Nam được hình thành trên nền tảng truyền thống dân tộc và văn hóa Việt Nam.
"/>Nam được hình thành trên nền tảng truyền thống dân tộc và văn hóa Việt Nam.
"/>

Ý chí Việt Nam

02:26 CH @ Thứ Hai - 26 Tháng Hai, 2007

Sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều sau dòng lịch sử ấy chính là tính cách Việt Nam, ý chí Việt Nam được hình thành trên nền tảng truyền thống dân tộc và văn hóa Việt Nam.

Ngợi ca TổQuốc, nhà thơ Nguyễn Đình Thi viết: “Nước Việt Nam từ trong máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”. Bên trời Tây, một nhà sử học quả quyết: “Nước Việt Nam đột nhiên vọt ra từ bóng tối vào cuối chiến tranh thế giới thứ hai…” (Phillip Deviller, Đại bách khoa thư Encyclopedia Univerrsalis).

Không rõ ai mượn ý của ai, hay chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa các trí tuệ. Nếu nhà thơ dùng hình tượng văn học, thì nhà sử học viện dân thư tịch để minh chứng nhận định của mình. Theo giáo sư Phillipe Devillerrs, giảng dạy tại Học viện Nghiên cứu Chính trị Paris, thì trước năm 1948, hai tiếng Việt Nam chư hề có mặt trong bất kỳ bộ bách khoa thư nào xuất bản ở phương Tây. Trừ một lần, đại từ điển thế giới Larousse năm 1873 có nhắc thoáng qua hai từ Việt Nam nhưng lại đặt nó trong dấu ngoặc, hàm ý để làm sáng tỏ một từ khác.

Cách mạng Tháng Tám 1945 mở ra kỷ nguyên mới không chỉ cho dân tộc ta. Không phải ngẫu nhiên mà hai từ Việt Nam cùng lúc xuất hiện khá dày và liên tục ở nhiều bộ bách khoa thư xuất bản từ năm 1948 trở về sau, có nghĩa là sau ngày kháng chiến toàn quốc bùng nổ, khi chúng ta đã giành được những chiến công đầu vào những năm 1946 – 1947. Tuy nhiên, chiến tranh lại kéo dài quá lâu, quá ác liệt, không chỉ có một mà mấy cuộc chiến tranh liền, đến nỗi ở nước ngoài có thời nói đến Việt Nam, người ta chỉ nghĩ đến chiến tranh. Và cũng bởi cuộc chiến ấy, Và cũng bởi cuộc chiến dài lâu nhất và không cân sức nhất thế kỷ 20, ngày nay vẫn còn đậm nét trong ký ức, bách khoa thư nhắc nhở độc giả của mình “chớ nên quên rằng, với tư cách quốc gia, Việt Nam ra đời sớm hơn các vương triều Pháp, Anh hoặc Tây Ban Nha, vì vậy (người phương Tây chúng ta) không thể hiểu đầy đủ về nước Việt Nam ngày nay nếu không xem xét mọi vấn đề trên tổng thể lịch sử của nước ấy".

Lịch sử dân tộc hiện diện thường trực trong mọi hoạt động ở Việt Nam. Lịch sử đang tác động mạnh mẽ đến hiện tại và tương lai đất nước này. Sách viết: "Nhờ khảo cổ học, nhân dân Việt Nam ngày nay hiểu những truyền thuyết (nói về nòi giống tổ tiên mình) là xác thực; họ hiểu ngay từ buổi bình minh của lịch sử, tổ tiên họ đã có mặt ở đồng bằng và đồi núi phía Bắc, nơi những người thợ thủ công làm nên trống đồng Đông Sơn".Một điều làm thế giới chưa hết ngạc nhiên là làm sao trải qua ngàn năm bị Bắc thuộc, người Việt Nam có đủ nội lực cưỡng lại và sống còn trước chủ trương đồng hóa mạnh mẽ của quốc gia thống trị hùng mạnh hơn mình nhiều lần, cho dù không ai phủ nhận qua thời gian bị thống trị, người Việt cũng có hấp thụ được khá nhiều điều hay ho, bổ ích từ văn hóa ngoại lai. Hơn thế, một khi vừa giành lại được tự do, người Việt Nam đã biết vận dụng luôn những kiến văn học được trong những tháng năm dài bị áp bức để chiến đấu thắng lợi, để đầy lùi các cuộc tiến công mới của các vương triều có ảo tưởng dựa vào sức mạnh vượt trội về quân sự, họ có thể áp đặt lần nữa ách thống trị dài lâu lên đầu người Việt. Rồi, trải qua sáu thế kỷ nữa (tính từ sau Bắc thuộc), với lao động miệt mài, người Việt Nam đã cải tạo những cánh rừng ngập nước, những đồng lầy mênh mông thành ruộng lúa, mở rộng gấp ba diện tích đất nước. Cảnh vật tự nhiên và khí hậu Việt Nam cho dù mỗi nơi một khác, song đến bất kỳ đâu người Việt đều mang theo văn minh lúa nước; ngày nay đi đến đâu người ta cũng vẫn nhìn thấy đất ấy, nước ấy, thấy cây lúa ấy phát triển sinh sôi, vẫn nhận rõ kỳ công của những người lao động Việt Nam. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều sâu dòng lịch sử ấy chính là tính cách Việt Nam, ý chí Việt Nam được hình thành trên nền tảng truyền thống dân tộc và văn hóa Việt Nam.

