Sự tích tên trường đại học Harvard

09:57 CH @ Thứ Ba - 23 Tháng Mười, 2018

Xem thêm:

Vì sao trường đại học danh tiếng hàng đầu thế giới, cái nôi đào tạo ra 8 tổng thống Mỹ, 62 tỷ phú (chỉ tính những người còn sống) và 150 chủ nhân giải Nobel lại mang tên Harvard?


Toàn cảnh ĐH Harvard

.

Năm 1636, chính quyền Khu Định cư Massachusetts Bay (Mỹ) – với ước muốn "hoàn thiện hệ thống đào tạo rồi để lại cho hậu thế vì e rằng trong giáo hội sẽ chỉ còn giới chức sắc thất học, khi những mục sư hiện nay của chúng ta yên nghỉ trong cát bụi" đã thành lập trường học ở Charlestown với tên New College để đào tạo tu sĩ.
.
Mục sư người Anh John Harvard (1607-1638)là con thứ tư của gia đình 9 người con, cha là Robert Harvard (1562-1625) là người hàng thịt và chủ quán, mẹ là Katherin Rogers (1584 – 1635). Ông sinh tại Southwark, Anh và được gia đình gửi đến Emmanuel College thuộc Đại học Cambridge, học lấy bằng cử nhân năm 1632, thạc sĩ năm 1635 và được phong chức mục sư.
.
Sau một trận dịch trong năm 1625, cả gia đình chỉ còn lại John, anh của cậu Thomas, và mẹ cậu. Katherine mất năm 1635, hai năm sau Thomas cũng qua đời.
.
Năm 1636 ông kết hôn với vợ là Ann Sadler (1614 - 1655). Năm 1637, Harvard cùng vợ di cư đến vùng New England (góc đông bắc Mỹ) rồi định cư ở Charlestown. Ông trở thành phụ tá cho quản nhiệm nhà thờ của thị trấn. Harvard qua đời ngày 14 tháng 9 năm 1638 và được an táng tại Charlestown.
..
Harvard thừa hưởng tài sản từ cha mẹ, anh trai và ông không có con cái. Trước khi mất, ông dặn vợ hiến tặng nửa tài sản của mình (số tiền 780 bảng Anh) cùng thư viện cá nhân 320 đầu sách để gây dựng ngôi trường những ngày đầu.
.
.
Trước khi Harvard mất, thị trấn Charlestown đổi tên thành Cambridge, theo tên của Viện đại học ở Anh mà nhiều người trong đó có Harvard đã từng theo học. Tháng 3/1639, cộng đồng vinh danh vị Mạnh thường quân đáng kính của mình bằng quyết định đổi tên trường thành Trường đại học Harvard. Người ta đúc tượng ông và đặt tại Harvard Yard trong khuôn viên Đại học Harvard. Do không có bất kỳ một chân dung nào của ông, các nhà điêu khắc đã sử dụng chân dung của một sinh viên đẹp trai trong trường có tên Sherman Hoar làm mẫu thay thế.
.
.
.
.
Năm 1986, ảnh này của ông được in trên tem bưu điện. Cửa sổ kính của nhà nguyện Emmanuel College thuộc Đại học Cambridge cũng khắc hình Harvard.
.
Thư viện John Harvard ở Southwark, Luân Đôn, là một địa điểm vinh danh ông; tương tự là chiếc cầu Harvard nối Boston với Cambridge, Massachusetts.
.
Với lịch sử lâu đời, tầm ảnh hưởng, và tài sản của mình, trường đại học Harvard là một trong những viện đại học danh tiếng nhất thế giới.
.
Cổng chính của trường Harvard là cánh cổng Johnston, không như các cổng phụ khác, cổng Johnston đóng quanh năm ngày tháng và chỉ mở ra 2 lần mỗi năm. Trong suốt những tháng ngày học tập tại Harvard, mỗi sinh viên chỉ đi qua cổng này đúng 2 lần: Một lần trong ngày nhập trường và một lần trong ngày tốt nghiệp.

.

.

.


.


Đại học Harvard được tổ chức thành 11 đơn vị học thuật (10 phân khoa đại học và Viện Nghiên cứu Cao cấp Radcliffe) với các khuôn viên nằm rải rác khắp vùng đô thị Boston. Khuôn viên chính rộng 85 ha, nằm ở thành phố Cambridge, cách Boston khoảng 4,8 km. Trường Kinh doanh và các cơ sở thể thao, bao gồm Sân vận động Harvard, nằm bên kia sông Charles, ở khu Allston của Boston. Trường Y khoa, Trường Nha khoa và Trường Y tế Công cộng nằm ở Khu Y khoa Longwood.


