Socrate và phiên tòa xét xử ông
Socrate (470 - 399 trước công nguyên) là nhà triết học cổ đại Hy Lạp, một trong những ông tổ của phép biện chứng được triết học phương Tây đánh giá rất cao, Hêgen đã coi triết học của ông là bước ngoặt vĩ đại trong triết học cổ đại Hy Lạp. Socrate không để lại cho hậu thế một tác phẩm thành văn nào. Người đời sau biết đến ông như một nhà triết học chủ yếu qua các học trò của ông. Một trong những số đó là Platôn. Phương pháp của Socrate là phát hiện chân lý thông qua việc đặt ra nhiều câu hỏi. Ông thường truyền bá học thuyết của mình bằng cách nói chuyện với mọi người, đặc biệt là thích nói chuyện với tầng lớp thanh niên. Triết học của ông quan tâm nhiều đến con người, dạy đạo đức cho con người. Ông cho rằng sự hiểu biết mình là nguồn gốc của đức hạnh mà muốn tự biết mình thì phải bắt đầu từ nghi ngờ.
Ông là một trong những người theo phái quý tộc chống lại chính thể dân chủ Athenai. Sau thất bại của Athenai trong cuộc chiến tranh Peloponnes chống lại
Phiên tòa xử Socrate được tổ chức tại thành Athenai với sự tham gia của 500 thẩm phán. Vậy là một phiên tòa đặc biệt hiếm có. Tội danh của bị cáo không phải là trộm cắp hay lừa đảo, cũng không phải là phản quốc. Họ buộc tội ông là đã làm hư hỏng đạo đức của thanh niên và thờ thần tà đạo.
Nhìn dáng vẻ Socrate – một ông già 70 tuổi, không cao lớn nhưng không khỏe mạnh, ăn mặc tồi tàn, đầu hói, trán dô, mũi hếch, môi dày – một ông thầy tướng số uyên bác của thành Athenai được người ta đưa đến phiên tòa đã phán: “ Đây là con người tham lam, truỵ lạc, nóng nảy và không biết kiềm chế đến mức điên dại”. Khi đám đông nhao lên la ó phản đối ông thầy tướng số và tỏ ý bênh vực Socrate thì ông bình thản nói với mọi người: “Thưa các ông, các bà, ông ta đã nói với các ông, các bà một điều rất đúng. Tôi thực sự cảm thấy mình tham lam và nóng nảy, nhưng tôi đã biết tự chủ, đã tự giáo dục được mình và trở thành con người như hôm nay các ông, các bà thấy !”
Socrate ngồi bình tĩnh lắng nghe các vị quan tòa phán xét. Ba công tố viên là Melet, Anit và Likon đã buộc tội Socrate rằng, trong năm năm kể từ sau khi kết thúc cuộc chiến với Sarpta ông đã làm cho Athenai từ một quốc gia hùng mạnh trở thành hỗn loạn và dẫn đến sụp đổ. Đám đông lại sôi lên bày tỏ chính kiến của mình.
Một số người cho rằng Socrate là kẻ thù của dân tộc. Theo họ, chính thể dân chủ Athenai đã làm cho mọi người trở nên bình đẳng, ai cũng có thể làm lãnh đạo. Chỗ nào họ cũng có thể lựa chọn cho mình người lãnh đạo mà không phải bầu, chỉ cần bốc thăm. Còn Socrate thì lại cho đó là chuyện nực cười như chuyện con thuyền trưởng trên tàu bằng cách bốc thăm chứ không phải dựa vào kiến thức và kinh nghiệm. Họ cho rằng những người có thời gian nhàn rỗi, đem kiến thức và kinh nghiệm vào hoạt động xã hội là những người giàu có quyền quý. Những kẻ này thường vây quanh Socrate, nghe các bài giảng của ông rồi sau đó trở thành những kẻ phá hoại Nhà nước. Thuyền trưởng hiếu danh Alkivial và bạo chúa Kritia đều đã từng là học trò của Socrate.
