Những ý tưởng lớn

09:02 SA @ Thứ Tư - 30 Tháng Mười Một, 2005

Chúng ta có thể vươn xa tới đâu… chúng ta có thể phát triển mạnh như thế nào… và chúng ta có thể tiến tới điều đó nhanh như thế nào

Khi nhận chức, Tổng thống John F. Kennedy nhận được nhiều sự ủng hộ hơn tổng thống Richard Nixon. Sự ủng hộ dành cho ông tăng rất nhanh kể từ khi ông làm việc về vấn đề khủng hoảng tên lửa ở Cuba. Uy tín của ông còn tăng nhiều hơn kể từ khi ông hướng được sự tập trung của người dân Mỹ vào một ý tưởng vĩ đại: “Chúng ta sẽ đưa được người lên mặt trăng trong thập kỷ này” cho dù chính ông cũng không dám chắc về điều đó.
Các nhà lãnh đạo thành công thường là những người có những ý tưởng Lớn và phải giải quyết những vấn đề lớn . Hầu hết tất cả những ai đi vào lịch sử trong lĩnh vực chính trị, thể thao hay kinh doanh đều theo một cách chung: họ có ít nhất một ý tưởng lớn để theo đuổi, một vấn đề lớn để vượt qua và họ theo đuổi những ý tưởng trước mạnh mẽ không kém gì những ý tưởng sau.

Trong kinh doanh, Jack Welch, Chủ tịch kiêm CEO của GE đã trở nên xuất chúng nhờ có hơn một ý tưởng lớn và đã tham gia vào những vấn đề lớn. Vào đầu những năm 80 khi ông bắt đầu giữ vị trí phải chèo lái GE, tình hình lạm phát đang ở mức cao, các lĩnh vực kinh doanh truyền thống của GE (chẳng hạn như đồ gia dụng) đang tỏ ra không mấy khả quan ở mọi thị trường, tương lai có vẻ đang mờ mịt. Nhưng Welch có những ý tưởng khác nhau…, những ý tưởng lớn, và ông cũng có được sự ủng hộ cũng như nhiệt huyết để theo đuổi chúng. Ý tưởng lớn đầu tiên của ông là hướng sự tập trung quản lý để đưa sản phẩm của mình lên hạng nhất nhì trong ngành. Ông đã cùng đội ngũ của mình luôn theo sát ý tưởng đó. Nếu họ không vươn lên được vị trí đầu ngành, họ sẽ không còn nhiều lựa chọn.

Và vấn đề lớn của ông là vượt qua được tính tự mãn, bộ máy tổ chức quan liêu và sự phát triển cồng kềnh của tổ chức. Ban đầu, ngoài ông ra, chẳng ai coi đó là vấn đề đáng quan tâm. Cuối cùng, GE đã trở thành một công ty tổ chức chuyên nghiệp, thành công và lớn mạnh. Nhưng ông vẫn không ngừng theo đuổi mục tiêu khắc phục sự cồng kềnh và tính tự mãn trong công ty. Trong những năm 1980, số công nhân của ông giảm từ 404.000 xuống còn 229.000, và ông bắt đầu được biết đến như “Neutron Jack”. Nếu người nào không cho rằng đây là một vấn đề lớn, họ sẽ nhanh chóng được thoát ra khỏi ảo tưởng này. Và ông cũng không phải là một nhà lãnh đạo “chỉ tay năm ngón”, đứng ngoài cuộc. Ông đã từng là cựu chiến binh trong 20 năm, đã vào GE năm 1960. Vì những lẽ đó, ý tưởng lớn phải trở thành công ty số 1 hoặc ít nhất là số 2 trong ngành đã là một mục tiêu hàng đầu của công ty.

