Ngẫm từ Bill Gates...
"Nền kinh tế tri thức" của nhân loại chứng kiến một sự "ra đi" đặc biệt: "Vua" của thế giới chip, net, bàn phím và phần mềm... Bill Gates "từ bỏ thế giới vàng" để chuyển sang một cuộc "đối đầu" hoàn toàn mới - chống đói nghèo, sự vô cảm, dốt nát và bệnh sốt rét, HIV...
Bill Gates là hai chữ được ngưỡng mộ và trân trọng đặc biệt. Khởi nghiệp khi mới chỉ là sinh viên năm thứ ba - có nghĩa là ông ta không hề có, dẫu chỉ là một mảnh nhỏ của cái "thời đại bằng cấp"... Bill Gates là người giỏi nhất, người giàu nhất và cũng là người nổi tiếng nhất suốt hằng chục năm liền. Quỹ từ thiện của vợ chồng ông cũng lập kỷ lục thế giới với 37 tỷ USD, cho dù vì thế, ông đã không còn là người giàu nhất thế giới nữa. Thì ra đối với Bill Gates, danh hiệu hay chủ nghĩa danh gia chỉ xứng với bọt bèo. Cái cơ bản là thực chất. Bill Gates tin rằng với cách ông và vợ ông đã làm, thế giới sẽ đẹp hơn, bớt khổ đau hơn. Đó mới là điều quan trọng nhất.
Tài sản của Bill Gates (không kể 37 tỷ USD của Quỹ Gates - Melinda) là 58 tỷ USD. Thế nhưng, trong di chúc của mình, ông chỉ để lại cho hai con, mỗi đứa 10 triệu USD - với lý do "để chúng không ỉ lại và buộc phải "chiến đấu" mạnh mẽ hơn trong cuộc đời". Cách nghĩ đó là bài học cho không ít bậc cha mẹ giàu có từ mồ hôi, nước mắt của đồng loại bằng "thao tác" tham nhũng với mục đích cho con cái ăn chơi phè phỡn.
Bill Gates cho thấy cái mênh mông vô tận của trái tim người. Miễn là trái tim đó biết đồng cảm, hiểu và chia sẻ. Chia sẻ không phải là sự ban ơn mà phải được hiểu như là một bổn phận, một nghĩa vụ sống. Nếu cuộc đời biết rõ là như thế thì hạnh phúc không thể nghĩ như Louis Aragon đã nghĩ: "Hạnh phúc, như vàng kia ôi tiếng dị kỳ. Nó lăn trên sàn nhà như chiếc nhẫn lăn đi". Bill Gates không chỉ có một trái tim mà còn có cả một cái đầu trọng danh dự, biết rõ giới hạn. Ông đã từng đề ra nguyên tắc rằng "người quản lý phải viết mã phần mềm giỏi hơn nhân viên". Bill Gates ra đi khỏi Microsoft vì ông hiểu bây giờ ông không còn giỏi nữa. Vậy thì, nên nhường chỗ cho người khác, bởi nếu làm thế, xã hội sẽ tốt đẹp hơn.
Có rất nhiều điều phải nghĩ từ một cuộc ra đi. Chắc hẳn Bill Gates đã rất buồn khi phải giã từ Microsoft vì đó là máu thịt của đời ông. Nhưng, cuộc đời sẽ đẹp hơn nhiều lắm khi Trần Nhân Tông (1258-1308) rời bỏ ngai vàng năm 35 tuổi cũng như Bill Gates từ bỏ một quyền lực khổng lồ để chuyên tâm làm việc thiện. Cái đẹp không còn mong manh nữa mà đúng như Dostoievsky đã nói, nó cứu rỗi thế giới...
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVề tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21
09/05/2008Phong Doanh“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005