Tại sao bóng đá lại ... hấp dẫn?
Trong những ngày cả thế giới cùng hướng về Brazil, tận hưởng và cổ vũ cho không khí sôi động của World Cup 2014, có bao giờ bạn tự đặt câu hỏi vì sao trái bóng tròn trên sân lại khiến hàng tỉ người phải thức đêm vì nó? vì sao bạn yêu bóng đá? Một câu hỏi giản đơn nhưng có lẽ không thật dễ để trả lời đầy đủ.
Dưới con mắt của Nhà quản lý, ông Nguyễn Tất Thịnh đã "vẽ" ra bí mật của môn thể thao vua này với 21 nguyên nhân thú vị sau:
1. Đội bóng là một tổ chức được lập ra vì mục đích duy nhất là chiến thắng trên những sân chơi có đẳng cấp ngày càng cao hơn. Với điều đó người ta mới có thể tiếp tục nghĩ đến những điều khác.
2. Đội bóng là tổ chức có tính cạnh tranh và đào thải rất cao, trong đó có ba điều đặc biệt quan trọng : Chiến thuật - Sự chuyên nghiệp – Văn hóa tổ chức.
3. Trái bóng được xem như cơ hội mà các cầu thủ phải cố gắng giành lấy với khát vọng lập công, hơn thế nữa phải chiến thắng tính vị kỉ để chuyền cho đồng đội.
4. Các cầu thủ phải học cách "di chuyển không bóng" để giành thế chủ động, chiếm chỗ trên sân.
5. Luật lệ khắt khe và bình đẳng, là sự kết hợp của qui tắc và đạo đức, loại bỏ sự may rủi. Trong đó nguy cơ cao nhất phá hỏng Fair Play lại là từ phía trọng tài. Muốn chơi đẹp phải hiểu và thực hành được luật chơi.
6. Cầu thủ phải có kĩ năng đá bóng đỉnh cao, nhưng sân bóng phải là nơi mà sự phối hợp chiến thuật hơn là biểu diễn kĩ thuật cá nhân. Sức mạnh tổng hợp - khả năng chiếm chỗ - kĩ năng làm bàn.
7. Huấn luyện viên chịu trách nhiệm về tổ chức chiến thuật, dùng người và quản lí sự thay đổi - Cầu thủ chịu trách nhiệm về thực hiện thành công vị trí chiến thuật.
8. Không chỉ bắt đầu, quan trọng hơn là kết thúc và nỗ lực cho đến phút cuối cùng.
9. Với bất cứ bên nào, luôn có cơ hội và nguy cơ cho đến phút cuối cùng.
10. Khán giả có thể cá cược nhưng mỗi cầu thủ phải tin tưởng và quyết tâm 100%.
11. Là bàn thắng của toàn đội nhưng ai lập công, là bàn thua của toàn đội nhưng ai phải chịu trách nhiệm chính.
12. Sự chiến thắng là khả năng của đội bóng nhưng là niềm vui của công chúng và niềm tự hào của xã hội sản sinh ra đội bóng.
13. Dù có đội thắng đội thua nhưng là ngày hội của tất cả. Thua không tuyệt vọng, thắng không tự mãn – Thua vẫn đáng ca ngợi nếu có phong cách và tinh thần, thắng vẫn đáng chê trách nếu thiếu lửa.
14. Sự di chuyển của quả bóng được dẫn dắt bởi chiến thuật, được kiểm soát bởi công chúng, được bay bổng bởi khát vọng, được nuôi dưỡng bởi văn hóa.
15. Sự bất ngờ không giống như may rủi mà là sự kì diệu của khả năng kiến tạo nhưng tình huống chiến thắng trong bất lợi.
16. Không thể không có ngôi sao, nhưng có nhiều ngôi sao vẫn có thể thua thảm hại.
17. Bóng đá có thể làm được nhiều điều, nhưng trước hết phải là chính nó như vẻ đẹp tột đỉnh mà nó có thể cống hiến.
18. Đội bóng mạnh luôn có cá tính, vì có đẳng cấp - Đội bóng đá yếu hay có tai tiếng vì xa lạ với danh dự.
19. Khung thành để làm gì khi không có trái bóng lao vào? Nhưng đó phải là những đường bóng đẹp và những pha bắt điệu nghệ.
20. Bóng đá không có ngai vàng mà chỉ có chiếc cup vinh quang.
21. Nếu bạn không thể yêu được cả 2 đội bóng thì hãy thích lấy 1 đội. Nếu không thể thích được cả 1 đội hãy tìm thấy cái hay của 1 cầu thủ. Nếu không hài lòng với cả trận đấu thì hãy thích lấy 1 pha bóng. Nếu chưa thích được gì hãy reo hò với bạn bia trong trận đấu.
Cuối cùng bạn có thể thích đội bóng này hay đội bóng khác nhưng bóng đá thống nhất chúng ta trong khát vọng chiến thắng, bởi vì vượt lên niềm vui hay nỗi buồn là Tình yêu với nó.
Bài hát Mùa hè Italia 1990:
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn TrọngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu MaiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Tôi sợ nhất là cái "văn hoá" phi văn hoá, phản văn hoá
29/04/2018Phan Thắng (thực hiện)Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015