Làm sai, tập thể chịu rồi…
Cải cách hành chính đang là một vấn đề được dư luận xã hội quan tâm. Cùng với việc công khai, minh bạch, trách nhiệm cá nhân được coi là một nhân tố không thể thiếu để xây dựng một bộ máy hành chính hiện đại. đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước.
Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách
Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách là một trong những nguyên tắc lãnh đạo trong tư tưởng
Nhìn lại chặng đường hơn 60 năm qua của nhà nước Việt Nam có thể thấy, nhờ phát huy vai trò lãnh đạo tập thể, đồng thời đề cao trách nhiệm cá nhân, chúng ta đã huy động được trí tuệ của cán bộ và của các tầng lớp nhân dân chiến đấu vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Có một giai đoạn lịch sử, do chúng ta tôn thờ tập thể, xem nhẹ vai trò cá nhân, thậm chí chống chủ nghĩa cá nhân một cách cực đoan khiến chúng ta phải trả giá cho những sai lầm. Kết quả là không một ai chịu trách nhiệm về sai lầm đó mà đổ lỗi cho tập thể, tập thể đổ lỗi cho khách quan.
Quan hệ cá nhân tập thể luôn là một vấn đề phức tạp. Cá nhân trung thực thì khỏi phải bàn, nhưng cá nhân lèo lá, thủ đoạn thì có vô số thủ pháp đã đổ lỗi cho tập thể, nhận thành tích về mình. Không ít trường hợp tập thể thành nơi hợp thức hóa tư tưởng cá nhân. Khi thành công thì cho rằng đó là ý kiến của tôi, do tôi đề xuất, khi thất bại thì bảo đây là ý kiến tập thể, dùng tập thể để biện minh cho những sai lầm của cá nhân.
Hai cách hiểu sai lệch về trách nhiệmcá nhân
Quan hệ giữa tập thể và cá nhân không chỉ là vấn đề riêng có ở Việt
Trường hợp thứ nhất, cá nhân dùng tập thể như một bình phong, là nơi hợp thức hóa ý kiến cá nhân. Trường hợp này biểu hiện rõ nhất là trong sinh hoạt lãnh đạo cơ quan, đơn vị không được bàn bạc thực sự dân chủ, nội dung đưa ra bàn bạc một cách hình thức, chiếu lệ, các thành viên dự họp thường dựa theo quan điểm của người đứng đầu và quyết định theo ý kiến của người đứng đầu, những ý kiến trái chiều không được tôn trọng, không được xem xét một cách khách quan hoặc thông qua biểu quyết, dùng đa số để bác bỏ ý kiến không thuận với mình.
Trường hợp thứ hai, cá nhân không có chính kiến, tất cả đều dựa vào tập thể. Không ít lãnh đạo không chỉ tồn tại mà còn liên tục phát triển nhờ không có khuyết điểm và vâng lời. Những người kiểu này thường ỷ lại vào tập thể sợ trách nhiệm, mọi việc lớn nhỏ đều chờ ý kiến tập thể, không dám quyết định, khi bỏ lở thời cơ thường có một bình phong lớn là "tập thể đã quyết như thế”. Thêm nữa một tiêu chí để họ tồn tại là lấy "ổn định" làm tiêu chí, lấy đoàn kết nội bộ làm thước đo. Những khuyết điểm, yếu kém và tham nhũng, tiêu cực xảy ra trong địa phương, cơ quan, đơn vị thì người đứng đầu lại thoái thác trách nhiệm, đổ lỗi cho khách quan, cho cơ chế, cho người dưới quyền. Chỉ thông qua những biến cố lớn mới có thể phân định rõ trách nhiệm, năng lực cá nhân.
Những biểu hiện lệch lạc và vi phạm nguyên tắc tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách, làmphát sinh những tiêu cực trong các cơ quan, đơn vị, làm nảy sinh những bất đồng trong nội bộ, có nơi là nguyên nhân dẫn đến mất đoàn kết, làm suy giảm vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng và niềm tin của quần chúng đối với chế độ.