Một số người khác lại nói Socrate là bạn của nhân dân. Cả Alkiviad lẫn Kritia khi còn nghe Socrate giảng dạy họ đều là những người tốt. Họ chỉ trở nên những kẻ nguy hiểm khi đã rời bỏ ông. Những điều ông giảng không có gì bí mật, ông sống công khai, thích nói chuyện một cách tự nhiên với mọi người kể cả nô lệ nếu ông cảm thấy những điều ông nói làm họ thích thú. Socrate thường nói “Để quản lý Nhà nước chỉ cần tới những người tốt”. Nhưng không bao giờ ông nói thêm những điều mà những người quyền quý thích nói: “Để trở thành người tốt chỉ có thể do bẩm sinh chứ không thể do học tập”. Ông thường dạy mọi người rằng muốn trở thành người tốt, không phân biệt giàu hay nghèo, điều cơ bản là bản htân người đó tự muốn học, còn việc học là khó thì đâu phải là lỗi của ông.
Số người thứ ba thì nói: Socrate là nhà thông thái. Chính nhà tiên tri của thành Delfư đã từng nói: “Socrate thông minh hơn tất cả mọi người Hy Lạp”. Ông không triết lý xuông về cấu trúc vũ trụ như những người khác. Ông nói: “Nhận xét về người thợ mộc không phải là nghe xem anh ta bàn luận như thế nào, mà là xem anh ta làm ra cái đó như thế nào. Tôi có thể bàn luận rất hay về mặt trời và các vì sao, nhưng phải chăng tôi có thể chứng minh được tôi đã làm ra dù chỉ là một ngôi sao nhỏ ? Khi tôi bàn về những hành vi tốt và xấu thì chính bản thân tôi đang cố gắng làm điều tốt và không làm điều xấu. Đây là cách chứng minh tốt nhất những lời bàn luận của tôi”. Ông chỉ bàn về những hành động của con người và bàn một cách tinh tế hơn ai hết. Ăn cắp có tốt không? Không tốt! bao giờ cũng thế chứ? Bao giờ cũng thế! Thế còn ăn cắp vũ khí của kẻ thù trước trận đánh? Đúng, cần phải xác định rõ thêm “ăn cắp của bạn là không tốt”. Thế còn ăn cắp kiếm của người bạn bị ốm để làm sao trong lúc tuyệt vọng cái kiếm đó không đâm vào anh ta? Đúng, cần xác định rõ thêm… Nhưng rõ như thế nào? Bằng những câu hỏi như thế ông dạy cho mọi người hiểu sự vật ngày càng sâu sắc hơn.
Nhóm người cuối cùng nói: Socrate là kẻ dở hơi. Ông luôn đặt câu hỏi nhưng không đưa ra câu trả lời: dù có trả lời bao nhiêu đi nữa, tất cả đều cảm thấy mình trong tình trạng bế tắc. Ông ít khi chỉ thực hiện một cách giản đơn các đạo luật của Nhà nước, mà luôn cố tìm ra thế nào cho sự công bằng thực sự. Nhưng điều này đâu có làm cho ông sống khấm khá hơn. Ông sống nghèo khổ hơn những người nghèo khổ nhất. Khi đi ngoài chợ mồm ông luôn lẩm bẩm: ‘thú vị thật, có những chừng này thứ. Nhưng đối với ta không có những thứ đó cũng xong!” Vợ ông trách móc: “Mọi người sẽ nói gì về sự nghèo khổ của chính mình” ? Ông trả lời: “Nếu họ là những người khôn thì điều đó đối với họ không có gì là đáng quan tâm, còn nếu họ là người dở hơi thì điều đó đối với chúng ta cũng không có gì đáng quan tâm”. Bà vợ bực quá hét lên còn ông lại mỉm cười. Bà điên tiết hắt nước vào ông, ông bình thản phủi sạch nước nói: “Ksantippa của tôi vẫn thế: lúc đầu là sấm, sau đó là mưa”. Ông cầu trời “ hãy mang đến cho tôi điều tốt, tuy tôi không cầu xin nó và đừng mang đến cho tôi điều xấu mặc cho tôi cầu xin nó”.
