Quyền Cá nhân = ( Công lý / Pháp Luật )

09:37 CH @ Thứ Ba - 08 Tháng Chín, 2020

Tôi đã viết về 12 quyền con người rồi ( tính phổ biến, không phân biệt và toàn cầu ), nhưng quyền công dân lại mang tính xã hội, được thừa nhận ở từng giai đoạn lịch sử và trong phạm vi không gian của mỗi một quốc gia có Hiến pháp của mình.

Quyền Công dân đó là Quyền có bởi sự thừa nhận, cam kết về phương diện chính trị văn minh tiến bộ: được phát triển về phương diện xã hội quyền của Con người trưởng thành, đòi hỏi bổn phận, trách nhiệm và nghĩa vụ công dân đi cùng lợi ích xã hội mỗi người nhận được: gồm 10 cặp tương ứng :

  • Quyền biểu quyết và góp ý luật pháp
  • Quyền được bầu cử và ứng cử vào các cơ quan tổ chức
  • Quyền phản biện và bày tỏ chính kiến với các quyết định của các cơ quan Nhà nước
  • Quyền lập hội và sinh hoạt cộng đồng
  • Quyền được giám sát và kiểm soát các cơ quan công vụ
  • Quyền hợp tác và lựa chọn can dự
  • quyền được tiếp cận và cung cấp dịch vụ công
  • Quyền được hỗ trợ tư pháp và tố tụng
  • Quyền được thông tin và được giải trình
  • Quyền được bào chữa và bảo vệ các giá trị cá nhân !


Trong các quyền đó chất lượng tương tác thực sự giữa cá nhân với Nhà nước là điều cơ bản xuyên suốt để thực hành có hiệu quả về phương diện xã hội. Cho nên tại sao phải là giao nhau về trình độ của ‘Xã hội Công dân’ và ‘Nhà nước pháp quyền’ ! Đương nhiên đòi hỏi một trình độ dân trí cao, tinh thần công dân xây dựng xã hội của từng cá nhân trưởng thành, đồng thời một Nhà nước ‘của Dân do Dân, vì Dân’ thực chất, theo nghĩa sự tồn tại và chính danh của Nhà nước ở chỗ phải tuân thủ triệt để Luật Pháp, cam kết và đảm bảo, phát triển giá trị phổ quát của Tam Dân !

Công Lý : là cái LÝ ĐÚNG cuối cùng ( có Lý đi khắp Thiên hạ, có Đúng sẽ trúng Nhân tâm ), chính là mẫu số chung cho tất cả các bên đều thấy thỏa đáng ( tâm phục, khẩu phục, tuân phục ) về cách định đoạt, phân xử, phán xét cho ý nguyện của tất cả các bên có tham gia vào quá trình mưu cầu riêng và giải tỏa được những cái Lý của từng bên, bởi vậy Công Lý ‘định vị’ được Nhân Quả đúng người đúng việc, đủ bên đủ Lý. JUSTICE vì thế ! Công Lý là điều cuối cùng không ai có thể chối bỏ dù thế nào. Nên như là Giá trị tuyệt đối !

Nếu không thích từ ‘tuyệt đối’ thì cũng phải đạt mức độ chấp thuận phổ quát đến mức thời gian về sau thử thách là kết luận của Nó không thể khác đi và hàng tỉ người khác nhau đều công nhận Nó là đúng ! Tưởng là phức tạp nhưng thực ra đơn giản thôi : phải đi đến điều ai có trí tuệ bình thường đều không phản đối : quả táo tuy không tròn tuyệt đối nhưng không ai có thể nói nó là vuông, tam giác, mà 7 tỉ người công nhận rằng nó tròn. Một kẻ đánh người ai nhìn thấy cũng không thể nói khác đi cho được! Định danh được như thế là tiếp cận đến Công Lý rồi, vì khẳng định hiện tượng, sự vật hành vi… khiến tất cả phải thừa nhận : Nó là chính Nó chứ không thể biến báo thành ‘cái khác’ ! Hơn nữa phải truy cập được tận cùng của Nó , ví dụ : một người phụ nữ bán hàng ngoài chợ, bị đứa côn đồ bức bách quá nên buộc phải chống cự, ngộ sát tên kia, thì Công Lý phải tìm được sự thật cuối cùng mang tính bản chất của việc đó là chính hành vi của tên côn đồ kia gây ra ác nghiệt ! Nếu nửa vời xét xử người phụ nữ thì người ta bảo đó là chưa có Công Lý ! Theo ý nghĩa triết học, và giải thích trên, thì tôi ngụ ý (1) là trọn vẹn về MỘT SỰ THẬT ĐÍCH ĐÁNG HOÀN TOÀN CỦA CÁC BÊN ! Nhưng cần nói cho rõ gắn với ý niệm về quả táo nêu trên : Quả táo nếu bị thiếu hụt lớn thì chỉ gọi là miếng Táo thôi nhưng không thể là Cam, một con người có thiếu hụt vài thứ trên cơ thể thì luôn luôn là Con người, và kẻ nào đó ở tuổi trưởng thành thiếu hụt ý thức thực thi trách nhiệm xã hội đến mức độ nào đó thì không thể trí trá mà coi hắn là con người Công dân ! Nên khi tôi coi Công Lý là (1) : sự phổ biến tối đa về ‘tính đúng’ trong mọi xã hội : định danh sự vật hiện tượng là đích xác chính nó !

