Nghĩ từ các giải quốc tế của học sinh tiểu học
Học sinh tiểu học của chúng ta giỏi hơn, thông minh hơn học sinh tiểu học các nước khác? Giáo sư Hoàng Tuỵ, nhà toán học đầu đàn của ngành toán học nước nhà, có kể rằng trong thời gian một buổi, ông đã không thể giải nôi một bài toán của đứa cháu học lớp 5 bằng phương pháp số học của cấp tiểu học!
Nếu cháu ông ở trong đội tuyển thì các bài toán em luyện tập chắc chắn sẽ khó hơn nhiều. Phải chăng chương trình giáo dục của chúng ta đã đi theo hướng đào quá sâu, luyện tập quá kỹ, nhất là các môn tự nhiên, với nhiều bài tập khó đến mức chuyên gia cũng phải lúng túng? Và chính đây là gốc rễ nảy sinh nạn dạy thêm, học thêm không thể chấm dứt được.
Phương pháp này đã xuyện suốt hầu như toàn bộ chương trình của tất cả các lớp học phổ thông, nhồi nhét trong một thời gian rất hạn chế một chương trình quá rộng, nhiều thứ không thật sự cần đến. Được biết, học sinh lớp 12 của Mỹ không hề học toán vi phân và tích phân, mà chỉ được dạy ở năm đầu đại học của các ngành toán và kỹ thuật. Và môn tin học ở các nước dẫn đầu về thông tin toàn cầu ấy ban đầu không dạy các khái niệm cơ bản về máy tính hoặc lập trình như ở nước ta, mà lại hướng dẫn các em sử dụng 10 ngón tay khi gõ bàn phím, lớp cao hơn thì biết vào Internet để tìm cái gì cần! Với cái nhìn này chúng ta hiểu được tại sao học sinh chúng ta giành được giải cao ở các cuộc thi quốc tế, thế nhưng đến những cấp cao hơn thì không theo kịp!
Cần nhìn nhận trường phổ thông là nơi cung cấp những kiến thức cơ bản sẽ đi với các em đến hết cuộc đời và sẽ khó có điều kiện để học lại. Vào đại học thì em vào trường y sẽ chỉ học về thuốc, về bệnh; em vào trường kỹ thuật sẽ chỉ học về máy móc. Sẽ dễ dàng thấy rằng nếu xem nhẹ các môn xã hội nhân văn sẽ gây nên những lỗ hổng căn bản trong đời sống tinh thần, nếu không nói là què cụt nhân cách các thế hệ tương lai! Các em cần có môi trường để rèn luyện những kỹ năng về giao tiếp, trình bày ý tưởng, học nhẫn nhịn, tự tin và rất nhiều những điều khác thay vì chỉ tập trung giải các bài tập khó.
Tuổi trẻ chủ nhật , Hồ Trung Tú
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương HiệuClip: Chúng ta luôn bên nhau
01/01/1900Protagoras và khai minh Hy Lạp
01/01/1900Bùi Văn Nam SơnĐánh thức đất trong Tết nguyên đán
01/01/1900Nguyễn Vinh PhúcBức tranh muôn mặt của khủng hoảng kinh tế thế giới
01/01/1900Minh Bùi