Tại sao?
Lớn lên một chút mức độ kĩ lưỡng trong những câu hỏi của chúng ta mất dần đi, đó chính là điều làm cho chúng ta giảm đi tính năng động của mình.
Tôi đã từng đọc một bài báo của giáo sư J.Daniel Cuoger về thái độ của con người đối với những câu hỏi. Ông cho biết chính hệ thống giáo dục là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và không chỉ mình ông mà đã có nhiều nghiên cứu cho thấy như vậy. Theo ông, khi con người trưởng thành thì trong những câu hỏi cần ẩn chứa nhiều động lực. Chúng ta vẫn thường dập khuôn theo những mẫu có sẵn, không tìm cách thay đổi và như vậy cần phải có một sự vận động đặc biệt để làm thay đổi thái độ ngay trong chính các câu hỏi.
Sự thay đổi này không thể đến trong ngày một ngày hai mà nó phải trải qua một quá trình từ đơn giản đến nâng cao. Trong khoá học sáng tạo, Giáo sư Daniel đã gợi ý cho sinh viên của mình thay đổi lịch trình hàng ngày của họ và hướng dẫn họ đặt ra các câu hỏi vì sao họ phải làm vậy. Những ngày đầu tiên công việc có vẻ tiến hành hết sức chậm chạp nhưng đến khoảng giữa khoá học thì chính các sinh viên cũng không nhận ra sự thay đổi của mình, họ đã ý thức rõ ràng về những mục tiêu, dự định trước mắt. Họ đã thay đổi được những suy nghĩ cố hữu trong đầu và Giáo sư Daniel đã thành công.
Ông cũng đã thấy kết quả tương tự tại các công xưởng ông điều tra. Vấn đề không phải là do sự bảo thủ, mà là họ không có ý định chống lại các thói quen hay khuôn mẫu. Do vậy họ khó có thể giữ lại thái độ nhiệt huyết trong các câu hỏi của mình. Họ cần phải có người đi tiên phong và tạo một con đường mới để cải thiện con đường cũ.
Làm sao chúng ta có thể làm được điều đó? Có một nghịch lí xảy ra: trong cuộc sống hàng ngày nếu bạn không tự đưa ra cho mình những thói quen thì cuộc sống của bạn sẽ hỗn loạn nhưng hãy thử thay đổi từ những thói quen “hay ho” này đi. Bạn sẽ nhận thấy mình có được những gì, tuy nhiên cũng đừng quên dành thời gian xem lại tất cả những gì bạn đang làm ở nhà, ở nơi làm việc.
Con đường đi làm thì sao nhỉ? Thử đi đường khác và sử dụng các phương tiện khác xem sao-bạn có thể đi xe buýt để đọc, viết, hay nghĩ thay vì phải lái xe. Nếu ai đó đã từng đọc cuốn R&D Innovator có thể nhớ đến câu chuyện về một nhà phát minh đã tìm được ý tưởng khi lái xe về nhà trên một con đường khác mọi ngày.
Công việc công sở ngày nào cũng như thế, có thể thay đổi một chút được không nhỉ? Bạn sử dụng một số cách thức để buộc mình phải luôn năng động đi nào, có thể gắn một mẩu giấy có chữ “Tại sao” lên bàn hay trước máy vi tính, hoặc thay đổi cái chặn giấy một màu ở phòng làm việc.
Bạn cũng có thể dùng phương pháp ám thị. Hãy lập dòng chữ “Vẫn còn cách tốt hơn để làm việc đó” trong phần bảo vệ màn hình của bạn để dù bạn không còn làm việc nữa nhưng dòng chữ vần nổi lên và buộc bạn phải hành động. Giáo sư Daniel đã có lần kể với sinh viên của mình rằng ông có một người bạn và người bạn này luôn để trong giầy của mình một viên sỏi như một lời nhắc nhở đang có một điều gì đó không ổn và đặt ra cho mình câu hỏi vì sao.
Tự đặt cho mình các câu hỏi như: ai, cái gì, khi nào, ở đâu, tại sao và như thế nào để chắc chắn nhiệm vụ của mình đã hoàn thành và thực sự hoàn hảo.
Cuối cùng là thử phá vớ những gì là đã có sẵn. Trước khi thực hiện một dự án nào hãy tự hỏi bản thân có phải bạn đang đi theo những gì người đi trước đã làm. Có thể đây chính là sự khám phá của bạn hãy thử nghiệm nó.
Không chỉ tự hỏi mình, bạn có thể truyền “lửa” cho cả đội được không? Cách tốt nhất để tránh tình trạng “nghĩ tập thể” là tìm hiểu lí do vì sao mọi người ngại thay đổi. Hãy quan tâm để họ không rơi vào tình trạng thụ động và thử nghiệm quá trình thay đổi ngay từ buổi họp tới. Giúp họ tự làm mới mình, độc lập hơn nữa trong các công việc, điều này sẽ khiến họ thẳng thắn hơn trong mỗi cuộc thảo luận.
Bạn sẽ luôn là người sáng tạo khi tạo cho mình thói quen phá vỡ những thói quen, chấp nhận khuôn mẫu phá vỡ những khuôn mẫu. Nếu bạn thấy mình luôn đi tìm những câu trả lời mới cho một vấn đề thì bạn đang thực sự chạy trên con đường cạnh tranh sáng tạo.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc Hiếu“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Con người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương HiệuClip: Chúng ta luôn bên nhau
01/01/1900Protagoras và khai minh Hy Lạp
01/01/1900Bùi Văn Nam Sơn