'Autumn Leaves' - kiếp người như lá thu
Ca khúc của Ed Sheeran mang đến những suy tư sâu lắng về sự sống và cái chết...
Khi nói đến cái tên Autumn Leaves (Lá thu), khán giả có lẽ thân thuộc hơn với bài hát nổi tiếng ra đời năm 1945 tại Pháp do Joseph Kosma soạn nhạc, từng được dịch ra nhiều thứ tiếng và nhiều danh ca thế giới trình bày. Nó cũng có ít nhất năm phiên bản tiếng Việt do các nhạc sĩ Việt Nam đặt lời.
Năm 2011, Ed Sheeran ra mắt ca khúc cùng tên trong phiên bản đặc biệt của album đầu tay + (Dấu cộng). Nếu như những chiếc lá mùa thu của Joseph Kosma là chất xúc tác để tác giả nhớ về kỷ niệm mùa hè đầy ngọt ngào với người yêu cũ, Autumn Leaves của Ed Sheeran lại là một biểu tượng về sự tàn úa để anh nghĩ đến sự ngắn ngủi của đời người.
Clip Ed Sheeran hát "Autumn Leaves":
.
Another day, another life
Passes by just like mine
It's not complicated
Another mind, another soul
Another body to grow old
It's not complicated
Một ngày khác, một cuộc đời khác
Trôi qua hệt như của tôi
Đâu có gì khó hiểu
Một tâm tưởng khác, một linh hồn khác
Một thân thể khác trở nên già nua
Đâu có gì khó hiểu
Với những cụm diễn đạt như “cuộc đời trôi qua” và “thân thể già đi”, Autumn Leavesthể hiện suy tư của chàng ca sĩ. Con người chúng ta, có lẽ cũng chẳng khác mấy những chiếc lá cây. Đại văn hào O’Henry từng nhìn thấy điều này, khi cho nhân vật Johnsy trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng soi chiếu bản thân mình vào chiếc lá thường xuân ngoài cửa sổ. Nhưng sự mỏng manh của chiếc lá - hay ẩn dụ về kiếp người ấy - chỉ là cái cớ để O’Henry thể hiện triết lý “vượt lên số phận” của ông. Ông cho cụ già Behrman vẽ lên tường một chiếc lá bất tử để cứu Johnsy thoát khỏi lưỡi hái tử thần. Trong bài hát của Ed Sheeran, không có chiếc lá nào được vẽ ra như thế. Bài hát sử dụng cấu trúc “Một... khác” lặp đi lặp lại, như cách cảm thán trước lẽ thường của tự nhiên. Ngày này trôi qua, có ngày khác. Một cuộc đời mất đi, có cuộc đời khác. Tác giả hiểu rõ sinh - lão - bệnh - tử là điều khó chối bỏ.
Do you ever wonder if the stars shine out for you?
Float down, like autumn leaves
Hush now, close your eyes before the sleep
And you're miles away
And yesterday you were here with me
Người có bao giờ tự hỏi liệu những ngôi sao có tỏa sáng vì người?
Khẽ khàng đáp xuống, như những chiếc lá thu
Yên lặng, người nhắm mắt lại trước khi chìm vào giấc ngủ
Và ngườixa tôi hàng dặm dài
Mà hôm qua ngườicòn ở đây với tôi
Cùng hình ảnh chiếc lá lìa cành, cảm giác về cái chết trong bài hát trở nên khá rõ. Lá thu từng nhiều lần gắn với cái chết trong các tác phẩm âm nhạc, thi ca. Văn Cao từng thấy cuộc tình “như mùa thu chết rơi theo lá vàng” (Buồn tàn thu). Trịnh Công Sơn từng nghe “tháng ngày chết trong thu vàng” (Nhìn những mùa thu đi). Taylor Swift cho rằng vẻ đẹp của mùa thu là vẻ đẹp trước cái chết: “Như màu sắc của mùa thu, thật rực rỡ ngay trước khi chúng mất hết” (Red). Trong tiếng Anh, từ “autumnal” vừa để chỉ những thứ liên quan mùa thu, vừa dùng để miêu tả con người ở “quá nửa cuộc đời”, thuộc giai đoạn thứ ba trước giai đoạn cuối cùng là mùa đông. Câu ví von về lá thu của Ed Sheeran thậm chí đi kèm cụm từ "yên lặng nhắm mắt" nên càng tô đậm nét nghĩa về cái chết. Hình ảnh chiếc lá chạm đến mặt đất cũng là một mô phỏng đầy thi ca về sự “trở về với đất” của con người.
.
