25 câu nói của Ayn Rand – một trong những triết gia hàng đầu của chủ nghĩa tự do

11:27 CH @ Thứ Năm - 15 Tháng Chín, 2016

Ayn Rand là một trong những triết gia tiêu biểu nhất của chủ nghĩa tự do, cho dù bà ta không bao giờ chấp nhận ngôn từ đó. Triết lý của bà đã là cảm hứng có các thế hệ doanh nhân và lãnh đạo trong thế kỷ 20 trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh. Bà tin vào sự tự do tuyệt đối cho con người và xem chính phủ là một thứ ma quái. Kho tàng văn học của bà quá lớn để có thể tóm tắt lại. Nhưng xin mời đọc giả đọc 25 danh ngôn của bà để hiểu được một phần về bà cũng như những giá trị bà bảo vệ. Đọc giả nếu muốn đọc thêm những tác phẩm của Ayn Rand có thể bắt đầu với cuốn Suối Nguồn (The Foundtainhead)và Atlas Shrugged, hai tác phẩm tiêu biểu nhất của bà.


Ayn Rand (1905-1982) là một nhà tiểu thuyết và triết gia quốc tịch Mỹ sinh tại Nga.

.

  1. Chính phủ là sự đe dọa nguy hiểm nhất đối với quyền con người; nó giữ quyền lợi độc quyền về việc sử dụng bạo lực đối với những nạn nhân (nhân dân).
  2. Hãy tự hỏi bản thân bạn rằng giấc mơ của thiên đường và sự vĩ đại có nên chờ đợi chúng ta ở dưới đáy mộ – hay nó có thể thuộc về chúng ta ở đây và ngay bây giờ trên trái đất này.
  3. Văn minh là sự tiến triển hướng đến một xã hội của sự riêng tư. Sự tồn tại của loài người hoang dại bấy lâu nay đều xảy ra trong sự công khai, điều hành bởi luật lệ của bộ lạc. Văn minh là quá trình giải cứu con người khỏi con người.
  4. Đừng bao giờ nói rằng sự khát khao làm việc tốt bằng sự ép buộc là một động lực cao cả. Sự tham muốn quyền lực và sự ngu dốt đều không phải là động lực cao cả.
  5. Từ những thứ nhỏ nhất cho đến những giá trị tôn giáo cao cả nhất, từ cái bánh xe cho tới tòa nhà chọc trời, tất cả mọi thứ chúng ta đang có đến từ một hành động của con người – chức năng của tâm trí lý luận của anh ta.
  6. Chính phủ giúp doanh nghiệp cũng thảm họa như khi chính phủ kết tội ai đó. Cách duy nhất để chính phủ trở thành một dịch vụ cho sự thịnh vượng quốc gia là đừng xen tay vào.
  7. Tôi thề, bởi cuộc sống của tôi và tình yêu của tôi cho nó, rằng tôi sẽ không bao giờ sống vì một người khác, và cũng không hỏi một người khác sống vì tôi.
  8. Quyền lợi cá nhân không phải là một thứ của các lá phiếu bầu cử; đa số không có quyền gì để lấy đi quyền lợi của thiểu số; chức năng chính trị của quyền lợi là để bảo vệ thiểu số từ sự đàn áp của đa số. Thiểu số nhỏ nhất trên trái đất chính là ‘mỗi cá nhân’.
  9. Nơi nào có sự hy sinh, nơi đó có người nào đó thu thập thành quả của những hy sinh đó. Nơi nào có sự phục vụ, nơi đó có người nào đó được phục vụ. Người nào nói với bạn về sự hy sinh là đang nói về người nô lệ và chủ nô lệ, và muốn trở thành người chủ nô lệ.
  10. Tính đặc trưng của con người là, khi các con thú tìm cách tồn tại bằng hòa mình vào môi trường xung quanh, con người tồn tại bằng cách thay đổi môi trường xung quanh theo ý mình.
  11. Tiền bạc cái thước đó sự cao thượng của một xã hội.
  12. Chỉ có người nào không cần, mới đủ khả năng nhận tài sản thừa kế, đó là người có thể làm ra của cải cho dù anh bắt đầu ở bất cứ nơi đâu.
  13. Con người tự đặt ra câu hỏi vì họ quá sợ hãi để nhìn thẳng. Bạn chỉ cần nhìn thẳng là thấy con đường, và khi bạn thấy nó, đừng ngồi đó mà nhìn – hãy bước đi.
  14. Lý luận không phải tự động. Những ai bác bỏ lý luận không thể nào được nó chính phục. Đừng mong chờ gì từ họ. Hãy để họ yên.
  15. Hãy bỏ chạy từ những người nào nói với bạn rằng tiền bạc là tội lỗi. Đó là dấu hiệu của một người ăn cắp đang dần hiện mặt.
  16. Người nào cho phép một người lãnh đạo chỉ hướng cho anh ta là một thứ tàn trụi đang được kéo đến bãi hoang.
  17. Quyền lực duy nhất bất cứ một chính phủ nào có được là quyền lực để săn lùng tội phạm. Khi không có đủ tội phạm, chính phủ làm ra tội phạm. Họ tuyên bố quá nhiều thứ thành phạm pháp đến mức con người không thể nào sống mà không cần vi phạm luật lệ.
  18. Mục đích của đạo đức là để dạy bạn, không phải để chịu đựng và chết, mà để bạn tận hưởng và sống.
  19. Câu hỏi ở đây không phải là ai sẽ cho phép tôi làm, mà là ai sẽ ngưng tôi làm.
  20. Vấn đề gì cũng có hai mặt: một mặt là đúng và mặt kia là sai, nhưng ở giữa luôn là tội lỗi.
  21. Có một cấp độ của sự hèn hạ thấp hơn những kẻ thích nghi: những kẻ thích nghi theo trào lưu.
  22. Chúng ta đang nhanh chóng tiến đến giai đoạn tối cao của sự đảo ngược: giai đoạn khi chính phủ được tự do để làm bất cứ điều gì họ muốn, trong khi công dân chỉ có thể hành động với sự cho phép của chính phủ; đó là giai đoạn đen tối nhất trong lịch sử nhân loại, giai đoạn của sự cai trị bởi quyền lực.
  23. Khi tôi chết, tôi hy vọng sẽ được đi Thiên Đường, mặc dù đó là một Địa Ngục nào đó.
  24. Sự thịnh vượng là sản phẩm của tư duy con người.
  25. Loại người vô nghĩa nhất là những người không có mục đích sống.
Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sống thứ sinh: Nguồn gốc sự bất hạnh của con người