Trên nghị trường, đã không ít lần các đại biểu phê phán tiêu cực xảy ra rất nhiều ở các bộ, ngành, nhưng người đứng đầu không chịu trách nhiệm. Cụ thể như nguồn vốn ODA được quản lý lơi lỏng. để cho một số cá nhân xài như lá rụng mùa thu, nhưng các ông bộ trưởng liên quan không đứng nhận trách nhiệm cá nhân mà đổ lỗi cho tập thể cho cơ chế. rằng. ông chỉ là người được cơ chế đặt vào cái ghế ấy.
Một nhận định khá phổ biến đang được lưu truyền trong dân gian: "Trở thành Giám đốc doanh nghiệp nhà nước thì khó nhưng làm Giám đốc doanh nghiệp Nhà nước thì dễ. Trở thành Giám đốc doanh nghiệp tư nhân thì dễ nhưng làm Giám đốc doanh nghiệp tư nhân thì khó".
Đây là sự khác biệt cơ bản trong đời sống quản trị, trong hệ thống Nhà nước và ngoài Nhà nước. Có lẽ vì sự khác biệt này mà trong hệ thống doanh nghiệp Nhà nước, sự kém hiệu quả kéo dài mà chưa có giải pháp khắc phục.
Thể chế hóa trách nhiệm cá nhân
Như đã nói ở phần trên, có thể coi nghệ thuật quản lý là nghệ thuật xử lý quan hệ giữa tập thể và cá nhân. Tuy nhiên, trong một thời gian dài,mối quan hệ này chưa được tổng kết và thể chế hóa. Trong một cuộc trao đổi với báo chí bên lề Quốc hội, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An dã nói: "Hiện nay, mối quan hệ về trách nhiệm giữa tập thể và cá nhân, nhất là người đứng đầu chưa được quy định cụ thể chưa phát huy đúng mức vai trò của cả cá nhân và tập thể, khó đánh giá dược kết quả công tác và quy rõ trách nhiệm cá nhân khi có sai phạm".
Trong một lần trao đổi với ông
Hệ thống chính trị của chúng ta đã tồn tại hơn nửa thế kỷ nay, nhưng chúng ta còn thiếu văn bản thể chế hóa trách nhiệm cá nhân. Đây là một sự trì trệ không đáng có. Việc quản lý đất nước
Thực tiễn cho thấy, sự suy thoái thường do người đứng đầu lợi dụng tấm bình phong tập thể để che chắn sự yếu kém và những sai phạm của mình. Cá nhân thì hữu hình, tập thể thì vô hình, đổ cho một ông vô hình chịu trách nhiệm về những sai phạm rất cụ thể đã trở thành "nghệ thuật". Trong hầu hết cơ quan của nhà nước, không mấy người đứng đầu đám đứng ra chịu trách nhiệm về những sai phạm hoặc yếu kém của đơn vị mình. Và, đó là một trong những nguyên nhân sinh ra mọi tệ nạn trong xã hội hiện nay.
Cách đây trăm năm, khi một cơ quan phát động việc chống chủ nghĩa cá nhân, một đồng nghiệp người Nhật Bản đã nói với tôi: ở Nhật, không chống chủ nghĩa cá nhân, không những thế cá nhân và dân tộc là hai phạm trù dược tôn trọng. Việc tôn trọng cá nhân đồng nghĩa với việc khuyến khích năng lực cá nhân và đề cao trách nhiệm cá nhân. Phải chăng đây là một bài học thành công của người Nhật?
Chống chủ nghĩa cá nhân là mảnh đất tốt cho khái niệm tập thể bị lạm dụng, bị nhập nhèm, điều này đã vô tình tạo ra một tập thể vô trách nhiệm, cha
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường