Chuyện giành cướp tô giới, nhượng địa, quốc lộ, đường sắt Trung Hoa hơn 110 năm trước
Sau hai cuộc chiến tranh nha phiến lần thứ nhất (1839 – 1842) và lần thứ hai (1856–1860), nhà Thanh không thể cứu vãn được tình hình. Hết Bồ Đào Nha, Anh, Pháp lại đến Đức, Nga, Mỹ, Hà Lan, Ý và Nhật đều kéo đến bắt nạt và xâu xé lãnh thổ Trung Quốc. Khắp lãnh thổ mọc lên hàng chục khu nhượng địa/ tô giới theo luật của nước ngoài, thực chất là các thuộc địa mà tại đó luật ưu tiên người ngoại quốc, người Trung Quốc vào làm thuê, bán sức lao động.
- Rộng và nhiều nhất là các nhượng địa cho Anh: Bắc Kinh, Thượng Hải, Hạ Môn, Hồng Kông và nhiều cảng biển, cảng sông
- Thứ nhì là các tô giới cho Pháp: Thiên Tân, Thượng Hải, Trạm Giang, Hán Khẩu, Vân Nam và đường xe lửa Côn Minh nối với Hà Nội
- Thứ ba là các tô giới cho Mỹ: Thiên Tân, Hán Khẩu.
- Thứ tư là các tô giới cho Nga: Đại Liên, Hán Khẩu và đường xe lửa Cáp Nhĩ Tân.
- Thứ năm là các tô giới cho Đức: Thanh Đảo, Thiên Tân, Hán Khẩu và một số nơi khác.
- Thứ sáu là các tô giới cho Nhật: Đại Liên, Hàng Châu, Tô Châu, Trùng Khánh và một số tỉnh khác. Trung Quốc cũng mất hẳn Đài Loan cho Nhật, và mất mọi quyền ở Triều Tiên.
- Thứ bảy là nhượng địa cho Bồ Đào Nha: Macau
.
Thực chất là các nước đế quốc kéo đến áp bức dân Trung Quốc, khai thác cạn kiệt Trung Quốc cho đến khi triều đình Mãn Thanh thêm mục nát, các tầng lớp nhân dân thêm oán ghét, nhà Thanh nhanh chóng sụp đổ (1911).
Tháng 12 năm 1897, một hạm đội Nga xuất hiện ở cảng Lữ Thuận. Sau 3 tháng, năm 1898, một hiệp định được ký kết giữa triều đình Mãn Thanh và Nga theo đó Nga được thuê cảng Lữ Thuận, vịnh Đại Liên và vùng nước xung quanh. Nó còn được thỏa thuận rằng hiệp định này có thể được mở rộng bằng sự đồng ý của đôi bên. Để củng cố vị thế của mình, đế quốc Nga chèn ép nhà Thanh bằng chiêu bài tài trợ cho Nhà Thanh xây dựng tuyến đường sắt trên đất Mãn Châu (Đông Trung Quốc), kết nối tuyến đường sắt từ Vladivostok (Viễn Đông, Nga) tới thành phố Cáp Nhĩ Tân, thành phố cảng Đại Liên và quân cảng Lữ Thuận Khẩu do hải quân Nga chiếm đóng.Đổi lại, đế quốc Nga được chiếm đóng vùng đất dọc theo tuyến đường sắt.
Sự phát triển của đường sắt là yếu tố góp phần dẫn đến cuộc nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn và các ga tại Thiết Lĩnh và Liêu Dương bị đốt cháy. Người Nga cũng tìm đường vào Triều Tiên, đến năm 1898, họ nhận được nhượng bộ về khai mỏ và lâm nghiệp gần sông Áp Lục và Đồ Môn, khiến cho người Nhật quan ngại sâu sắc.