Another tear, another cry
Another place for us to die
It's not complicated
Another life that's gone to waste
Another light lost from your face
It's complicated
Một giọt lệ khác, một tiếng khóc khác
Một chốn khác để chúng ta chết đi
Đâu có gì khó hiểu
Một cuộc đời khác hóa thành uổng phí
Một ánh sáng khác tắt ngấm nơi khuôn mặt người
Điều đó thật khó hiểu
Cấu trúc “Một... khác” lại được lặp lại, nhưng trở nên mãnh liệt và cay đắng hơn. Trong cùng một đoạn nhưng nửa sau lại bồi cảm xúc lên gấp đôi nửa trước. Và tác giả không còn giữ được đôi mắt bình tĩnh để nhận xét sự đời “đâu có gì khó hiểu” nữa. Anh cảm thấy đau đớn và bất công trước sự tàn nhẫn của số phận dành cho con người. Anh không chấp nhận cái chết của người bạn là một quy luật bình thường của cuộc sống: “Điều đó thật khó hiểu”.
Ca sĩ Ed Sheeran.
.
Is it that it's over or do birds still sing for you?
Float down, like autumn leaves
Hush now, close your eyes before the sleep
And you're miles away
And yesterday you were here with me
Là tất cả đã kết thúc hay những chú chim vẫn hót vì người?
Khẽ khàng đáp xuống, như những chiếc lá thu
Yên lặng, người nhắm mắt lại trước khi chìm vào giấc ngủ
Và ngườixa tôi hàng dặm dài
Mà hôm qua người còn ở đây với tôi
Cảm giác đau đớn được đẩy lên ở đoạn trước đã dịu xuống trong một băn khoăn về sự tồn tại của con người sau cái chết. Tiếng chim hót (âm thanh) kết hợp với ánh sao sáng (hình ảnh) ở trên trở thành một thể hoàn chỉnh và đẹp đẽ. Tác giả cảm thấy người bạn đã mất vẫn hiện diện bên mình, từ khi anh tỉnh dậy đến lúc anh đi ngủ, từ bình minh cho đến đêm tối. Nỗi nhớ dường như không lúc nào nguôi ngoai, và đến khi không thể chịu đựng được nữa, nó bật ra thành tiếng:
Ooh how I miss you
My symphony played the song that carried you out
Ooh how I miss you
I miss you and I wish you'd stay
Ôi tôi nhớ người đến nhường nào
Bài ca của tôi tiễn đưa người ra đi
Ôi tôi nhớ người đến nhường nào
Tôi nhớ người và nguyện cầu người ở lại
Anh ta đau đớn với nỗi nhớ nhung và mong ước về những điều không thể. Nhưng rồi anh ta cũng dần chấp nhận, với việc bài hát quay về lời một và lặp lại hai lần về hình ảnh những ngôi sao đêm. Anh ta tự an ủi chính mình rằng những điều dịu dàng và đẹp đẽ vẫn luôn tồn tại, kể cả khi nó nhắc nhở về cái chết:
Người có bao giờ tự hỏi liệu những ngôi sao có tỏa sáng vì người?
Khẽ khàng đáp xuống, như những chiếc lá thu
Yên lặng, người nhắm mắt lại trước khi chìm vào giấc ngủ
Và ngườixa tôi hàng dặm dài
Mà hôm qua ngườicòn ở đây với tôi
Cuối cùng, anh ta kết luận bằng một ẩn dụ về chuyến bay hạ cánh nơi thiên đường:
Touch down
Like a seven four seven
We'll stay out and we'll live forever now...
Hạ cánh
Như phi cơ 747
Chúng ta sẽ ở đó và giờ chúng ta sẽ sống mãi...
Có lẽ sự băn khoăn về cuộc sống sau cái chết của tác giả đã được lý giải, khi đến lượt anh ra đi. Anh đến thiên đường trong một chuyến bay, và ở đó anh gặp lại người bạn của mình. Hoặc đó cũng chỉ là tưởng tượng của anh. Nhưng quan trọng, anh đã hiểu được: Chết không phải là hết, nói như nhà văn nổi tiếng người Anh - Terry Pratchett: "Một người sẽ không chết khi anh ta vẫn còn được gọi tên".
Autumn Leaveslà sản phẩm do Ed Sheeran cộng tác với người cộng sự thân thiết Jake Gosling. Trong phần miêu tả video trên Youtube, Gosling nói rằng bài hát này dành tặng cho người bạn mang tên Hans-Peter Gebhard qua đời năm 2008, khi ông 84 tuổi. Sức mạnh của bài hát nằm ở sự dung dị, với giọng ca thủ thỉ của Ed Sheeran kết hợp tiếng guitar do chính anh đệm, thiếu vắng những yếu tố hòa âm phức tạp mà Ed Sheeran ưa sử dụng trong những sản phẩm âm nhạc khác. Cấu trúc cùng ca từ đơn giản nhưng ám ảnh, đưa nó vượt ra khỏi câu chuyện cá nhân của tác giả để vang vọng trong lòng bất cứ ai về một nỗi buồn chung. Đó là nỗi buồn trước sự vô thường của kiếp người, mà ta không thể không cảm thấy mỗi dịp mùa thu trút lá.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Tôi sợ nhất là cái "văn hoá" phi văn hoá, phản văn hoá
29/04/2018Phan Thắng (thực hiện)Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015