Trường Y khoa thuộc Đại học Harvard, được thành lập năm 1872.

.


Trường Thần học, thành lập năm 1816, là một trong những phân hiệu danh tiếng và lâu đời nhất ở Harvard. Trường đào tạo sinh viên trong lĩnh vực nghiên cứu học thuật về tôn giáo hoặc chuẩn bị những kỹ năng để đảm nhận chức vụ trong tổ chức tôn giáo và xã hội.

.
Trường Sau đại học về Thiết kế (1914)


Hệ thống thư viện của Đại học Harvard rất hoành tráng. Trung tâm là thư viện Widener ở khu Harvard Yard, gồm hơn 80 thư viện riêng lẻ với hơn 15 triệu tài liệu. Theo Hiệp hội Thư viện Mỹ, đây là thư viện đại học lớn nhất nước và là một trong những thư viện lớn nhất thế giới.

.


.



Tại Harvard có các cơ sở thể thao như Lavietes Pavillion, một vận động trường đa năng và là sân nhà của các đội bóng rổ của Harvard. Trung tâm Thể thao Malkin (MAC) vừa là tiện nghi thể dục thể thao phục vụ sinh viên của trường vừa là cơ sở vệ tinh cho các cuộc thi đấu liên trường. Sân bóng trường Harvard được xây từ năm 1903 này là công trình đầu tiên sử dụng bê tông cốt thép trên thế giới. Năm 1987, sân bóng Harvard được công nhận là di tích lịch sử quốc gia Mỹ.

Nguồn: Wikipedia

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Những tháng ngày Harvard

    02/01/2018Tony Buổi SángĐặc tính nổi bật của dân Á châu là rất khoái chỉ trích người khác, nhưng khi chính mình bị phê bình thì như đỉa phải vôi, lộn gan lên đầu. Ai chê họ 1 lần là họ nhớ miết, nhắc miết, thậm chí trả đũa trả thù chứ không phải chơi...
  • Câu chuyện nhân quả tại đại học Stanford

    15/08/2016Đây là một câu chuyện có thật xảy ra vào năm 1892 tại trường Đại Học Stanford. Một sinh viên 18 tuổi đang cố xoay sở để trả học phí. Cậu mồ côi và không biết nhờ cậy vào ai để xin tiền. Rồi cậu nghĩ ra một cách thật hay ho.
  • Nhóm nghiên cứu của trường Harvard tiết lộ những khả năng “siêu nhân” gây sốc của các vị sư Tây Tạng

    24/04/2016Arjun WaliaCó vô vàn những giai thoại lịch sử của những người có “những năng lực con người rộng mở”, như Viện Khoa học về Nhận thức gọi họ, Vì bài báo này chỉ tập trung vào các vị sư Phật giáo, một ví dụ khác từ những câu chuyện dân gian được việt bởi Swami Rama trong cuốn Sống với Các vị Bậc Thầy trên dãy Himalaya...
  • Giai thoại về sự ra đời của đại học Stanford

    23/09/2014Một cặp vợ chồng bước vào văn phòng chủ tịch trường đại học Harvard. Người phụ nữ mặc chiếc váy vải bông kẻ carô đã bạc màu, người chồng khoác lên người một bộ đồ vét vải bông thô nhưng đã cũ xơ xác. Thoáng nhìn qua bộ cánh tầm thường của hai vợ chồng nhà nọ, cô thư ký ngồi trước cửa văn phòng ông chủ tịch hiểu ngay rằng cặp vợ chồng quê mùa này hẳn lạc đường...
  • Harvard bàn về khủng hoảng giáo dục đại học VN

    21/09/2009Đại AnTuần Việt Nam xin giới thiệu nội dung cơ bản của bản báo cáo trong khuôn khổ Asia Programs của Trường lãnh đạo Kennedy thuộc ĐH Harvard, do hai tác giả Thomas J. Vallely và Ben Wilkinson thực hiện với tựa đề: Giáo dục đại học - cao đẳng Việt Nam: Khủng hoảng và đối phó.
  • First News phát hành bộ sách: Cẩm nang kinh doanh Harvard

    12/06/2006H.QNgày 6/6/2006 Công ty văn hóa Sáng tạo Trí Việt - First News đã làm lễ công bố bản quyền và phát hành bộ sách "Cẩm nang quản lý - kinh doanh Harvard" tại Khách sạn Continental, TP.HCM. Cẩm nang kinh doanh Harvard là bộ sách đúc kết những kiến thức tiên tiến, những giải pháp quản lý, kinh doanh hiệu quả và thực tiễn cùng những kinh nghiệm quý báu về mọi mặt trong quản lý, kinh doanh...
  • xem toàn bộ