Bệnh rối loạn nhân cách ái kỷ

02:03 CH @ Chủ Nhật - 06 Tháng Giêng, 2019
Mục đích sống của người bệnh là được người khác tán thưởng. Người bệnh chỉ quan tâm đến đề cao bản thân, tự thổi phồng bản thân, muốn người khác ngưỡng mộ và tôn trọng mình nhưng lại thiếu đồng cảm với người khác. Bệnh có thể ảnh hưởng đến cuộc sống nếu không được điều trị kịp thời...


.
Rối loạn nhân cách ái kỷ bao gồm hành vi kiêu ngạo, thiếu sự đồng cảm với mọi người và có nhu cầu nhận được mọi đề cao, ngưỡng mộ - thể hiện rõ trong công việc và những mối quan hệ.

Những người ái kỷ thường được mô tả là những người kiêu ngạo tự phụ, luôn xem mình là đứng đầu, trung tâm, lôi cuốn và luôn đòi hỏi. Những người ái kỷ có tính cách thất thường và luôn tin rằng mình xứng đáng được đối xử đặc biệt.

Những rối loạn nhân cách có liên quan gồm: chống đối xã hội, ranh giới, kịch tính. Tự kiêu là mức độ nhẹ hơn của rối loạn nhân cách ái kỷ. Tự kiêu có những biểu hiện như sự tự phụ, sự lôi cuốn, ích kỷ, thích kiểm soát, một tình yêu huyễn hoặc với bản thân trong gương.

Triệu chứng thường gặp

.
Bệnh ái kỷ thường xuất hiện ở nam giới nhiều hơn nữ giới và bắt đầu ở tuổi thiếu niên hoặc trưởng thành. Người bị bệnh ái kỷ thường có các triệu chứng: Phản ứng gay gắt khi nhận được những lời nhận xét hoặc cảm thấy tức giận, xấu hổ khi bị ai đó nhắc tới hoặc góp ý. Lợi dụng người khác để đạt được mục tiêu của mình. Thổi phồng tài năng và khả năng của mình. Phóng đại tầm quan trọng của bản thân. Luôn mong muốn mọi người chú ý và ngưỡng mộ mình. Phớt lờ hoặc không có sự đồng cảm với người khác. Hay ảo tưởng về sự thành công của bản thân và nhạy cảm quá mức với những thất bại của mình. Cùn mòn về cảm xúc với mọi người, thiếu kĩ năng đồng cảm. Ám ảnh về bản thân. Theo đuổi những mục đích ích kỷ.

Những người nhân cách ái kỷ thường có hình ảnh bản thân cao. Tuy nhiên, sự yêu mến bản thân này rất khác biệt. Những người có hình ảnh bản thân cao thường rất khiêm tốn, trong khi đó những người ái kỷ lại tự cao tự đại. Những nghiên cứu mới nhất đưa ra những bằng chứng cho rằng người ái kỷ có thể có cả sự an toàn hoặc phô trương cả bên trong lẫn bên ngoài. Nhìn bên ngoài có thể kết luận rằng nhân cách ái kỷ sẽ có khuynh hướng trở nên phòng vệ mỗi khi hình ảnh bản thân của họ bị đe dọa. Người ái kỷ cũng có thể rất hung hăng. Lối sống đôi lúc nguy hiểm, nhìn chung phản ánh nhu cầu tìm kiếm cảm xúc và xung năng (ví dụ: quan hệ tình dục phóng túng, chi tiêu táo bạo).


Mục đích sống của người bệnh là được người khác tán thưởng, tôn vinh phục sát đất
.
Đồng thời, người ái kỷ thường có vẻ ngoài rất lôi cuốn và thu hút ánh nhìn vậy nên họ có lợi thế trong lần gặp gỡ đầu tiên. Tuy vậy, về lâu dài thì người ái kỷ sẽ dần trở nên u phiền đặc biệt là về phương diện xã hội (khó khăn trong mối quan hệ lâu dài). Thông thường sự xuống dốc của người ái kỷ thường diễn ra trước tuổi 30.

Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân của bệnh ái kỷ chưa thật sự rõ ràng. Có nhiều nghiên cứu và giả thiết cho rằng gene di truyền học đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách ái kỷ (khoảng 50%). Nhưng ảnh hưởng của môi trường cũng làm nên nhân cách ái kỷ. Yếu tố văn hóa cũng có thể dẫn tới nhân cách ái kỷ (ví dụ như xem những vai diễn ái kỷ trên TV, môi trường thù địch và chiến tranh). Các vấn đề về tâm sinh lý cũng có thể là một nguyên nhân gây ra rối loạn nhân cách ái kỷ. Trường hợp bị ngược đãi, bỏ bê, nuông chiều và khen ngợi quá nhiều... cũng dễ dẫn đến ái kỷ.

Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc rối loạn nhân cách ái kỷ là: Bố mẹ đánh giá tầm quan trọng của con quá mức. Chỉ trích khi con sợ hãi và thất bại.

Cách chữa trị:

Gặp ngay bác sĩ tâm thần và làm thủ tục vào trại.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tâm lý tiểu nông

    11/07/2018Vương Trí NhànChỉ cần đứng ở các đầu ô, theo dõi sự giao lưu hàng hóa trên con đường nối Hà Nội với các tỉnh, người ta cũng sớm nhận ra thực chất các mối quan hệ giữa đô thị với các vùng nông thôn chung quanh trong thời điểm hiện nay...
  • Năng lượng vật lý và năng lượng tâm lý

    10/10/2017Quang DươngKhi đề cập vấn đề này, nhà tâm lý xã hội học Barbaba Dafoe Whitecheas đã ghi nhận: năng lượng vật lý và năng lượng tâm lý là hai dạng năng lượng thuộc hai phạm trù: vật chất và tinh thần. Chúng có quan hệ biện chứng và chuyển hóa lẫn nhau.
  • 8 ngộ nhận về tâm lý học

    07/08/2017Hải Ninh (theo Psycho số 13/2010)Aristotles (nhà triết học Hy Lạp cổ đại, 384-322 TCN) từng cho rằng, tình cảm có nguồn gốc từ trái tim, và phụ nữ kém thông minh hơn nam giới. Ngày nay, quan điểm phổ biến cho rằng, con người mới tận dụng 10% năng lực trí tuệ của mình và nghe nhạc Mozart từ trong bụng mẹ có thể giúp tất cả trẻ nhỏ đều trở thành thiên tài. Sự thật có đúng như vậy?
  • Học làm “cái đuôi”…của thần tượng

    27/01/2015Tiễn sĩ Tâm lý Huỳnh Văn SơnTrên thực tế vẫn có nhiều bạn trẻ quyết tâm theo đuổi con đường hoạt động nghệ thuật chân chính của mình nhưng không ít người lại quyết “ăn thua đủ” như một con thiêu thân lao vào hư danh nghệ thuật, nhưng vì sao như vậy?
  • Văn hóa thần tượng

    19/05/2007Quang DươngSống có thần tượng cũng là một nét văn hóa. Vấn đề là nét văn hóa đó cần được người hâm mộ tự thể hiện, kiểm soát và điều chỉnh...