Cả bốn loại người trên đều cho rằng Socrate là con người hay giễu cợt. Họ nói rằng trong khi những nhà triết học khác nói: “Hãy suy nghĩ đúng thế !” thì Socrate lại nói: “ Hãy suy nghĩ như thế !”. Khi người ta nghĩ ra được điều gì đó và nói với Socrate thì ông lại hỏi vặn người ta và lập tức họ thấy rằng cần phải tiếp tục suy nghĩ. Họ cho rằng chơi với ông thật thú vị nhưng không yên tâm. Làm như ông không ổn định được cả gia đình, cũng không chấn chỉnh được Nhà nước. Các công tố viên đã kết án tử hình Socrate. Họ biết rằng làm như thế là quá đáng, nhưng họ muốn dạy cho ông bài học là muốn sống thì đừng quấy nhiễu.
Socrate được tòa cho nói bào chữa. Ông cho rằng tất cả những lời buộc tội ông là bịa đặt và không nghiêm túc. Khi họ cho rằng ông không thừa nhận thần chính đạo thì ông lại chứng minh rằng ông đã cùng với mọi người tham gia vào nghi lễ và các lễ hiếu sinh. Khi họ cho rằng hình như ông thờ thần tà đạo thì ông lại khẳng định rằng trong người ông có tồn tại tiếng nói nội tâm và ông nghe được điều đó. Nếu như mọi người thừa nhận rằng nhà tiên tri thành Delfư nghe được tiếng nói của thần qua những dấu hiệu của con chim bay của ngọn lửa tế lễ, thì tại sao họ không tin rằng các thần có thể nói điều gì đó với Socrate qua tiếng nói nội tâm của ông.
Về bản án thứ hai ông nói: “ Họ nói rằng hình như tôi làm hư hỏng đạo đức thanh niên? Nhưng làm hỏng như thế nào? Tôi dạy họ tính mềm yếu, lòng tham lam hay tính hiếu danh? Nhưng chính bản thân tôi không mềm yếu, không hiếu danh, không tham lam. Tôi dạy họ không phục tùng chính quyền? Không, tôi nói “Nếu các anh không thích những đạo luật này, thì hãy đưa ra các đạo luật mới. Còn trong lúc chưa đưa ra được những đạo luật mới thì hãy cứ phục tùng những đạo luật này”. Tôi dạy họ không phục tùng các bậc cha mẹ? Không, tôi nói với các bậc cha mẹ rằng: “Nếu như các ngài tin tưởng người có kiến thức cơ bản tốt hơn dạy cho con cái các ngài thì tại sao các ngài lại không giao phó chúng cho người biết tốt hơn thế nào là đức hạnh“ ? Socrate đã vạch ra nguyên nhân làm cho một số người Athenai không thích ông và đưa ông ra tòa. Ông nói: “Các ngài có nhớ rằng có một lúc nào đó nhà tiên tri thành Delfư đã nói một điều kỳ quặc: “Socrate thông minh hơn cả mọi người HyLạp?” Tôi rất ngạc nhiên, tôi biết rằng không thể có điều đó được bởi vì tôi không biết gì cả. Nhưng cần phải nghe lời nhà tiên tri và vì vậy tôi đã đến với mọi người để học điều hơn lẽ thiệt. Họ là những nhà chính trị, nhà thơ, thợ gốm, thợ mộ. Vã vỡ lẽ ra được điều gì? Mỗi người trong nghề nghiệp của mình tất nhiên họ biết nhiều hơn tôi. Nhưng về những cái như đức hạnh, sự công bằng, sắc đẹp, sự khôn ngoan, tình bạn… thì họ biết không hơn tôi chút nào. Nhưng mỗi người đều tự cho mình là người hiểu biết trong mọi lĩnh vực và họ rất tức giận khi những câu hỏi vặn của tôi đã dồn họ vào thế bí. Ngay lúc đó tôi hiểu được điều mà nhà tiên tri muốn nói: “Tôi biết được dù chỉ là một điều rằng tôi không biết gì cả - còn họ thì ngay điều đó cũng không biết, chính vì thế mà tôi thông minh hơn họ”.
