MBA và các hỗ trợ tài chính cho sinh viên
Dù lí do học MBA của bạn có là gì đi chăng nữa, trước khi đưa ra quyết định cuối cùng bạn nên biết những vấn đề quan trọng sau đây.
MBA là gì ? Đó bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh (Master of Business Administration) – khóa học kéo dài từ 1 đến 2 năm sau đại học, trang bị cho bạn cả lí thuyết và thực hành về lĩnh vực quản trị kinh doanh. Về cơ bản, MBA là một bằng cấp chứng nhận bạn đã có khả năng chung về tất cả các vai trò, chức năng quản lí chủ yếu mà bạn sẽ thấy ở một công ty hiện đại.
Vậy lúc nào là thời gian lí tưởng nhất để lấy bằng MBA ? Câu trả lời hiển nhiên là vào khi sự nghiệp của bạn cần đến nó nhưng lựa chọn không hề đơn giản. Đối với các sinh viên chưa tốt nghiệp thì câu hỏi lớn nhất cần đặt ra với bản thân là tại sao bạn lại quan tâm tới việc tiếp tục học và lấy bằng MBA ngay sau khi tốt nghiệp bởi vì các chương trình hàng đầu sẽ không chấp nhận nếu như bạn không có ít nhất vài năm kinh nghiệm. Những người mới nhận bằng MBA với ít thậm chí là không chút kinh nghiệm thường được săn tìm hơn trong việc tìm kiếm việc làm so với các sinh viên mới tốt nghiệp với kinh nghiệm tương đương. Đôí với những người tìm kiếm việc làm thì có một số vấn đề cần cân nhắc như: Bạn sẽ tiếp tục vừa làm vừa học hay bạn có đủ tài chính để bỏ việc và chỉ quan tâm tới việc học? Bạn có thật sự cần bằng MBA như một phần để thay đổi công việc? Nếu như vậy bạn sẽ làm như nào?
Nhiều người nghĩ rằng khi kinh thế suy thoái thì việc lấy bằng MBA sẽ dễ chịu hơn là việc phải đối mặt với thị trường việc làm khó khăn. Tuy nhiên khi nền kinh tế như vậy thì ngay cả việc có bằng MBA cũng không bảo đảm rằng bạn sẽ kiếm được một công việc tốt. Với số lượng người đăng kí tham gia chương trình MBA ngày càng tăng như hiện nay thì bản thân bằng cấp này không còn được đánh giá cao như ngày xưa và riêng nó sẽ không phải là chiếc chìa khoá kì diệu cho thành công trong sự nghiệp. Bạn nên cân nhắc rằng bạn quan tâm tới chương trình MBA chung, thường có thời gian ngắn hơn hay là chương trình MBA chuyên môn tuy dài hơn nhưng sẽ khiến bạn có nhiều kinh nghiệm hơn. Bạn cũng nên cân nhắc giá trị “thương hiệu” của chương trình mà bạn đang muốn chọn. Nếu muốn thăng tiến thật nhanh trong nghề nghiệp, hãy chọn chương trình MBA của những trường hàng đầu còn nếu như bạn đơn giản chỉ muốn tiến lên bình thường trong nghề nghiệp, hãy để ý tới các trường tuy không được xếp hạng nhưng phù hợp với nhu cầu của mình.
Chi phí cho một chương trình MBA thường vào khoảng $ 10,000 đến $ 30,000/năm nhưng mức lương bạn có được sau này có thể ít hoặc nhiều hơn. Có một số yếu tố ảnh hưởng tới mức lương của bạn như:Bạn có ở lại công ty cũ hay sẽ tìm một công việc mới? Số kinh nghiệm liên quan mà bạn có cho công việc bạn đang tìm kiếm? Mức độ nổi tiếng của trường bạn đã học? Loại công việc bạn đang tìm kiếm? Nền công nghiệp mà trong đó bạn đang tìm việc? Vị trí công việc bạn tìm?
Tuy nhiên, với rất nhiều sinh viên thì vấn đề tiền bạc là cả một trở ngại vì họ không chỉ phải trả tiền học phí mà còn cả tiền sinh hoạt nữa. Vậy những sinh viên nghèo làm thế nào để có thể vượt qua trở ngại này ? Có rất nhiều lựa chọn hỗ trợ tài chính cho các trường hợp như vậy. Biện pháp phổ biến nhất là hình thức cho sinh viên vay. Rất nhiều trường đã có sự sắp xếp với các ngân hàng địa phương hay quốc gia như trường quản trị kinh doanh London với HSBC, Wharton, Harvard, Michigan với Citybank… Nguồn cho sinh viên vay lớn nhất cho sinh viên Mĩ chính là chính phủ liên bang, sinh viên có thể được vay tới $18,500/năm với lãi suất rất thấp. Dĩ nhiên là bạn phải trả lãi suất cho những khoản vay này nhưng thời gian trả nợ thường rất rộng rãi, thường từ 5 đến 20 năm (sinh viên sẽ không bị tính lãi trong thời gian ở trường). Điều này có nghĩa là sinh viên không cần phải quá hoảng sợ trong trường hợp họ gặp khó khăn.
Học bổng, tài trợ thường khó tìm hơn và dĩ nhiên sự cạnh tranh cũng lớn hơn. Chúng thường do trường, các công ty hay các tổ chức cấp. Ngoài ra có một số giới hạn theo khu vực và quốc gia. Sinh viên quốc tế học ở Mĩ bị hạn chế hơn về vấn đề tiền bạc này. Không những khoản vay của chính phủ liên bang không sẵn mà các tổ chức cho vay cá nhân thường đòi hỏi phải có sự bảo đảm từ một người đồng kí kết trong gia đình rằng khoản nợ sẽ được trả.
Một số sinh viên dự định kiếm việc làm trong khi đi học để trang trải chi phí nhưng hầu hết các nhà tư vấn của các trường quản trị kinh doanh phản đối điều này vì có rất nhiều việc phải làm ở đây.
Một số khác kiếm trả học phí bằng cách tìm kiếm việc trợ giảng. Điều này tốn rất nhiều thời gian và nỗ lực. Liệu có bao nhiêu sinh viên được hỗ trợ tài chính ? Điều này còn tuỳ. Rất nhiều trường ở Mĩ cho biết khoảng 60- 70% sinh viên được vay tài chính hay nhận học bổng (chủ yếu là từ chính phủ liên bang). Ở các trường đại học Châu Âu, tỉ lệ này có vẻ thấp hơn, từ 10-15%. Điều này lí giải tại sao các trường ở Mĩ thu hút nhiều sinh viên hơn so với các đối thủ Châu Âu của mình.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Đừng sống chỉ vì hạnh phúc: Đi tìm lẽ sống của đời mình
13/07/2019Lê Hà dịchTôi sợ nhất là cái "văn hoá" phi văn hoá, phản văn hoá
29/04/2018Phan Thắng (thực hiện)Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)