Định luật Hoa sen- Định luật thành công

09:50 CH @ Thứ Sáu - 05 Tháng Giêng, 2018
ĐỪNG VỘI BUÔNG TAY KHI BẠN CHỈ CÒN CÁCH ĐÍCH ĐẾN MỘT BƯỚC CHÂN.
.
BẤT LUẬN CON ĐƯỜNG PHÍA TRƯỚC CÓ BAO XA, ĐỀU PHẢI BẮT ĐẦU TỪ BƯỚC CHÂN ĐẦU TIÊN.
.
.
Trong một hồ sen, ngày đầu tiên hoa nở rất ít, sang ngày thứ hai số hoa sen nở đã nhiều gấp đôi ngày thứ nhất. Cứ như vậy, mỗi ngày sau hoa sen đều nở thêm với số lượng gấp đôi ngày trước đó.

Nếu như đến ngày thứ 30, hoa sen sẽ nở đầy khắp cả hồ, vậy thử hỏi: Vào ngày thứ bao nhiêu thì hoa sen trong hồ nở được một nửa?

Câu trả lời liệu có phải là ngày thứ 15?
.
KHÔNG PHẢI VẬY! CÂU TRẢ LỜI CHÍNH XÁC LÀ NGÀY THỨ 29

Đây chính là “ĐỊNH LUẬT HOA SEN” nổi tiếng, còn được gọi là “Định luật 30 ngày”.

Cuộc đời của rất nhiều người cũng giống như hoa sen trong cái đầm kia, ở thời điểm bắt đầu, chúng ta ra sức làm, dốc sức làm, giống như hoa sen kia ra sức đua nở…
Nhưng dần dần theo thời gian trôi đi, chúng ta bắt đầu như những cánh hoa, cảm thấy khô héo mệt mỏi, thậm chí là chán chường áp lực. Và có thể ở ngày thứ 9, thứ 19 hay thậm chí là cố đến hết ngày thứ 29, chúng ta đã chấp nhận bỏ cuộc, chấm dứt mọi nỗ lực và khí thế lúc ban đầu.
.
.
Nhưng chúng ta lại không biết rằng, vào lúc đó, thành công chỉ cách chúng ta một ngày, thậm chí chỉ một bước chân mà thôi.

ĐÔI KHI BẠN CHỈ CÁCH VẠCH ĐÍCH ĐẾN ĐÚNG MỘT BƯỚC CHÂN MÀ THÔI.

Thật ra để đạt được thành tựu không phải là quá khó. Nó chắc chắn sẽ chờ đợi những người nào, luôn chăm chỉ chịu khó.

Người đó trải qua được gian khó mà không than thở, làm việc lặp đi lặp lại mà không buồn chán. Thất bại mà không nản chí. Tiếp tục cần mẫn mỗi ngày, một chút một chút. Rèn luyện kỹ năng, trau dồi kiến thức, rút kinh nghiệm từ thất bại của mình và người khác..

Ở đây, Định luật hoa sen đã cho ta biết một đạo lý rằng: Để có thể ĐI ĐẾN BƯỚC CUỐI CÙNG, không phải dựa vào vận may hay sự thông minh, MÀ LÀ DỰA VÀO NGHỊ LỰC. Có nghị lực và không có nghị lực, kiên trì đến cùng và bỏ cuộc giữa chừng, kết quả nhận được sẽ khác nhau rất xa.

Trong cuộc sống, hễ khi gặp nhiều phiền phức hay khó khăn, bạn lại càng lười biếng đi học hỏi và tiếp thu, thì cuối cùng thứ bạn bỏ qua không chỉ là một cảnh đẹp, mà còn có thể là một quý nhân và vô vàn cơ hội quý giá khác.
.
Triết gia người Mỹ Elbert Hubbard cũng từng nói rằng: “Không biết đã bao nhiêu lần con người buông tay từ bỏ khi mà chỉ một chút nỗ lực, một chút kiên trì nữa thôi là anh ta sẽ đạt được thành công”.

Viên gạch cuối cùng quyết định thành công ở đây chẳng phải là nghị lực, là sự bền bỉ, kiên trì hay sao? Thiếu viên gạch cuối cùng là nghị lực, là sự kiên trì, đầu hàng trước khó khăn trên đường tiến bước, mọi công sức ban đầu bạn bỏ ra cũng chỉ là vô nghĩa, bạn cũng đã đánh mất đi thành tựu và trái ngọt trong đời.

Một đời người có thể là quá dài, một giây thì quá ngắn, nhưng nếu mỗi ngày trôi qua bạn đều bền bỉ không ngừng nỗ lực cố gắng, thì quả ngọt ấy sẽ ở ngay trong tầm tay.

Vậy nên, hãy giữ cho mình một tâm thái tích cực, luôn giữ được lòng nhiệt huyết như thuở ban đầu.

LÀM ĐƯỢC NHƯ VẬY, THÌ DẪU CÓ TRẢI QUA BAO GIAN NAN VÀ MƯA GIÓ, BẠN CŨNG SẼ NHƯ ĐÓA HOA THUẦN KHIẾT TRONG ĐẦM SEN, CUỐI CÙNG CŨNG TỎA NGÁT HƯƠNG THƠM.
Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ý nghĩa hoa sen trong Phật giáo

    11/05/2019Bàng ẨnHoa sen đẹp hương thơm tinh khiết, nên được mọi người ưa chuộng. Ấn Độ giáo có truyền thuyết cho rằng lúc khởi đầu vũ trụ một hoa sen mọc lên từ rốn của thần Vishnu, giữa hoa có Phạm thiên ngói kiết già. Hoa sen lại là một trong tám biểu tượng của Phật giáo, khó có thể kể hết kinh sách Phật giáo nói về hoa sen, sau đây chỉ là khái lược...
  • Hoa Sen và ý nghĩa tám cánh hoa sen trong Phật học

    07/06/2014TS. Huệ DânHoa sen là một trong những biểu tượng gắn với truyền thống Phật giáo, người Việt Nam khá quen thuộc với hình ảnh Đức Phật ngồi trên tòa sen. Tác giả Huệ Dân sẽ giúp chúng ta khám phá ý nghĩa của hoa sen...
  • Về cuốn sách Lượng tử và Hoa sen

    18/08/2005Tác phẩm viết chung với Matthieu Ricard, mà báo chí Pháp gọi đây là cuộc đối thoại giữa một nhà khoa học trở thành Phật tử (tức tiến sĩ sinh học Matthieu Ricard) và một phật tử trở thành nhà khoa học (Trịnh Xuân Thuận). Tác phẩm này xuất bản ở Pháp (NXB Nil-Fayard 2000) và ngay lập tức nó được dịch ra 12 thứ tiếng. Bản dịch ở Hoa Kỳ có tên là Lượng tử và hoa sen. Nếu bạn cầm cuốn này trên tay, bạn không thể bỏ xuống được, bởi đó là cuộc đối thoại rất lý thú xung quanh các vấn đề của vũ trụ, sự sống, ý thức hệ... xen lẫn với các triết thuyết nhà Phật...