50 cuốn sách kinh điển về sự thành công
"Trong cuộc sống, bên cạnh những trải nghiệm từ trường đời, sách luôn là một người bạn tốt, sẵn lòng cho chúng ta những bài học quý giá và sâu sắc. Để biên soạn được cuốn sách về những chỉ dẫn vượt lên chính mình và thành công, Tom Butler-Bowdon đã bỏ ra 6 năm để nghiên cứu, đọc và phân tích hàng trăm tác phẩm.
Với những thông tin chọn lọc, mang tính văn học, cùng với những bình luận sắc sảo, cuốn sách đã cung cấp cho bạn đọc những bài học kinh điển rất thú vị về con đường dẫn đến thành công trên các phương diện: nhà lãnh đạo, những con đường tài chính và tinh thần dẫn đến sự thịnh vượng, sức mạnh tinh thần, bí mật thành công trong cuộc sống và công việc.
Tom Butler- Bowdon hiện được xem là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực phát triển cá nhân. Cuốn sách của ông được xem là những chỉ dẫn tường tận về lĩnh vực “văn học của những khả năng”. Cuốn sách từng được giải thưởng Benjamin Franklin và giải thưởng sách năm 2004 do Forewort Magazin bình chọn.
Tập trung vào vấn đề tìm kiếm hạnh phúc thực sự và tìm kiếm một cách có mục đích, cuốn sách viết về những thành công đích thực hay còn gọi là thành công có ý nghĩa của những con người thật trong cuộc sống, phân biệt giữa sự thôi thúc đạt thành tích chỉ vì mục đích thắng thua với mong muốn đạt được thành công lâu bền có ý nghĩa làm phong phú cuộc sống của bạn và của người khác. Đọc sách, bạn sẽ khám phá nhiều thông tin thú vị, về những nguyên tắc chung cũng như những đặc điểm chung nhất của những người thành công:
Sự lạc quan: Những người lạc quan thường có khuynh hướng thành công đơn giản không chỉ vì họ tin rằng mọi việc sẽ trở nên tốt đẹp mà bởi vì việc tin vào sự thành công khiến họ nỗ lực hơn. Nếu ít hy vọng, bạn thậm chí còn không có động lực để làm.
Một mục tiêu hay có tầm nhìn rõ ràng: Thành công đòi hỏi một sự tập trung cố gắng. Phần lớn mọi người phân tán năng lượng của họ cho quá nhiều việc và do đó không thành công trong bất cứ việc gì.
Nhiệt huyết làm việc: Người thành công sẵn lòng dấn thân vào những công việc vất vả vì một điều gì đó thật kỳ lạ. Khi phải thực hiện một công việc khó khăn, bạn có cơ hội hiểu thêm về bản thân mình, điều mà sự nhàn rỗi sẽ không bao giờ giúp bạn khám phá.
Sự kỷ luật: Thành công lâu dài được xây dựng trên tính kỷ luật, sự ý thức mà bạn phải tự đặt ra cho chính mình và tuân thủ. Những người đạt thành tích luôn biết rằng nếu vũ trụ được cấu tạo bởi phân tử thì sự thành công được xây dựng từ từng chút một…
Một trí óc toàn diện: Người thành công có một mối quan hệ tốt với phần vô thức hay tiềm thức của họ. Họ tin vào trực giác của mình và bởi vì trực giác thường đúng do đó họ thường gặp may hơn người khác. Khi họ tin tưởng làm một điều gì đó, phần vô thức sẽ giải quyết vần đề và đưa ra các giải pháp.
Đọc nhiều: Nhìn vào những thói quen của người thành công bạn sẽ thấy họ là những người đọc nhiều. Nếu bạn có thể đọc về thành công của những người bạn ngưỡng mộ, bạn sẽ nâng cao tầm nhìn của chính mình.
Chấp nhận rủi ro: Rủi ro càng cao thì thành công càng lớn. Không vào hang sao bắt được hùm. Hãy là người hành động.
Nhận thức sức mạnh của sự kỳ vọng: Người thành công thường hy vọng vào điều tốt đẹp nhất. Và họ thường đạt được điều đó vì sự kỳ vọng sẽ có cách giúp bạn tìm được hình thức vật chất tương đương của nó.
Sự tinh thông: Những người tài giỏi thường biến mọi tình huống trở nên có lợi cho họ. Họ là “người làm chủ tư tưởng, là thuyền trưởng lèo lái số phận của chính mình”.
Sự trọn vẹn: Thành công không có ý nghĩa nếu chúng ta không thành công trong việc làm một con người. Khả năng yêu thương, biết lắng nghe và biết học hỏi đều vô cùng cần thiết cho hạnh phúc của chính mình.
Sách của NXB Trẻ, bản quyền tiếng Việt thuộc Công ty Văn hóa Gia Vũ và Công ty Văn hóa Tin Văn.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan Đăng