Hoang phí

10:42 SA @ Thứ Ba - 13 Tháng Ba, 2007

Từ vựng ngắn gọn này mang nghĩa giản đơn: đó là cách tiêu dùng rộng rãi, quá mức cần thiết, gây lãng phí. Biết vậy, nhưng để tránh nó lại vô cùng gai góc, chủ yếu mọi người nại ra lý do rằng lẽ đờinó phảithế,nguyên tắc chung phải vậy, luật làng tuy bất thành văn không đổi được...Cứ vậy, người ta đi ngược lại thuyết thịnh vượng cũ là làm nhiều,tiêu chậmhoặc bí quyết phát đạt mới là tiền vào như nước sông Đà,tiền ra nho giọt như càphê phin, đua nhau thực hành đốt tiền nghi ngút ném tiền ra ào ào và tiêu tiền vô tội vạ! Liệu đó có phải là do cơ chế thoáng của thị trường mời mọc, lôi kéo không?

Hoang phí được nhiều đối tượng thể hiện trong hầu hết các lĩnh vực khác nhau của xã hội, từ xây dựng nhà để rêu mọc, đất quy hoạch bỏ hoang, dùng phương tiện công đi chợ, vãn chùa cho đến ăn chơi hội hè, khao mừng, tiệc tùng thả phanh thừa mứa, đám cưới cỗ bàn linh đình ê hề, đám tang đềnh dang nghi thức kim cổ kết hợp, lại thêm cả tục lệ mừng thọ, mừng sinh nhật... ngoài việc gặt hái cái tiếng phú quýsinh lễ nghĩađược kèm thêm kết quả phung phí tiền bạc, phương tiện, thời gian nữa.

Sự hoang phí thuộc về cá nhân và gia đình không nên lạm bàn sâu quá, nó thuộc phạm trù quyền lợi thiết thân nên phải tự điều chỉnh nhưng trong lĩnh vực công, chủ yếu bao gồm các cơ quan hành chính sự nghiệp, công sở tổ chức chính quyền, thì biểu hiện của lãng phí rất đa dạng. Rõ ràng nhất là việc mua sắm trang thiết bị, xây dựng hạ tầng cơ sở theo ý muốn và mục đích của người ra lệnh mua và người đi mua chứ không theo nhu cầu thực tế của công việc, nên tiền bỏ ra rất lớn nhưng thiết bị vẫn thừa nhiều, dùng ít tồn kho một thời gian rồi đem bán thanh lý.

Vào những dịp cuối năm, tất cả cơ quan hành chính sự nghiệp và cả doanh nghiệp nữa đều bắt buộc phải có tiết mục tổng kết, đây cũng chính là dịp tiệc tùng rôm rả, phong bao vô số, quà cáp to nhỏ tiêu bao nhiêu cũng ít bởi không chỉ cơ quan tổng kết mà còn các phòng, ban, vụ, cục cũng đều có tổng kết riêng của mình để mừng thành tích đạt được sau một năm vất vả cống hiến và tiết kiệm. Chắc là không ai dám công bố bị bộiẩm thực tổngkết, nhưng đã có nhiều sếp than phiền rằng: không đi liên hoan thì mất cái tình cảm quan hệ đối tác mà đi thì mệt mỏi rã rời vì nhà hàng khách sạn liên miên, lắm lúc cứ phải cáo việc đột xuất cần về gấp nhưng vẫn cứ phải cạn mấy ly rượu mới được buông tha! Cũng có thể vì quỹ công quá lớn nên chi tiêu phóng khoáng chứ nhiều cô cậu làm việc cho Công ty tưnhân không mấy hào hứng với sếp của mình lắm vì cuối năm chỉ có lịch tặng, câu chúc và một thẻ mua sắm siêu thi khoảng 1-2 trăm ngàn, không có điều kiện để xả láng, ai muốn thănghoa xin mời tự bỏ tiền túi?

Căn cứ vào đó để phát biểu thật công bằng thì, mỗi cán bộ viên chức đều có biểu hiệnhoang phí chí ít vài lần trong năm vì năm nào chẳng đủ cả sơ kết, tổng kết, tất niên, tần niên, chưa kế các dịp đặcbiệt của từng cơ quan nữa. Chết nỗi ăn uống bây giờ không phải là nhu cầu sống còn hay cần kíp, chính vì thế nên càng liên hoan nhiều càng thừa lắm đồ sang trọng, đắt tiền. Giả thiết bớt được 50% số lượng tiệc từng thôi thì chắc hẳn sẽ tiết kiệm được một khoản gấp nhiều lần mà tổng đài 8.733 nhận được sự ung hộ cho người nghèo ăn Tết.