Những Cá nhân trong xã hội cần biết trước thế nào là được phép và không được phép trong việc thực thi Quyền của mình mà không xâm hại, không xung đột đến Quyền của những người khác. Các cơ quan công vụ Nhà nước được phép thực thi các quyền hạn chức năng và nghiệp vụ chuyên môn, trên cơ sở đảm bảo được các quyền Con người và quyền Công dân: không chủ quan, không mâu thuẫn, không thiên vị, không vụ lợi, không phiến diện…. thì chính là Luật Pháp hoàn chỉnh vậy ( trong đó các Cá nhân có bổn phận thi hành, các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm thực thi )! Luật pháp phổ cập dần trong các lĩnh vực khác nhau. Cho nên ai đó nói : Luật Pháp mang tính ‘cai trị’ là tư duy rất lỗi thời ! Là cách nhìn nhận về các quan hệ xã hội mà bản thân nó đã thiên vị…cho dù thực tế lịch sử hiển nhiên ở các quốc gia là tầng lớp cầm quyền đã đẻ ra những điều luật để cai trị dân và xã tắc ! Mang nhân sinh quan không thừa nhận tính bình đẳng của con người, không xem các quyền con người là phổ biến, không coi quyền công dân là cao cả nên mới sinh ra luận điểm ‘giai cấp’ rồi từ đó xem nhân dân, những nhóm người không cầm quyền là ‘bị trị’ mà thôi ! Nhưng rõ ràng Nhà nước là thể chế trụ cột của Quốc gia ( do các Cá nhân có quyền Công dân bầu ra ) để thực thi Luật pháp là đúng ( để Luật pháp là thống nhất, là mạnh mẽ…. ‘phủ sóng’ xã hội, duy trì trật tự, giữ sự công bằng cho tất cả các tầng lớp ). Cho nên điều đó dẫn đến Nhà nước phải có Quyền rộng rãi thực hành các yêu cầu của Luât Pháp. Chính điều này dễ chạm vào gianh giới của sự lạm dụng khiến không ít người vô tư mặc định hoặc cố tình sai trái : Quyền của cơ quan Nhà Nước lớn hơn Quyền Con người , Quyền Công dân ! Quyền này không thể lớn hơn Hiến Pháp! Thực hành Quyền này phải tiệm cận đến Công Lý là (1) ! Không thể làm biến dạng, giãn nở Công Lý ( <1 hay làm nó>1 ) !

Vì thế ở các Quốc gia nhũng lạm, những nơi coi Vua là Thiên tử, sự độc tôn của một Chính Đảng thì luôn có khuynh hướng rất tự nhiên, hồn nhiên và mặc nhiên là Luật Pháp >1 ( vì Quyền không hạn chế và bởi đứng trên Luật nữa chứ !) , cho nên Quyền Công Dân nhỏ hơn 1. Tức là mỗi Cá nhân không được hưởng đúng đủ (1) quyền mặc nhiên của mình trong một xã hội tiến bộ. Ngược lại khi thiếu Luật, hay Nhà nước thực thi Luật Pháp kém thì tổng giá trị của hệ thống Luật Pháp < 1, hay Quyền này bị vô hiệu, nhỏ hơn 1 vì thế có vẻ như quyền Con người> 1…tức là ai ai cũng tùy nghi ‘xưng hùng xưng bá’ tưởng mình muốn làm gì thì làm…loạn ! ( điều này chỉ là giả tưởng thôi ! Vì khi đã như thế thì sinh ra hiệu ứng tất yêu của một xã hội loạn lạc : Quyền Lực Nhà nước bị xé nhỏ, thâu tóm vào một số thế lực nào đó, trong đó bên nào cũng giành phần to, chồng lấn, sinh đẻ thêm Quyền cho riêng mình, nên thực tế Quyền con người, đặc biệt những Cá nhân yếu đuối càng bị nhỏ đi, bị gặm nhấm tàn tệ ) ! Vì Quyền bản thân nó có sức cám dỗ, đam mê ghê gớm đối với Con người, đặc biệt với ai, nhóm nào có sức mạnh hay ưu thế !