Cho đến nay tất cả mọi ý tưởng lớn khác của ông đều được thực hiện thành công, kể cả mục tiêu hướng tới toàn cầu hoá, sự tăng trưởng mạnh trong lĩnh vực dịch vụ công nghệ cao và dĩ nhiên là cả tiêu chuẩn 6 Sigma nổi tiếng. GE tăng trưởng từ mức doanh thu 25 tỷ đôla với lợi nhuận 1,5 tỷ đôla năm 1980 lên mức 110 tỷ doanh thu với 10 tỷ đôla lợi nhuận vào năm 1999. Đó là một mục tiêu rõ ràng mà họ đã thực hiện được.

Còn nhiều ví dụ khác về những nhà lãnh đạo thành công, người mà có những ý tưởng lớn và phải vượt qua những khó khăn lớn. Ví dụ như Bill Gates (Dù bạn có quý mến ông ta hay không!).

Người ta cũng nói nhiều đến những nhà lãnh đạo đã từng thành công, nhưng khi khủng hoảng xảy ra họ lại không thực hiện được những mục tiêu của mình, chằng hạn như Winston Churchill, George Bush, Sr., Jimmy Carter…

Ý tưởng lớn của bạn là gì?

Bạn có một ý tưởng lớn nào không? Bạn đang phải đối mặt với một vấn đề lớn nào đó? Dưới đây là một vài câu hỏi có thể giúp bạn hướng vào điều đó:

  • Khi bạn đứng đầu một tổ chức, ý tưởng lớn của bạn là gì? Ý tưởng đó thuyết phục như thế nào? Đề cập đến điều đó có đơn giản không?
  • Vấn đề lớn nhất mà có thể bạn phải vượt qua là gì? Bạn sẽ giải quyết vấn đề đó như thế nào? Bạn sẽ thu hút sự chú ý của mọi người như thế nào?
  • Bạn có động lực cũng như sự ủng hộ để vượt qua khó khăn đó không? Bạn sẽ truyền động lực đó sang mọi người như thế nào?
  • Có những người luôn cầu tiến, họ thường có những ý tưởng lớn trong đầu một cách tự nhiên. Họ là những người có tầm nhìn xa trông rộng và dám đối mặt với rủi ro. Bạn có khả năng nhận ra những người này không?
  • Có những người lại dường như không có động lực. Họ chỉ làm việc gì đó khi có vấn đề xảy ra và buộc phải giải quyết. Bạn có khả năng nhận ra những người như vậy không?
  • Những người có tầm nhìn rộng, dám đối mặt với thách thức và các vấn đề khó khăn có được đặt đúng vị trí của mình, được tạo điều kiện để thực hiện các ý tưởng lớn và giải quyết các khó khăn không? Họ có đủ quyền hạn để làm được những việc đó không? Nếu không, bạn sẽ tạo điều kiện cho họ như thế nào?
  • Đối với những người mà cho dù bạn làm gì, họ cũng không có một ý tưởng nào và cũng không nhận ra một vấn đề nào, bạn sẽ xử lý ra sao với họ?
  • Bạn sẽ đối xử thế nào với những người mà không thể tự phát triển khả năng của mình một cách hợp lý?
  • Đối với những người hiện thực hoá được những ý tưởng lớn và đưa tổ chức vượt qua được những cuộc khủng hoảng, bạn sẽ thưởng cho họ như thế nào?

Làm một nhà lãnh đạo cũng đơn giản, nhưng không dễ. Một nhân tố quyết định phân biệt những nhà lãnh đạo tầm cỡ, đó là họ có khả năng định hướng sự chú ý của chính bản thân và của mọi người, không chỉ giải quyết thành công những vấn đề lớn, mà là có những ý tưởng lớn và thực hiện nó để đưa tổ chức của họ đi lên.