Lịch sử là cội nguồn mang lại niềm tin cho người Việt. Thế giới vẫn trầm trồ về một thực tế nữa, là từ đói nghèo và dù mới rũ khỏi ách áp bức, dân tộc Việt Nam đã đánh thắng mấy cường quốc liền, đưa nước mình trở thành quốc gia đầu tiên trong số những quốc gia bị chia cắt giả tạo từ chiến tranh thế giới thứ hai, khôi phục thống nhất giang sơn và bắt tay vào công cuộc đổi mới. Việt Nam ngày nay là một trong ào nền kinh tế chuyển đổi có sức hấp dẫn mạnh mẽ các nhà đầu tư. Sân chơi WTO mở ra cơ hội lớn cho chúng ta tham gia cuộc ganh đua toàn cầu với bộ luật chơi về cơ bản ngang bằng, cho dù khách quan vẫn có không ít thế lực cố tình dựng lên vật cản, tạo thêm thách thức. Chìa khóa để giành phần được trong cuộc ganh đua này rốt cuộc vẫn là sợi chỉ đỏ đã xuyên suốt lịch sử mấy ngàn năm của nước ta. Đó là ý chí Việt Nam, tính cách Việt Nam!

Dân tộc Việt Nam là một dân tộc trẻ. Nhưng đừng nghĩ rằng lớp người Việt trẻ ra đời sau chiến tranh rồi đây sẽ quên đi quá khứ hào hùng của đất nước.Chừng nào những mỹ tục như uống nước nhớ nguồn, tôn vinh dòng giống, tưởng niệm tổ tiên vẫn tồn tại trong gia đình, trong cộng đồng Việt, thì các thế hệ người Việt Nam cho dù sống ở chân trời nào cũng vẫn không quên quá khứ, không quên gốc gác, vẫn tự hào về lịch sử của mình. Cái gì đang thôi thúc thiếu niên từ Nam đến Bắc vượt qua khó khăn, miệt mài học tập nhằm đạt tới đỉnh cao khoa học? Cái gì đang thôi thúc các em học sinh gốc Việt sinh ra và lớn lên ở nước ngoài gắng sức, để rất nhiều em đạt điểm ưu trong học tập tại các quốc gia đa chủng tộc ở châu Mỹ, châu Âu, châu Úc? Chẳng phải đó là ý chí Việt Nam, tính cách Việt Nam hay sao !

Vấn đề đặt ra là, ý chí và tính cách dân tộc khởi nguồn từ truyền thống, lịch sử, từ chiều sâu văn hóa, nhưng ý chí và tính cách ấy không phải nhất sinh bất biến, vĩnh viễn tồn tại nguyên xi. Nó cần được thường xuyên bói đắp bằng một nền giáo dục đúng hướng có chất lượng cao. Nền giáo dục ấy tạo điều kiện để thanh niên Việt Nam vươn lên chiếm lĩnh những đỉnh cao về khoa học, công nghệ, đồng thời bồi dưỡng nơi họ nhân cách mà tinh túy là hướng về nguồn cội, gìn giữ và phát huy quốc hồn, quốc túy. Vấn đề cực lớn này, cả dân tộc ta chứ không riêng ngành giáo dục phải cùng chung sức giải quyết.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc: