Góc nhìn khác về "Dân tộc, Đất nước, Con người" của nhà khoa học tự nhiên
Trong một cuộc trao đổi thân tình với Tia Sáng, GS.TSKH Trần Xuân Hoài vừa cười vừa nhận xét: “Thật kỳ lạ, mình bao nhiêu năm viết báo khoa học bằng tiếng nước ngoài thì số người chia sẻ các công trình của mình chỉ là một nhóm chuyên môn nhỏ. Thế mà chỉ một bài báo tiếng Việt thôi có rất nhiều người biết đến mình, gặp gỡ chia sẻ trong Nam ngoài Bắc…”
.
GS. TSKH, nhà văn Trần Gia Ninh (tức Trần Xuân Hoài)
.
“Nhìn lại lịch sử Bách Việt và quá trình Hán hóa Bách Việt” - bài báo mà GS. TS Trần Xuân Hoài nhắc đến từng đăng trên Tia Sáng từ năm 2016, dường như thuộc về một thế giới hết sức xa lạ với chuyên ngành vật lý thực nghiệm, vốn được ông gọi đùa là “nơi chúng tôi cầm mỏ hàn, gõ bàn phím”. Đây là một bài viết ngược dòng thời gian, truy tìm gốc tích tộc người Bách Việt từ thời nhà Thương (khoảng 1600-1040 TCN) và lý giải câu hỏi “Vì sao đã thống trị Việt Nam hơn ngàn năm mà cuối cùng Trung Quốc vẫn không thể đồng hóa Việt Nam?”… với những cách “tầm chương trích cú” tìm bằng chứng công phu từ các văn bản cổ như một nhà nghiên cứu lịch sử vẫn thường áp dụng.
.
Thoát khỏi “vai” nhà vật lý thực nghiệm, giáo sư Trần Xuân Hoài đã trở thành tác giả Trần Gia Ninh theo cách như thế để có thể mở rộng những vấn đề mà mình suy ngẫm trong mấy chục năm làm nghề và chứng kiến những đổi thay của xã hội đương thời. Một kiến văn rất rộng và bao quát, một lối tư duy rất mạch lạc và logic, một quan điểm rất mở và thực tế, tất cả đã tạo ra một góc nhìn khác về “dân tộc, đất nước, con người” qua những vấn đề xã hội “Lạm bàn về chuyện dạy và học tiếng Trung Quốc ở Việt Nam”, “Đạo luật và đạo lý”, “Thiết kế lại cấu trúc hệ thống giáo dục phổ thông để học thực chất”, “Thử bàn về sự lập trình của tạo hóa”, “Ngẫu nhiên và tâm linh”…
.
.
Tại buổi nói chuyện chủ đề Số phận dân tộc - đất nước - con người qua góc nhìn của nhà khoa học tự nhiên - Diễn giả Trần Xuân Hoài (Thâm Giang Trần Gia Ninh)
.
Ở tuổi ngoài 70, giáo sư Hoài ,với bút danh Trần Gia Ninh, mới có điều kiện thêm một ngã rẽ khác, một con đường đam mê từ tuổi trẻ, gần gũi với văn chương hơn. Ngoài cuốn sách nhỏ này (NXB Tri Thức 10/2018), ông đã xuất bản tiểu thuyết “Kim Thiếp vũ môn” (NXB Văn học, 2015, tái bản 2017). Đã có nhà thơ diễn lại thành thơ lục bát quyển tiểu thuyết này. Được biết, một nhóm văn nghệ sĩ tên tuổi đang vận động tài trợ để chuyển thể tiểu thuyết lịch sử này thành một bộ phim sử thi hoành tráng, vì thấy đầy chất điện ảnh ở đó.
.
Hai đầu sách của tác giả Trần Gia Ninh
.
Nhưng dẫu sao Trần Gia Ninh vẫn là Trần Xuân Hoài, dù có “đổi tên” hay “đổi vai”. Gốc tích của một nhà khoa học vẫn lộ rõ trong từng bài viết mà nếu tinh ý, người ta vẫn có thể nhận ra. Đó là cái tính tỉ mỉ, chi tiết và cần bằng chứng của một người làm nghiên cứu thực nghiệm, ví dụ để viết câu “từ đó nước Âu lạc nhập vào nước Nam Việt”, ông đã từng cất công sang Quảng Châu khảo sát bảo tàng Nam Việt Vương, quan sát khu lăng mộ của Triệu Mô, vua kế vị Triệu Đà, đặc biệt là đồ tạo tác, để thấy trình độ văn minh của người Việt lúc đó một cách xác thực. Vì thế, dù mang "cái mũ" là "nghiên cứu - khảo luận - phiếm đàm" nhưng các vấn đề ông đặt ra và chạm đến vẫn không tách rời tinh thần phản biện và thực chứng của khoa học.
.
GS. TSKH, nhà văn Trần Gia Ninh (tức Trần Xuân Hoài) diễn thuyết
Tên sách: Hành trình số phận: Dân tộc - Đất nước - Con người
Tác giả: Thâm Giang Trần Gia Ninh
Số trang: 206 trang
NXB: Nhà xuất bản Tri Thức
Giá bìa: 99.000 VNĐ
Giảm giá: 10%
Đăng ký mua theo mobile: 0903. 205. 306,[email protected]hoặc
Giá bìa: 99.000 VNĐ
Giảm giá: 10%
Đăng ký mua theo mobile: 0903. 205. 306,[email protected]hoặc
inbox theo : facebook.com/MinhChungTa
Nguồn:
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Đừng sống chỉ vì hạnh phúc: Đi tìm lẽ sống của đời mình
13/07/2019Lê Hà dịchBài 2: Làm rõ khái niệm "Con Người" để thấy sai sót căn bản của luận án
07/02/2023GS. Nguyễn Ngọc Lanh ([email protected])Tết tự quán chiếu
04/02/2023Cameron Shingleton. H.MINH (dịch)