    04/06/2018Trích đoạn sau nằm trong tiểu thuyết Suối nguồn (The Fountainhead) của Ayn Rand, ở đó bà khắc hoạ chân dung, cuộc đấu tranh, và chiến thắng của những con người thực sự - người chỉ công nhận năng lực tư duy độc lập như động lực duy nhất cho hành vi cá nhân – với xã hội những người sống dựa vào ánh sáng của người khác...
  • Vị nhân sinh đúng hay sai?

    04/10/2016Đỗ Kiên CườngXin mọi người đọc thuật kỹ và thật bình tâm, đặt một ấm nước, lúc đọc xong là lúc nước sôi, pha bình trà, uống và ngẫm nghĩ về người Mỹ, về quan điểm đạo đức xem nó ra răng...
  • Ý nghĩa của tiền bạc

    20/09/2016Minh Huệ & AlphabooksTrong tiểu thuyết Atlas Shrugged xuất bản năm 1957 với đề tài là "vai trò của trí tuệ trong sự tồn tại của con người", Ayn Rand đã đưa ra những khái niệm mới mẻ về giá trị của tiền bạc. Rằng ham mê tiền bạc không phải là nguồn gốc của mọi tội lỗi. "Sự ham mê tiền bạc tức là nhận thức được rằng tiền được làm ra nhờ năng lực của con người và là phương tiện để đổi lấy những gì xứng đáng nhất"...
  • Suối Nguồn (The Fountainhead)

    20/03/2016Nói về cuốn sách "Suối Nguồn" (The Fountainhead) của tác giả Ayn Rand, 1 bạn đọc đã nhận xét "Đây là cuốn sách rất đáng đọc. Không có nhiều nhân vật, không quá nhiều tình tiết, không có sự cầu kỳ văn vẻ nhưng thực sự rất lôi cuốn. Làm con cừu giữa đàn hay là người tự do cô độc..."
  • Quyền con người

    10/12/2010Ayn Rand“Quyền” là một khái niệm đạo đức; là khái niệm tạo sự dịch chuyển logic từ các nguyên tắc hướng dẫn hành động của cá nhân tới các nguyên tắc hướng dẫn quan hệ của anh ta với những người khác; là khái niệm duy trì và bảo vệ đạo đức cá nhân trong xã hội; là mối liên kết giữa quy tắc đạo đức của một cá nhân và quy tắc pháp lý của một xã hội, mối liên kết giữa đạo đức và chính trị. Quyền cá nhân là phương tiện để đặt xã hội xuống dưới luật đạo đức...
  • Đọc sách Suối Nguồn

    19/12/2007Hoàng Hải Vân"Đây là cuốn sách đứng đầu bảng xếp hạng những tiểu thuyết hay nhất thế kỷ 20 do Báo New York Time công bố theo bình chọn của độc giả", một biên tập viên Nhà xuất bản Trẻ giới thiệu khi chuyển cho tôi xem bản dịch tiểu thuyết Suối Nguồn (Fountainhead) trước khi nó được in....
  • xem toàn bộ