Tháng 12 năm 1897, một hạm đội Nga xuất hiện ở cảng Lữ Thuận. Sau 3 tháng, năm 1898, một hiệp định được ký kết giữa triều đình Mãn Thanh và Nga theo đó Nga được thuê cảng Lữ Thuận, vịnh Đại Liên và vùng nước xung quanh. Nó còn được thỏa thuận rằng hiệp định này có thể được mở rộng bằng sự đồng ý của đôi bên. Để củng cố vị thế của mình, đế quốc Nga chèn ép nhà Thanh bằng chiêu bài tài trợ cho Nhà Thanh xây dựng tuyến đường sắt trên đất Mãn Châu (Đông Trung Quốc), kết nối tuyến đường sắt từ Vladivostok (Viễn Đông, Nga) tới thành phố Cáp Nhĩ Tân, thành phố cảng Đại Liên và quân cảng Lữ Thuận Khẩu do hải quân Nga chiếm đóng.Đổi lại, đế quốc Nga được chiếm đóng vùng đất dọc theo tuyến đường sắt.
Sự phát triển của đường sắt là yếu tố góp phần dẫn đến cuộc nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn và các ga tại Thiết Lĩnh và Liêu Dương bị đốt cháy. Người Nga cũng tìm đường vào Triều Tiên, đến năm 1898, họ nhận được nhượng bộ về khai mỏ và lâm nghiệp gần sông Áp Lục và Đồ Môn, khiến cho người Nhật quan ngại sâu sắc.
.
Bản đồ khúc cuối (màu đỏ) của tuyến đường sắt xuyên Sibir, kết nối Nga với Trung Quốc.
Nga và Nhật đều tham dự vào Liên quân tám nước được gửi đến dẹp cuộc nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn và để giải vây cho công sứ các nước đang bị bao vây tại Bắc Kinh. Số quân Nga được gửi đến Trung Quốc, đặc biệt là Mãn Châu để bảo vệ lợi ích, không rút đi mà tiếp tục được bổ sung để củng cố thế đứng của Nga tại Mãn Châu.
Trong Chiến tranh Nga-Nhật (1904–05), Nga sử dụng Cáp Nhĩ Tân làm căn cứ cho các hoạt động quân sự ở Mãn Châu. Sau thất bại của Nga trước Nhật, từ năm 1905, ảnh hưởng của Nga suy yếu tại Mãn Châu và mất hẳn ảnh hưởng vào tay Nhật tại Triều Tiên. Nga phải nhượng lại tô giới Lữ Thuận và Đại Liên và một nửa tuyến đường xe lửa từ Trường Xuân cho đến phía nam cùng các vùng lân cận cho Nhật, chỉ còn giữ lại một nửa phía trên.
Liên tiếp nhượng bộ yêu sách của các nước đế quốc, chuyện gì đến phải đến với triều đình nhà Mãn Thanh... Năm 1911, cuộc cách mạng tư sản dân quyền Tân Hợi bùng nổ do Tôn Trung Sơn lãnh đạo lật đổ triều đình Mãn Thanh.
Nga và Nhật đều tham dự vào Liên quân tám nước được gửi đến dẹp cuộc nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn và để giải vây cho công sứ các nước đang bị bao vây tại Bắc Kinh. Số quân Nga được gửi đến Trung Quốc, đặc biệt là Mãn Châu để bảo vệ lợi ích, không rút đi mà tiếp tục được bổ sung để củng cố thế đứng của Nga tại Mãn Châu.
Trong Chiến tranh Nga-Nhật (1904–05), Nga sử dụng Cáp Nhĩ Tân làm căn cứ cho các hoạt động quân sự ở Mãn Châu. Sau thất bại của Nga trước Nhật, từ năm 1905, ảnh hưởng của Nga suy yếu tại Mãn Châu và mất hẳn ảnh hưởng vào tay Nhật tại Triều Tiên. Nga phải nhượng lại tô giới Lữ Thuận và Đại Liên và một nửa tuyến đường xe lửa từ Trường Xuân cho đến phía nam cùng các vùng lân cận cho Nhật, chỉ còn giữ lại một nửa phía trên.
Liên tiếp nhượng bộ yêu sách của các nước đế quốc, chuyện gì đến phải đến với triều đình nhà Mãn Thanh... Năm 1911, cuộc cách mạng tư sản dân quyền Tân Hợi bùng nổ do Tôn Trung Sơn lãnh đạo lật đổ triều đình Mãn Thanh.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Đừng sống chỉ vì hạnh phúc: Đi tìm lẽ sống của đời mình
13/07/2019Lê Hà dịchTôi sợ nhất là cái "văn hoá" phi văn hoá, phản văn hoá
29/04/2018Phan Thắng (thực hiện)Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)