Socrate luôn đặt ra những câu hỏi vặn trong lúc nói chuyện với mọi người, còn những người bị ông hỏi vặn thì không thích bị phơi bày những điều mình không biết, nhất là đó lại là những điều rất quan trọng. Vì vậy họ bịa ra tội là hình như ông đã dạy thanh niên điều gì đó không tốt. Socrate khẳng định rằng ông không dạy họ điều gì vì chính ông cũng không biết gì và không khẳng định điều gì, ông chỉ đặt ra những câu hỏi cho mình và những người khác cùng suy ngẫm và không bao giờ ông chịu để mình trở thành kẻ ngu ngốc. Vì vậy ông khẳng định mình vô tội. Khi tòa cho phép ông chọn hình phạt cho mình, ông nói: “Thưa quý tòa, làm sao tôi có thể đưa ra cho mình một hình phạt nếu tôi cho rằng tôi hoàn toàn không có tội? Thậm chí tôi còn nghĩ rằng có ích cho Nhà nước, bởi vì những cuộc đàm đạo của tôi không làm cho trí tuệ của các ngài bị mê mệt và quấy nhiều chúng con mòng quấy nhiều con ngựa béo mập. Vì vậy, tôi không dành cho mình hình phạt mà dành cho mình phần thưởng – thí dụ như một bữa cơm trưa bằng tiền của Nhà nước, bởi vì tôi là người nghèo khổ. Tôi có thể trả được hình phạt nào nếu như toàn bộ tài sản của tôi không đáng giá 5 mina? (1mina = 437 g bạc – N.V.D). Nếu như chỉ 1 mina thì bằng cách nào đó tôi cũng sẽ trả được và có thể bạn bè tôi sẽ giúp thêm vào”.
Các quan tòa cho rằng Socrate đã nhạo báng họ nên đã biểu quyết và nhất trí dành cho ông bản án tử hình. Khi được nói lời cuối cùng, ông nói: “Thưa các ngài, tôi là một người già, cái chết đối với tôi không có gì đáng sợ. Cái chết sẽ đem đến cho mọi người điều gì tôi không biết. Nếu như không có thế giới bên kia thì cái chết sẽ giải thoát tôi khỏi tuổi già vất vả. Điều đó tốt. Nhưng nếu có thì thì sang thế giới bên kia tôi sẽ có thể gặp được những bậc trượng phu thời cổ và hỏi họ những câu hỏi vận dụng của mình và điều đó sẽ còn tốt hơn. Vì vậy chúng ta hãy từ biệt nhau: Tôi – để chết, các ngài – để sống, còn cái gì tốt hơn, chúng ta không biết”.
Họ đã không giết ông ngay vì lúc đó là tháng lễ hội, mọi án tử hình đều phải hoãn lại bạn bè muốn ông vượt ngục, nhưng ông nói: “Chạy đi đâu? Phải chăng có một nơi nào đó mà ở đó con người không chết?”. Khi bạn bè hỏi: “Sẽ chôn cất ông như thế nào?” ông trả lời: “Các bạn nghe tôi kém thế, nếu như các bạn nói như thế này. Các bạn sẽ chôn cất không phải là tôi mà là thi thể đã chết của tôi”.
Người ta đã giết ông bằng một bát thuộc độc. Khi ông uống cạn bắt thuốc độc, bạn bè vây quanh, khóc ồ lên, ông nói: “Hãy im lặng, hay im lặng: cần phải chết một cách thanh thản”. Khi cái chết đã nhập vào tim, ông nói: “Xin các bạn hãy mang kẻ hiếu sinh này tới cho thần sức khỏe”. Đó là lời cuối cùng của ông.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc Hiếu“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương Hiệu