Vấn đề tội phạm xét xử từ lý luận về ý thức xã hội

02:37 CH @ Thứ Tư - 09 Tháng Năm, 2007

Tội phạm là một hiện tượng xã hội mang tính chất hình sự - pháp lý, có nguồn gốc và nguyên nhân từ xã hội. Mặt khác, tội phạm là một phạm trù lịch sử, nó gắn liền với Nhà nước và giai cấp. Khái niệm tội phạm cũng luôn vận động và biến đổi cùng với những vận động của xã hội. Nghiên cứu hành vi tội phạm là nghiên cứu những hành vi mang tính cá biệt, phản xã hội của con người. Người ta có thể tiếp cận vấn đề tội phạm từ nhiều góc độ khác nhau của các ngành khoa học khác nhau. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin đế cập đến vấn đề tội phạm từ góc độ lý luận về ý thức xã hội, nhằm làm rõ thêm sự tác động của ý thức xã hội đối với một hiện tượng xã hội cá biệt - hiện tượng tội phạm.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, ý thức xã hội thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần của xã hội. Nó bao gồm tư tưởng, tình cảm, tâm trạng, truyền thống… phán ánh tồn tại xã hội trong nhưng giai đoạn phát triển lịch sử xã hội nhất định. Ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội quyết định, nhưng ý thức xã hội không phụ chuộc vào tồn tại xã hội một cách thụ động, mà nó còn giữ vai trò tác động trở lại đối với tồn tại xã hội. Sự tác động trở lại của ý thức xã hội không chỉ được biểu hiện ở tính độc lập tương đối của nó đối vớitồn tại xã hội, mà nó còn được thể hiện ở chức năng đặc thù của nónhư một nhân tố sáng tạo tích cực của con người ra đời sống xã hội của chính mình.

Ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội, do đó, khi tồn tại xã hội thay đổi thì ý thức xã hội sớm muộn cũng thay đổi theo. C.Mác đã chỉ rõ: "Không phải ý thức con người quyết định tồn tại của họ, trái lại, chính tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ". Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội nên nó thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội. Sự lạc hậu của ý thức xã hội thường xảy ra khi ý thức xã hội không phản ánh kịp sự phát triển của đời sống xã hội.

Tuy nhiên, ý thức xã hội còn có chức năng sáng tạo tích cực đối với tồn tại xã hội. Chức năng sáng tạo được thể hiện ở sự tác động tích cực trở lại đối vớitồn tại xã hội và khả năng vượt trước của ý thức xã hội. Những tư tưởng khoa học, tiến bộ mang tính vạch thời đại sẽ có tác đụng chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người, vì nó đi sâu phát hiện ra những quy luật khách quan của hiện thực.

Trong lịch sử tư tưởng đã có nhiều cách lý giải khác nhau về hành vi và hoạt độngcủa con người. Việc giải thích hành vi của con người nhìn từ góc độ sinh học thuần tuý tuy chống lại chủ nghĩa duy tâm nhưng lại bộc lộ những mặt hạn chế nhất định. Hạn chế đó là ở chỗ, nó đã không thấy được sự khác biệt về chất giữa con người với loài vật. Chủ nghĩa Mác - Lênin đã xuất phát từ điều kiện tốn tại vật chất cụ thể của con người để lý giải hành vi của con người. Điều đó có nghĩa là cần phải xuất phát từ con người thực tiễn, con người hiện thực để lý giải hành vi của con người. Bởivì, con người không chỉ là động vật chính trị mà còn là một động vật có tính xã hội với tất cả nội dung văn hoá - lịch sử của nó.

Là thực thể sinh học, con người cần có những nhu cầu bản năng tối thiểu để duy trì đời sống cá thể và sự tồn tại của giống nòi. Là thực thể xã hội, con người còn có hệ thống các nhu cầu để tồn tại và phát triển không ngừng.

Nhu cầu là những đòi hỏi cần có của con người, của từng cá nhân, của một nhóm người hay của toàn xã hội, giúp cho con người tồn tại và phát triển không ngừng. Nhu cầu là kết quả của sự tác động qua lại giữa hoàn cảnh bên ngoài với trạng thái riêng của chủ thể. Nhu cầu sau khi nảy sinh sẽ trở thành động lực thúc đẩy con người hành động nhằm tìm phương tiện thoả mãn nhu cầu Cái thoả mãn nhu cầu, đối với chủ thể hành động chính là lợi ích. Lợi ích là khâu trực tiếp hình thành nên động cơ tư tưởng thúc đẩy con người hành động.

Nhu cầu càng lớn thì sự hấp dẫn của chủ thể đối với lợi ích càng lớn, do đó, động cơ tư tưởng thúc đẩy hành động của con người càng mạnh mẽ.Điều này rất đúng với nhận xét của T.J.Dunning mà C.Mác đã dẫn lại trong "Tư bản": "Với một lợi nhuận thích đáng thì tư bản trở nên can đảm. Được đảm bảo 10% lợi nhuận thì người ta có thể dùng tư bản vào đâu cũng được, được 20% thì nó hoạt bát hẳn lên, được 50% thì nó trở nên thật sự táo bạo, được 100% thì nó chà đạp lên mọi luật lệ của loài người, được 800% thì không còn tội ác nào là nó không dám phạm, dù có nguy cơ bị treo cổ”. Nhận xét trên đây không chỉ đúng với động cơ hành động của nhà tư bản mà cồn đúng cả với động cơ hành động của con người nói chung. C.Mác cũng đã nhận xét:"Tất cả cái gì mà con người đấu tranh để giành lấy, đều dính liền với lợi ích của họ".