Quay trở lại : Quyền Cá nhân đầy đủ khi tiến đến (1) tức là được Luật Pháp đảm bảo toàn diện và đạt tới Công Lý ! Nhưng như trên tôi đã viết con số (1) là con số triết học, nên nếu hàng tỉ người điều đạt đến Quyền Cá nhân của họ đều = (1), thì không có nghĩa là (1) + (1) + (1) +… = triệu, tỉ…mà đều bằng chính (1) mà thôi ! Hay ho, hoàn hảo ! Giống như các ‘đầu vào’ của một mạch tích hợp logic khi tất cả tín hiểu đều ‘mở’ =(1) thì đầu ra cũng là (1) ! !

Cuối bài viết tôi nói thêm : đã công thức hóa ( Quyền Cá nhân = Công Lý / Luật Pháp ) thì đương nhiên từng thành tố trong đó phải ‘đồng nguyên’ ( ví như không thể 2 con Gà = 6 con Chó / 3 con Vịt được ) ! Đồng nguyên đó chính là : LỢI ÍCH ! Trong đó Quyền Cá nhân để mưu cầu Lợi ích Cá nhân…Pháp Luật để bảo vệ Lợi ích Xã hội, còn Công Lý là Lợi ích tuyệt đối mà Tạo Hóa ban tặng cho Quốc Gia đủ tư cách xứng đáng tuyên bố với toàn Thiên hạ : Nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và các Đức Thánh Thần : để có tư cách thực hành ‘Luật của Tạo Hóa’ – chính là có sức mạnh Công Lý vậy ! Sẽ có được vị thế ‘chính danh’ với toàn Thế giới ! Vì thế vài Ai, Thể chế, Quốc gia nào xưng hùng xưng bá mà bất chấp Công Lý thì làm gì có tư cách với Bàn Dân Thiên Hạ ? Liệu Thần Hồn !

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Quyền con người – nhìn từ góc độ triết học

    10/12/2018Phó TS. Hoàng CôngChúng ta phải thừa nhận rằng khó có thể tìm thấy một định nghĩa triết học "kinh điển" nào về quyền con người. Ngay cả những nhà tư tưởng lớn như Lôccơ, Rútxô... và sau này Mác, Engen, Lênin cũng không đưa ra một định nghĩa nào về khái niệm này giống như cách làm thông thường đối với các khái niệm triết học khác...
  • Lịch sử phát triển của tư tưởng về Quyền Con Người

    10/12/2018Những tư tưởng triết học về quyền con người ở Châu Âu thời kỳ Phục Hưng đã có ảnh hưởng quan trọng đến sự ra đời của những văn bản pháp luật về quyền con người ở một số nước của châu lục này, cũng như đến hai cuộc cách mạng nổi tiếng thế giới nổ ra vào cuối những năm 1700 ở Mỹ và Pháp. Hai cuộc cách mạng này đã có những đong góp rất to lớn vào sự phát triển của tư tưởng và quá trình lập pháp về quyền con người không chỉ ở hai nước Mỹ và Pháp mà còn trên toàn thế giới...
  • Bài học quyền con người, quyền công dân

    29/07/2011Bùi Quang MinhHiểu biết về quyền con người là nền tảng để mỗi người phát triển đầy đủ nhân cách, năng lực của mình và cũng là nền tảng của sự phát triển và tiến bộ của một xã hội. Thế nhưng, "Hàng triệu người sinh ra, rồi chết đi mà không hề biết rằng mình là chủ nhân của các quyền con người..." (Wolfgang Benedek). Kiến thức về quyền con người, quyền công dân quan trọng như vậy cho nên mục tiêu của giáo dục con người phải nhằm "... thúc đẩy sự tôn trọng các quyền cơ bản của con người..." ...
  • Quyền con người

    10/12/2010Ayn Rand“Quyền” là một khái niệm đạo đức; là khái niệm tạo sự dịch chuyển logic từ các nguyên tắc hướng dẫn hành động của cá nhân tới các nguyên tắc hướng dẫn quan hệ của anh ta với những người khác; là khái niệm duy trì và bảo vệ đạo đức cá nhân trong xã hội; là mối liên kết giữa quy tắc đạo đức của một cá nhân và quy tắc pháp lý của một xã hội, mối liên kết giữa đạo đức và chính trị. Quyền cá nhân là phương tiện để đặt xã hội xuống dưới luật đạo đức...