Tính phụ thuộc lẫn nhau ngày càng gia tăng
Trên các phương tiện thông tin đại chúng, người ta nói nhiều đến hội nhập quốc tế trên tất cả các mặt của cuộc sống như là một điều kiện tiên quyết cho phát triển, một xu thế tất yếu mà không một quốc gia nào có thể đứng ngoài. Trong chiến lược phát triển của các quốc gia, đa phương hóa quan hệ là một trong những mục tiêu cơ bản nhất. Toàn cầu hóa làm cho thị trường của mỗi quốc gia được mở rộng ra phạm vi quốc tế, nhờ đó quan hệ mua bán hàng hóa và dịch vụ được tăng lên nhanh chóng. Chưa bao giờ mối quan hệ của các quốc gia được mở rộng như trong bối cảnh hiện nay và sự phát triển của mỗi quốc gia gắn liền với các quốc gia khác vì lợi ích chung của tất cả các bên.
Chúng ta hãy cùng nhau nhìn lại lịch sử những năm cuối thế kỷ XX. Có thể nói, đến nay, người ta đã tương đối thành công trong việc khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, khởi phát từ Thái Lan tháng 07/1997. Tuy nhiên, trong ký ức, mà có lẽ, cả hiện tại và tương lai của rất nhiều người, đó vẫn là một nỗi ám ảnh, và điều này còn lâu lắm mới kết thúc. Quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đã không chỉ tạo ra, mà còn làm tăng cường tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia, và vì thế, những ảnh hưởng mang tính dây chuyền của các cuộc khủng hoảng ngày càng trở nên đáng lo ngại. Sự sụp đổ của một số đồng tiền trong cuộc khủng hoảng châu á, và tấn thảm kịch kinh tế sau đó không chỉ ảnh hưởng tới một số nước trong khu vực, mà nó còn kéo theo sự phá giá của đồng rúp Nga vào ngày 17 tháng 8 năm 1998, và sau đó là sự phá giá của đồng Real Brazil. Một nửa hệ thống kinh tế thế giới đã chìm trong khủng hoảng và một nửa còn lại đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng theo kiểu hiệu ứng dây chuyền.
Ví dụ trên cho thấy sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật mà đặc biệt là công nghệ thông tin đã làm cho các dân tộc gắn bó với nhau hơn bao giờ hết, nhưng đồng thời nhân loại cũng phải cùng nhau đối mặt, chia sẻ nhiều nguy cơ, rủi ro và thách thức mới. Tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học - công nghệ là minh chứng rõ nét nhất cho sự phát triển của tri thức con người. Ngày càng được xã hội hoá, quốc tế hóa và toàn cầu hóa cao độ, vốn tri thức này tác động tới mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của từng quốc gia. Thông tin, tri thức được phổ biến rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới và do đó gắn kết con người với nhau, kết quả là các quốc gia tác động qua lại lẫn nhau, chịu ảnh hưởng của nhau ngày càng sâu sắc. Hơn nữa, trình độ dân trí ngày càng cao làm cho con người dần dần nhận ra giới hạn của thế giới xung quanh. Họ cũng nhận ra và trực tiếp hay gián tiếp phổ biến những giá trị toàn cầu, trong đó đặc biệt quan trọng là những giá trị cá nhân. Đó chính là động lực của sự phát triển con người.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan Đăng