Sự kích thích mạnh mẽ của lợi ích có thể thúc đẩy hành động của con người theo những chiều hướng khác nhau. Theo chiều hướng tích cực, con người sẽ có những suy nghĩ, sáng kiến và hành động tích cực góp phần thúc đẩy sự tiến bộ chung của toàn xã hội. Theo chiều ngược lại, con người có thể hành động bất chấp luật lệ,chà đạp lên đạo lý phá vỡ mọi chuẩn mực xã hội và tìm mọi mưu mô, mánh khoé để đoạt lấy lợi ích cho bản thân mình. Những kẻ có hành vi phạm tội biết chắc chắn rằng hành vi của mình là vi phạm pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội, chà đạp lên lợi ích của người khác, khi bị phát hiện chắc chắn sẽ chịu những hình phạt thích đáng của pháp luật, nhưng tiếng gọi của lợi ích lại có sức hấp dẫn lớn hơn những nguy hiểm đang chờ đợi chúng.

Lợi ích là khâu trung gian chuyển hoá những tác động của hoàn cảnh bên ngoài thành động cơ tư tưởng bên trong thúc đẩy con người hành động. Trong các loại lợi ích, lợi ích kinh tế là loại lợi ích có tác dụng quyết định nhất. Tất cả các lợi ích sẽ thúc đẩy và quyết định động cơ hành động của con người. Đến lượt nó, những hoạt động của con người vì lợi ích của mình sẽ tạo nên hoạt động vô cùng phong phú của xã hội.

Con người là một sinh vật xã hội, mỗi con người chỉ tồn tại và phát triển vời tư cách là con người trong mối quan hệ chặt chẽ với xã hội. Chính các hoạt động.xã hội đó đã hình thành nên ý thức xã hội. Ý thức xã hội được hình thành và phát triển thông qua ý thức cá nhân. Mặt khác, ý thức cá nhân rất đa dạng, phong phú và luôn mang những nội dung nhất định của ý thức xã hội. Sự phong phú, đa dạng đó là do điều kiện sống, hoàn cảnh gia đình, môi trường giáo dục, quan hệ xã hội, trình độ học vấn cùng những may mắn, rủi ro trên đường đời của từng cá nhân quy định. Ảnh hưởng của ý thức xã hội đối với ý thức cá nhân hoàn toàn không giống nhau. Mỗi cá nhân lĩnh hội, tiếp thu ý thức xã hội theo những cách thức khác nhau, ở những mức độ khác nhau và do đó, tạo động lực cho hành động cũng khác nhau. Sự vận động và phát triển khác nhau đó đã làm cho xã hội phát triển đa dạng, muôn hình muôn vẻ hình thành nên người tết, trung thực và kẻ xấu xa, gian dối…

Trong hoạt động của con người thì vấn đề môi trường tâm lý - xã hội cũng là một động lực thúc đẩy hành động của con người. Môi trường tâm lý - xã hội đều xuất phát từ các điều kiện kinh tế - xã hội, nhưng nó lại được hình thành từ các yếu tố tâm lý - xã hội như tâm trạng xã hội, tình cảm, phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá, đạo đức… Môi trường tâm lý - xã hội có tác động tích cực đến hoạt động của con người khi nó tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc phát huy tính tích cực của chủ thể hoạt động. Ngược lại, môi trường tâm lý - xã hội sẽ có tác động tiêu cực đến hoạt động của con người khi nó tạo ra các trạng thái tâm lýtiêu cực, buồn chán, mất niềm tin ở con người.

Nền kinh tế chị trường.đã tạo nên nhưng vấn đề tâm lý - xã hội mang tính đặc thù và có tác động lớn đến con người nói chung và vấn đề tội phạm nói riêng. Tâm lý tư hữu, thói tham lam, ích kỷ, vô tổ chức, coi thường pháp luật vốn là bạn đồng hành của nền sản xuất nhỏ, khi bước vào nền kinh tế thị trường chúng lại càng có điều kiện phát triển. Bản chất của kinh tế thị trường là cạnh tranh và tìm kiếm lợi nhuận. Cùng với sức kích thích của lợi nhuận, tâm lý chạy đua để làm giàu cũng ngày càng ngự trị trong đời sống xã hội. Có nhiều người làm giàu bằng những con đường chính đáng, tuân thủ pháp luật, nhưng cũng không ít người tìm cách làm giàu bằng mọi giá, bất chấp pháp luật và con đường dẫn đến phạm tội là tất yếu. Một diều tra xã hội học ở nước ta cho thấy, có hơn 70% số đối tượng phạm tội cướp giật trộm cắp, lừa đảo đã trả lời: Phạm tội với mục đích kiếm tiền tiêu xài cho bản thân. Theo tiếng gọi của đồng tiền, kẻ phạm tội sẵn sàng làmmọi việc, bất chấp đạo lý pháp luật để mưu cầu lợi ích cho cá nhân mình.

