Phát biểu trong cuộc họp
Sao bạn không thử làm người mạnh dạn?
Thực ra, không phải ai cũng có thể mạnh dạn nói giữa đám đông, trước sếp lẫn bạn bè đồng nghiệp. Đa số các cuộc họp chìm đắm trong bầu không khí độc thoại của vài người có vị trí quan trọng. Còn nhân viên thì “im như thóc” hoặc có chăng thì “lí nhí” vài câu phát biểu yếu ớt.
Tuy nhiên, sau cuộc họp thì sao? Mọi người bắt đầu bàn tán xôn xao. Nào là: “Tôi không hài lòng với cách xử lý của kế toán trưởng” hoặc “Sao mà ép nhân viên quá thế!” và “Trưởng phòng của mình chẳng biết thương nhân viên gì cả ”
Hàng loạt câu nói không hay mà lẽ ra, nếu mạnh dạn, thẳng thắn, bạn có thể phát biểu một cách “danh chính ngôn thuận” và biết đâu, sếp có thể giải quyết ổn thỏa.
8 cách giúp bạn tự tin đưa ra ý kiến của mình
Xác định mình sẽ trình bày ý kiến trong cuộc họp, bạn cần phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng:
- Vấn đề bạn nói có thật sự cần thiết không? Nó có phải là điều mà đại đa số đồng nghiệp đang bức xúc không? Nếu nói ra sẽ có lợi/hại gì cho công việc và công ty ?
- Lập ra một dàn ý khái quát, bạn sẽ trình bày bước nào trước, bước nào sau.
- Nếu đó là việc có tính cạnh tranh, bạn cần nắm rõ một số chứng cứ chắc chắn rằng ý kiến của mình là đúng.
- Đừng quên chuẩn bị một bộ cánh thật nghiêm túc để hình ảnh của bạn đẹp hơn, lời nói có giá trị hơn. Trong cuộc họp, sau khi sếp hỏi: “Có ai có ý kiến gì không?”, bạn hãy mạnh dạn hít thở thật sâu và bắt đầu.
- Nhớ giữ bình tĩnh trong mọi tình huống. Chắc chắn, bạn sẽ “đụng độ” một vài câu hỏi chất vấn hoặc tranh cãi Nếu run, bạn sẽ thất bại và ngồi xuống với cảm giác xấu hổ.
- Đứng thẳng và nói năng thât rõ ràng. Bạn không việc gì phải ấp úng, gãi đầu hay nói nhát gừng.
- Cố không đưa mình vào thế bí. Nếu ai đó “vào cuộc”, phản bác lại ý kiến của bạn, đừng bao giờ nóng nảy cãi tay đôi. Bạn cứ nghe họ và nói: “Tất nhiên anh, chị có lý, nhưng theo chính kiến riêng của tôi ” Sau đó, cứ tiếp tục trình bày câu chuyện của mình trước mọi người.
- Không nói rông dài. Tâm lý chung mọi người rất dễ căng thẳng trong cuộc họp, đa số muốn “kết thúc sớm”. Bạn sẽ trở nên “lố bịch” nếu kéo lê vấn đề.
Bạn nhận được gì sau cuộc họp
Chắc chắn đó sẽ là những điều tốt lành nếu bạn thành công.
- Vấn đề khúc mắc sẽ được sếp giải quyết nếu thấy hợp lý.
- Mọi người sẽ cảm thấy tôn trọng bạn hơn vì sự thẳng thắn.
- Sếp sẽ đánh giá rất cao về bạn. Thông thường, những người mạnh dạn như thế là những ứng cử viên sáng giá cho các vị trí chủ chốt trong công ty.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương HiệuClip: Chúng ta luôn bên nhau
01/01/1900Protagoras và khai minh Hy Lạp
01/01/1900Bùi Văn Nam SơnĐánh thức đất trong Tết nguyên đán
01/01/1900Nguyễn Vinh PhúcBức tranh muôn mặt của khủng hoảng kinh tế thế giới
01/01/1900Minh Bùi