Giáo dục đại học Việt Nam: 18 năm đổi mới, vẫn lạc hậu
Theo nhận định của ông Bành Tiến Long, Vụ trưởng Vụ ĐH và Sau ĐH, Bộ GD-ĐT, sau gần 18 năm đổi mới, giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục đại học nói riêng vẫn còn những bất cập, khó khăn và lạc hậu so với nền giáo dục đại học của một số nước trong khu vực và trên thế giới.
Đặc biệt, bước vào thế kỷ 21, vấn đề làm sao đổi mới và nâng cao chất lượng, từng bước hội nhập với nền giáo dục ĐH thế giới đang đặt ra rất nhiều bài toán cho các nhà hoạch định chính sách...
Và hôm qua, 22-6, tại Hà Nội, với mong muốn giải được một trong những bài toán đó, hơn 100 đại biểu là các giáo sư, nhà quản lý giáo dục trong nước và quốc tế đã cùng tham gia diễn đàn quốc tế về giáo dục đại học Việt Nam (ĐH VN) mang tên Đổi mới giáo dục đại học và hội nhập quốc tế.
Ông Bành Tiến Long cho rằng, nếu so sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới, giáo dục ĐH VN còn khó khăn về nhiều mặt.
Quản lý chồng chéo, mâu thuẫn chồng chất!
Trước hết về cơ chế, VN còn lúng túng, thiếu kinh nghiệm trong việc xây dựng một hệ thống văn bản pháp lý đủ mạnh để tạo ra một cơ chế vận hành, quản lý giáo dục ĐH một cách có hiệu quả với xu thế tăng cường tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở cấp trường.
Các mối quan hệ giữa trường với bộ, với các cấp quản lý Nhà nước chồng chéo, chưa rõ ràng và chưa xác định rõ cơ chế tự quản lý trong các trường đa cấp, đa ngành. Thêm vào đó, mâu thuẫn giữa tăng quy mô và bảo đảm chất lượng cũng đặt ra rất nhiều vấn đề cần giải quyết.
Chính việc tăng quy mô một cách không đồng bộ với các điều kiện bảo đảm chất lượng thời gian qua đã dẫn đến áp lực tuyển sinh ĐH, CĐ tăng cao; cơ sở vật chất vốn đã thiếu, nghèo nàn lại càng bị giảm vì tốc độ tăng quy mô quá cao; chi phí đơn vị (chi thường xuyên/sinh viên) thực tế ngày càng giảm và chỉ bằng 30% định mức ngân sách; mô hình và hệ thống giáo dục ĐH chưa đạt tiêu chuẩn hội nhập quốc tế, đào tạo ĐH có mâu thuẫn chất lượng đầu vào và đầu ra của sinh viên...
Dịch vụ hóa hay cứ tiếp tục chống thương mại hóa?
Đồng tình với những nhận định này, GS Phạm Phụ, ĐH Quốc gia TPHCM, còn chỉ thêm những khoảng cách và sự khác biệt giữa giáo dục ĐH thế giới và VN. GS cho rằng, trong khi thế giới đều xem dịch vụ giáo dục ĐH là một “nền công nghiệp dịch vụ” thì VN quan niệm “chống mọi hành vi thương mại hóa trong hoạt động giáo dục” theo nghĩa không được xem dịch vụ giáo dục là một loại hàng hóa để có thể trao đổi, mua bán.
Tuy nhiên, trong thực tiễn lại có khá nhiều dịch vụ giáo dục ĐH được trao đổi có tính chất mua bán kinh doanh và có cả “xuất nhập cảng” giáo dục ĐH. Như vậy, không những có một khoảng cách giữa VN và thế giới mà còn có những khoảng cách giữa chính sách và thực tiễn. Và điều này, đang tạo nên sự cạnh tranh không bình đẳng giữa những cơ sở giáo dục có khống chế học phí và không khống chế học phí, giữa giáo dục ĐH VN và nước ngoài, tạo nên những khoảng mở để một số người lợi dụng kinh doanh...
Để giáo dục VN có thể hội nhập quốc tế (vốn là một xu hướng tất yếu), ông Bành Tiến Long đã đưa ra 7 giải pháp đổi mới giáo dục ĐH gồm: đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục; phát triển, nâng cao đội ngũ giảng viên; tăng cường mạnh mẽ phân cấp, tính tự quản và tự chịu trách nhiệm; tăng cường nguồn tài chính cho giáo dục; tăng cường phát triển hoạt động khoa học công nghệ trong trường ĐH; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đẩy mạnh hợp tác quốc tế.
Tập trung thay đổi chất lượng giáo viên
Đóng góp thêm một số kinh nghiệm trong lĩnh vực này, GS S.Gopinathan, Trung tâm Nghiên cứu chương trình và thực hành Viện Giáo dục quốc gia, ĐH Bách khoa Nanyang, Singapore, cho biết để cải tiến giáo dục, Singapore đã xây dựng công thức “quốc gia học tập và trường học tư duy”.
Với 4 mũi nhọn là tập trung tư duy phê bình và sáng tạo; sử dụng công nghệ thông tin; sử dụng công nghệ thông tin trong giáo dục; giáo dục dân tộc và quản lý giỏi, đã giúp Singapore cạnh tranh và tiến lên.
Cũng nhằm tăng tính cạnh tranh và thu hút giảng viên, sinh viên có chất lượng, phát triển Singapore thành cái nôi của giáo dục, Chính phủ Singapore đã đề xướng kế hoạch thu hút 10 trường ĐH tầm cỡ thế giới đến Singapore, ngày nay, gần một nửa số người học sau ĐH tại Singapore là người nước ngoài...
PGS - TS Mark Mason, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục so sánh (CERC) Khoa Sư phạm Trường ĐH Hongkong, cho rằng từ quá trình quốc tế hóa giáo dục ĐH, VN nên tập trung thay đổi chất lượng giáo viên và chất lượng giảng dạy trong giáo dục ĐH. Và, chỉ nên tập trung nguồn lực vào số lượng có hạn các cơ sở giáo dục chất lượng cao để động lực cải cách chất lượng được duy trì tốt hơn.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Đừng sống chỉ vì hạnh phúc: Đi tìm lẽ sống của đời mình
13/07/2019Lê Hà dịchTôi sợ nhất là cái "văn hoá" phi văn hoá, phản văn hoá
29/04/2018Phan Thắng (thực hiện)Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)