Là một hiện tượng xã hội, tội phạm chịu ảnh hưởng rất lớn bởi sự tác động của ý thức đạo đức ý thức đạo đức là sự thể hiện những nguyên tắc, những chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh, đánh giá các hành vi ứng xử giữa con người với con người, con người với xã hội. Khác với ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức điều chỉnh hành vi ứng xử của con người bằng sức mạnh của của dư luận nhằm hướng hoạt động của con người vào những nguyên tắc, những chuẩn mực đã hình thành trong xã hội. Ý thức đạo đức được hình thành và phát triển từ thế hệ này sang thế hệ khác, đồng thời nó cũng vận động và biến đổi cùng với sự vận động của tồn tại xã hội. Cácchuẩn mực đạo đức, thang giá trị đạo đức có ảnh hưởng rất lớn đối với mức độ tăng giảm tội phạm. Sự lên án mạnh mẽ các hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức sẽ góp phần làm hạn chế sự gia tăng tội phạm. Ngược lại, tội phạm sẽ gia tăng khi chuẩn mực đạo đức bị thay đổi, các hành vi vi phạm chuẩn mực không bí dư luận xã hội lên án mạnh mẽ.

Ở nước ta, khi bước vào nền kinh tế thị trường, ý thức đạo đức cũng có nhiều thay đổi. Nếu như trước đây, những hành vi suy đồi về đạo đức như trai gái, đĩ điếm, gian dối, độc ác bị dư luận xã hội lên án mạnh mẽ thì ngày nay, sự phản ứng của dư luận cũng có mức độ. Nhiều giá trị đạo đức truyền thống như quan hệ cha con, vợ chồng, bạn bè bị biến động. Những hành vi lệch chuẩn trở nên phổ biến, đồng thời chuẩn mực đạo đức cũng có những thay đổi nhất định. Chính những thay đổi trong ý thức đạo đức đã có tác động trực tiếp đến tình hình tội phạm và các tệ nạn xã hội. Sự phát triển mạnh mẽ của các loại tệ nạn xã hội và sự gia tăng tội phạm trong những năm vừa qua một phần là do ảnh hưởng bởisự thay đổi của ý thức đạo đức.

Tội phạm là một hiện tượng xã hội mang tính chất hình sự - pháp lý, bởithế nó chịu sự tác động sâu sắc của ý thức pháp quyền. Ý thức pháp quyền thể hiện ý chí của giai cấp thống trị xã hội, được thể hiện bằng pháp luật, nhằm điều chỉnh hành vi của con người trong cộng đồng xã hội nhất định. Sự điều chỉnh đó luôn mang tính cưỡng chế thông qua hệ thống pháp luật của Nhà nước.

Trong một xã hội nếu có hệ thống pháp luật đầy đủ, pháp luật được thực hiện nghiêm minh, mọi công dân đều có ý thức tuân thủ pháp luật thì sẽ hạn chế được các hành vi phạm tội. Ngược lại, pháp luật không đầy đủ, thiếu đồng bộ, không được tôn trọng và thực hiện không nghiêm minh sẽ có nguy cơ làm tăng tình hình tội phạm.

Tội phạm là một hiện tượng xã hội, có nguồn gốc từ xã hội, bởi thế nó chịu ảnh hưởng trực tiếp của những nhân tố thuộc tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Sự thay đổi của tồn tại xã hội và ý thức xã hội sẽ làm cho tình hình tội phạm biến đổi cả về tình trạng lẫn động thái. Theo đó, nghiên cứu sự tác động của ý thức xã hội đối với vấn đề tội phạm không chỉ giúp ta tìm ra nguyên nhân xã hội của vấn đề tội phạm, mà còn là cơ sở khoa học giúp chúng ta đề ra các biện pháp xã hội nhằm ngăn chặn nguyên nhân phát sinh và phát triển tội phạm.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật

    30/08/2006Ngọ Văn NhânTrước khi có sự xuất hiện nhà nước, pháp luật và cùng với đó là ý thức pháp luật, những yếu tố tham gia định hướng và điều chỉnh ý thức, hành vi xã hội của con người lại chính là đạo đức, phong tục, tập quán, truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng... đặc biệt là dư luận xã hội...
  • Ý thức đạo đức phản ánh lĩnh vực nào của đời sống xã hội

    18/11/2005Trịnh Minh HổTrong những năm gần đây, vấn đề đạo đức với tư cách là đối tượng nghiên cứu của đạo đức học đã được bàn đến trên nhiều công trình bài viết chuyên khảo cúng như từ nhiều chuyên ngành liên quan. Mặc dù vậy không ít các vấn đề lý luận của đạo đức, trong đó có những vấn đề hết sức cơ bản vẫn tồn đọng và chưa được quan tâm giải quyết.