Thích Nhất Hạnh, sách và con đường dẫn về hạnh phúc
Để có thể hiểu, và nhìn nhận về một con người, một nhân vật có sức ảnh hưởng lớn lao đến thế giới như Thiền sư Thích Nhất Hạnh, ngoài công trình hoằng pháp và truyền bá pháp môn Làng Mai, ta không thể nào bỏ qua được di sản đồ sộ với hàng trăm đầu sách của ông...
.
Chiều ngày 28/10/2018, trên con đường dẫn vào chùa Từ Hiếu, một trong những ngôi cổ tự đẹp và nổi tiếng bậc nhất ở Huế, hàng trăm người đã có mặt để đón chờ sự trở về của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, bậc thầy tâm linh có sức ảnh hưởng lớn lao trên toàn thế giới nói chung cũng như Phật giáo nói riêng. Sau nhiều tháng năm lưu trú và hành đạo tại phương Tây, đây là chuyến đi thứ 5, cũng là chuyến đi cuối cùng của ông trở về quê hương Việt Nam.
Hơn nửa thế kỷ qua, nhiều người biết đến Thích Nhất Hạnh thông qua những trung tâm thiền tập có mặt ở khắp các châu lục trên thế giới mà đặc biệt nhất trong số đó là Làng Mai ở miền Nam nước Pháp, những chuyến hoằng pháp tại nhiều quốc gia cùng với các học trò của ông trong Tăng đoàn Làng Mai, những bài giảng được lan truyền trên internet, … Và đáng kể nhất là những cuốn sách mà ông là tác giả.
Rất nhiều tác phẩm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã được in tại Việt Nam.
.
Người đọc sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh không hề ít, điều này có thể được minh chứng cụ thể qua số lượng bản in và số lần tái bản liên tục những đầu sách của ông. Những người đọc đó có thể là học trò, đồng đạo, người mến mộ ông hay có thể đơn giản chỉ là một người đọc bình thường lựa chọn đọc sách ông để kiếm tìm cho mình một điều gì đó mà họ cảm thấy thú vị.
Đối với số đông, dòng sách gắn với chủ đề tôn giáo có lẽ khác khó tiếp cận nếu không nói là “khó nuốt”. Trong các nhà sách, mặc dù sách của Thích Nhất Hạnh cũng được xếp cạnh những cuốn sách khác trên dãy kệ sách được gắn bảng “Tôn giáo – Tư tưởng”, nhưng chúng lại mang đến cho người ta những cảm giác rất khác biệt.
Điểm khác biệt lớn nhất có lẽ nằm ở việc diễn giải các tư tưởng, triết lý cũng như phương thức thực tập của đạo Phật bằng thứ ngôn ngữ mới, phù hợp và thích ứng với hoàn cảnh xã hội cũng như suy nghĩ của con người hiện đại của Thích Nhất Hạnh.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh giúp người đọc dễ dàng tiếp cận những giá trị của đạo Phật qua các tác phẩm của ông.
.
Trong những cuốn sách của ông mà tiêu biểu nhất có thể kể đến như: "An lạc từng bước chân", "Phép lạ của sự tỉnh thức", "Trái tim mặt trời", "Nẻo về của ý"… đạo Phật mang màu sắc mới mẻ hơn, gần gũi hơn. Đó không phải là một tôn giáo để sùng kính và thờ phụng mà hơn hết là phương pháp, là con đường dẫn chúng ta đi đến hạnh phúc và an lạc. Dù cho ở hoàn cảnh, xã hội nào, địa vị hay tuổi tác nào, ai cũng đều có thể tự thân bước đi được trên con đường ấy. Và hạnh phúc chân thật luôn được phát sinh từ bên trong mỗi con người chứ không phải nhờ sự ban phát hay chở che của một đấng siêu nhiên nào đó.
.
Nhưng không chỉ có vậy, sự hấp dẫn trong những trước tác của Thiền sư Thích Nhất Hạnh còn phần nào được tạo ra từ ngòi bút giàu chất thơ của ông. Những kinh điển, giáo nghĩa nghìn năm của đạo Phật với hệ thống ngôn từ và biểu tượng phong phú được ông nhắc lại theo cách ngắn gọn, dễ hiểu nhưng cũng vô cùng đẹp đẽ, thi vị nhưng cũng vô cùng gần gũi, thực tế qua những cuốn sách: Hạnh phúc mộng và thực, Con sư tử vàng của thầy Pháp Tạng, Sen nở trời phương ngoại,…
Đức Phật, được ông gọi theo cách thức đầy Việt Nam là Bụt, trong sách của ông cũng trở nên gần gũi hơn bao giờ hết. "Đường xưa mây trắng" – áng văn chương đẹp đẽ và công phu kể về cuộc đời của đức Phật Thích Ca, người sáng lập nên đạo Phật thể hiện điều đó một cách rõ ràng nhất. Trong tác phẩm này, cởi bỏ mọi hào quang hay những lớp áo thần thánh được thế gian khoác lên, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã tái hiện lại hình tượng đức Phật theo cách chân thật, rất con người nhưng lại không hề khiến bậc thầy ấy mất đi sự vĩ đại khiến ngàn đời kính ngưỡng.
Có phải vì tất cả những lý do đó mà người ta tìm đến những cuốn sách của Thích Nhất Hạnh? Có phải từ những nguyên do kể trên mà ông đã chinh phục được hàng triệu người theo cách của riêng ông? Nhìn vào thực tế, có lẽ chúng ta không khó để tìm ra câu trả lời về vị thiền sư mang tầm vóc lớn lao nhưng cũng đầy thú vị này.
Tác phẩm "Đường xưa mây trắng".
Hai tác phẩm kể về Truyện Kiều
Giờ đây, sau gần trọn một đời hoạt động không mệt mỏi để trao truyền đến công chúng phương pháp thực tập để nuôi dưỡng hạnh phúc và an lạc, ông đã lựa chọn trở về với mảnh đất quê hương. Chùa Từ Hiếu, nơi mà năm 16 tuổi, ông đã xuất gia tu học, nay cũng là nơi được ông lựa chọn dừng chân mãi mãi.
Nhưng “dừng chân” ở đây chỉ nằm trên phương diện cá nhân ông, trong hình hài của vị Thiền sư nay đã ngoài 90 tuổi. Như cách mà Thích Nhất Hạnh hay nói, sự nghiệp của ông vẫn sẽ được tiếp nối bởi những người học trò mà ông yêu quý, bằng việc duy trì sự thực tập trong mỗi người, và hơn cả là bằng chính những trang sách của ông.
2. Về Truyện :
3. Về Khảo luận:
4. Một số tác phẩm khác :
Một vài hình ảnh các cuốn sách của thầy Thích Nhất Hạnh:
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Tôi sợ nhất là cái "văn hoá" phi văn hoá, phản văn hoá
29/04/2018Phan Thắng (thực hiện)Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015