John P. Kotter, một chuyên gia trong lĩnh vực quản lý kết luận trong lý thuyết 8 bước để thay đổi của ông về sự cần thiết phải có một “khả năng nhạy bén”, điều đó bao gồm việc điều tra thị trường và khả năng cạnh tranh, xác định được những nguy cơ khủng hoảng xảy ra cũng như là các cơ hội mới. Và sau cùng là khuấy động mọi người cùng hành động, hay như Jack Welch, thực hiện như sau: "Với những nhà lãnh đạo, câu hỏi cần đặt ra đầu và cuối mỗi ngày là, “Chúng ta có thể vươn xa tới đâu… chúng ta có thể phát triển mạnh như thế nào… và chúng ta có thể tiến tới điều đó nhanh như thế nào”.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chiến lược hay chiến thuật?

    23/11/2005Trong marketing, những hoạt động mang tính chiến thuật thường thể hiện được hiệu quả tức thì và hiệu quả ấy là điều bất cứ ai cũng mong muốn. Thế nhưng, khi không có một chiến lược marketing rõ ràng, một tầm nhìn bao quát, chắc chắn Công ty của bạn sẽ bị lạc vào cái vòng luẩn quẩn, phí tiền bạc lẫn thời gian.
  • Tìm hồn cho thương hiệu

    22/10/2005Vân QuỳnhBạn có thể tìm thấy một trong những ví dụ điển hình nhấtt về định vị trong truyện cổ tích "Alice lạc vào xứ sở thần tiên ". Alice bị lạc và hỏi đường ông mèo. Ông hỏi cô bé muốn đi đâu. Alice trả lời cũng không biết đi đâu. Ông mèo đã nói với cô thế này: "Nếu không biết mình đang đi đâu, thì con đường nào cũng vậy thôi ". Định vị thương hiệu được xem là xác định được linh hồn cho thương hiệu. Nếu định vị thương hiệu tốt, bạn sẽ xác định được phương hướng cho Công ty...
  • Sứ mệnh của một doanh nghiệp

    11/10/2005Hoàng Quỳnh LiênMột kế hoạch mang tính chiến lược bắt đầu với một sứ mệnh kinh doanh đã được xác định một cách rõ ràng. Mintzberg định nghĩa về sứ mệnh như sau: “Một sứ mệnh cho biết chức năng cơ bản của một tổ chức trong xã hội xét theo khía cạnh hàng hoá và dịch vụ tổ chức đó sản xuất ra nhằm phục vụ cho đối tượng khách hàng của nó”. ...
  • Quản trị chiến lược

    21/09/2005Hoàng Quỳnh LiênQuản trị chiến lược là một quá trình sắp xếp linh hoạt các chiến lược, tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh, nó bao gồm nhân lực, lãnh đạo, kỹ thuật và cả phương pháp xử lý.
  • 3x7 hay 7x3?

    27/07/2005Tạ Thị Ngọc Thảo - Tổng giám đốc Cty T.T.N.TMột phép nhân, trong bảng cửu chương học sinh tiểu học để chúng ta suy nghĩ? Thế mà, nó được đặt ra trong một buổi lên lớp của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright VN, và điều bất ngờ là không phải doanh nhân học viên nào cũng trả lời được một cách rốt ráo bài toán sơ đẳng này.
  • Thương hiệu mạnh có ý nghĩa gì?

    07/07/2005Nhưng dù kinh doanh trên lĩnh vực nào, doanh nghiệp cũng phải qua hai khâu mua và bán, nghĩa là làm thương mại. Do vậy, thương hiệu không dừng ở nghĩa biểu tượng thương mại mà cao hơn đó là biểu tượng của doanh nghiệp...
  • Khái niệm chiến lược kinh doanh

    07/07/2005“Chiến lược là phương hướng và quy mô của một tổ chức trong dài hạn: chiến lược sẽ mang lại lợi thế cho tổ chức thông qua việc sắp xếp tối ưu các nguồn lực trong một môi trường cạnh tranh nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và kỳ vọng của các nhà góp vốn”...
  • Suy nghĩ chiến lược

    07/07/2005Suy nghĩ chiến lược là chìa khóa để có được sự quản lý tiên phong thành công.
  • xem toàn bộ