Ngoài chuyện liên hoan, yến tiệc hoang phí ra, cũng nên nhắc đến một thủ tục phải có vào mỗi dịp Tết cổ truyền dân tộc, đó là quà Tết. Quà bao giờ cũng là vật tặng biếuđể tỏ lòng quan tâm, quý mếnnên quà mang đặc thù nói ít hiểu nhiều: tình cảm càng sâu bao nhiêu, quà càng nặng bấy nhiêu. Mặc dù Chính phủ đã có chỉ thị không biếu xén, quà cáp để tránh việc lợi dụng danh nghĩa quà biến thành tệ nạn hối lộ, đút lót nhưng mọi người vẫn bảo nhau rằng: không có gì đâu, chỉ chút long thành mong anh (chị) nhận cho! Khổ thế đấy, tấm lòng thì sao có thể cần đong đo đếm được và mọi chuyện vẫn thế, chẳng qua bình mới - rượu cũ cả thôi.

Quà Tết thường chia thành nhiều loại: quà tình cảm, quà phong tục, quà xã giao, quà quan hệ, quà chính sách. Quà quanhệ tương đối đơn giản nhưng cũng khá lãng phí. Cơ quan này đem hộp mứt, chai rượu, túi bánh kẹo sang cơ quan khác để gọi là nhớ đến nhau ngày xuân, nhưng nếu một vài túi quà còn đỡ, nhưng khổ nỗi cả một bàn quà na ná như nhau không có cách nào tiêu thụ hết, lặc lè mãi ra tận ngoài giêng lại phải nhờ mấy chị công nhân môi trường dọn hộ. Lịch biếu cũng chung số phận, đã san sẻ bớt cho các vùng nông thôn rồi, khối cơ quan vẫn còn tồn vài mớ phủ bụi nguyên bọc gói, bỏ thì thương mà càng vương càng không dùng được. Một món độc đáo trong túi quà có vai trò quan trọng hơn cả là chiếc phong bì và chất lượng của nó phụ thuộc vào mức độ quan hệ của hai bên dày mỏng thế nào! Quà xã giaocũng gần giống như quà quan hệ nhưng mộc mạc giỏ bánh kẹo, bao thuốc, hộp trà. chai vang và chắc sẽ không có sự hiện diện của đồng chíphong bì,chỉ gọi là nhắc nhau về sự cùng tồn tại trên đời này (đương nhiên quà này cũng phải mua bằng séc rồi).

Quà phong tụcngày tết ai cũng hiểu là lì xì hay mừng tuổi và tất nhiên cũng khá nhạy cảm để bàn luận và kết luận, chỉ có điều khó giải thích: nhiều vị mừng tuổi bố mẹ đẻ chỉ 1-2 trăm ngàn mới gọi là, nhưng đến nhà sếp mừng tuổi vợ, con sếp thì lại đưa nhầm những 1-2 trăm USD trở lên? Không hiểu nếu các cụ mà biết chuyện này các vị hay nhầm ấy có mất Tết không! Khó biết nhất muôn thủa là quà tìnhcảm, có khi chỉ vung vẩy bên ngoài hộp trà, cặp bánh chưng hay bó hoa thủ tục nhưng cái bắt tay nặng bằng chiếc xe của hãng Tôiyêu Việt Nam?

Ấm áp và tình nghĩa nhất trong dịp Tết có lẽ là quà chính sách dành cho các bậc lão thành, gia đình có cóng với cách mạng, cán bộ công chức đã nghỉ hưu nhưng trong bối cảnh thi đua tiến lêncủa ga - điện - giá hiện nay thì món quà này còn hơi quá khiêm tốn. Đã có độc giả kêu gọi trên mạng khẩu hiệu rằng chúng ta nên có một ngày không nhậu để tiết kiệm tiền bạc, thời gian và giảm tai nạn giao thông, vậy nên chăng chúng ta cũng phát động một cái Tết không quà biếuđể đỡ hoang phí và đành tiền bạc cho những việc có ý nghĩa cao đẹp hơn?

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tản mạn về tiết kiệm

    13/03/2006Cáng KiềnTiết kiệm, hết sức tiết kiệm không chỉ để làm giàu cho ta mà còn vì sự phồn thịnh của quốc gia và cộng đồng!