việc học, còn cái phương pháp học và nội dung họe thì chắc chắn phải thay đổi. Thời đại đòi hỏi phải thay đổi và không thể không thay đổi cả nội dung lẫn phương pháp học. Chắc chắn là cái sự siêng năng, cần cù, miệt mài, chăm chỉ của cha ông ta và của cả thế hệ hôm nay để có được một học vấn cao cũng có sự kế thừa cả những tinh hoa của việc học của Nho học.

Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chúng ta cũng có thể khai thác mặt tích cực của Nho học từ các góc độ khác nữa, chẳng hạn, từ quan điểm coi dân là gốc của nước. Cha ông ta đã hiểu rất rõ tầm quan trọng của quan điểm này. Mở đầu cho thời kỳ đổi mớitoàn diện đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng coi bài học đầu tiên là bài học lấy dân làm gốc. Trong kháng chiến đã vậy, trong xây dựng đất nước ngày nay cũng như vậy, mất dân là mất tất cả, mất lòng tin của dân thì chẳng cũng chẳng làm được gì. Đó là bài học quan trọng đã được lịch sử cả quá khứ và hiện đại của dân tộc ta đúc kết.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nghiên cứu nho giáo Việt Nam trong bối cảnh khu vực và thời đại

    29/09/2013Phó GS Phan Văn CácNho gia vốn quy giá trị nhân sinh thành giá trị xã hội, cho rằng con người phải có trách nhiệm nhất định đối với gia đình, xã hội, đất nước và cả thế giới: đó là lí tưởng cuộc đời và lẽ sống của mỗi người...
  • Thuyết nhân, ái thông, hòa của Nho gia

    29/12/2006Mậu Trung GiámLễ kỷ niệm 2550 năm ngày sinh Khổng Tử sẽ được tổ chức long trọng tại quê hương ông - Khúc Phụ vào tháng 10/1999, nhưng từ đầu quý 11, các nhà nghiên cứu đã lần lượt viết bài trên các báo về ý nghĩa, giá trị của Nho học thời đại hiện nay. Bài viết sau đây là một ý kiếm trong số nói trên...
  • Khủng hoảng các giá trị nho giáo

    14/12/2006Trần Văn ĐoànMọi cuộc bàn luận về khủng hoảng giá trị đều không dễ và tôi ngại rằng cuộc bàn luận này cũng khó đạt tới kết quả mong muốn, cho dù chúng ta có đủ thời gian, công sức và tiền bạc. Tính mơ hồ, sự phong phú và cả tính phức tạp nữa của cái mà chúng ta gọi là giá trị đã làm cho công việc trở nên quá khó khăn. Chúng ta tranh cãi về ý nghĩa của giá trị, mà không bàn đến việc tại sao chúng ta phải chấp nhận các giá trị đó. Để tránh các vấn đề rắc rối như thế, chương này chỉ giới hạn trong việc chẩn đoán triệu chứng con bệnh trong một xã hội Nho giáo cụ thể...
  • Quan niệm của nho giáo về xã hội lý tưởng

    20/10/2006Nguyễn Thanh BìnhGiống như bất kỳ một học thuyết chính trị - xã hội nào khác, Nho giáo cũng đưa ra quan niệm về một xã hội lý tưởng với tất cả những đặc điểm căn bản của nó và các biện pháp để tạo lập duy trì cái xã hội ấy.
  • Lý học và tượng số của Nho - Lão - Phật giáo

    23/08/2006Đ.H.LTừ khi ra đời và phát triển đến thế kỷ XI là thời điểm Nho giáo thịnh vượng nhất cùng với những tên tuổi lớn như: Âu Dương Tu, Thiệu Ung, Chu Hi...Đồng thời cho đến lúc này, Nho giáo được chia ra thành hai bộ phận: đạohọc và đứchọc, và trình độ triết học của Nho giáo đã được nâng lên cao ngang với Lão học và Phật học...
  • Tư tưởng nho giáo về gia đình và việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay

    21/12/2005Minh Anh...kế thừa những tư tưởng tích cực của Nho giáo về gia đình trong việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay nhằm thực hiện thành công xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là việc làm cần thiết...
  • xem toàn bộ