Khóc, cười chuyện biển hiệu quảng cáo
Ngày nay, dùng biển quảng cáo là điều mà các Công ty, doanh nghiệp, cửa hàng, cơ sở dịch vụ thường sử dụng để bán được sản phẩm hoặc đánh bóng thương hiệu của mình. Thế nhưng, hình thức, nội dung của những biển hiệu ấy như thế nào, lại là chuyện khiến các "thượng đế “ nhiều khi giở khóc giở cười...
Từ chuyện sai chính tả trên các biển hiệu
Dạo qua một vòng trên nhiều phố của Thủđô, chúng ta sẽ bắt gặp không ít những biển hiệu quảng cáo, mà chủ nhân của cửa hàng không hiểu vì ít học hay cố tình chơi trội, đã cho trương lênnhững tấm biển làm cho người qua đường không khỏi phì cười.
Ngay trên phố Cao Bá Quát, có rất nhiều cửa hàng tân trang và rửa xe. Khi tôi dắt xe vào một hiệu có tấm biển đề Rửa xe, Dán ninon (tức nilon) ôtô, xe máy…Trong lúc hai thợ phụ rửa xe của tôi, ông chủ to béo không ngớt đi lại, điều khiển mấy anh chàng đang chúi mũi vào sửa sang cho chiếc
Lần khác, tôi và cô bạn lại thử vào một hiệu làm đầu ở ngõ Thanh Miến, nơi treo một tấm biển khá "hoành tráng:” quảng cáo mát xa, nhuộm tóc, làm móng tay chân và đắp mặt lạ (Nạ) dưa chuột…Bạn tôi, khi đắp thử mặt nạ nói luôn với cô chủ: "Sao em lại viết là mặt lạ, mặt nạ mới đúng chứ". Cô ta cười giòn tan: "Em cũng biết vậy nhưng đắp mặt nạ thì ai cũng viết rồi, em phải quảng cáo khác đi khách mới để ý chứ". "Nhưng để thế trông kì lắm”, cô bạn tôi phản đối. Cô chủ nguýt dài: "Có ai đánh thuế biển quảng cáo đâu, em thích thì để như vậy mà chẳng ảnh hưởng gì tới hoà bình thế giới?”. Đến nước này thì chúng tôi đành chào thua, bởi có góp ý nữa cô ta cũng chỉ làm theo cái lý của mình.
Trong một ngõ nhỏ của phố Huỳnh Thúc Kháng, ai nhìn thấy tấm biển treo trên cột điện quảng cáo sửa chữa Tivi, cũng phải bụm miệng cười. Chẳng hiểu vì chủ tấm biển ấy đã đổi nghề, hay vì mưa nắng giãi dầu mà chữ vi đã bị bong mất từ lâu, chỉ còn có chữ sửa chữa Ti… chất lượng, hiệu quả tại nhà?
Cũng tương tự, ở một phòng khám tư nhân treo biển Phòng khám Đa khoa đã rơi mất chữ A, chỉ còn Đ… khoa. Vậy mà mấy tháng trời, thầy thuốc trong phòng khám cũng chẳng cần sửa. Có lẽ dù Đ… khoa hay Đa khoa, thì vẫn có bệnh nhân đến - thế là quá đủ với họ rồi.
Lại chuyện biển quảng cáo, một lần trên đường ra ngoại thành Hà Nội chúng tôi thấy có một quán chỉ đề A! Chó! thay vì A! Ở đây có thịt chó! như ở nhiều nhà hàng thịt chó khác. Tôi không rõ khi viết biển hiệu như vậy họ có thực hiện được mục đích câu khách của mình? Còn anh bạn nước ngoài đang học tiếng Việt, ngồi cạnh tôi lại cười: "Hoá ra ai vào đấy cũng thành chó hết!", làm tôi thấy ngượng thay cho sự "sành diệu” nửa mùa của chủ quán thịt chó nọ.
Tới quảng cáo không đúng sự thật
Người viết bài này đã không ít lần chứng kiến, hoặc nghe nhiều thượng đế than thở về việc bị lừa như thế nào, khi họ tin vào các biển hiệu quảng cáo mà chỉ đọc đã thấy các nội dung hấp dẫn.
Như nhiều sinh viên khác. Thanh và Hiền sinh viên Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn cũng phải thuê nhà trọ để ở. Nhờ người quen, rồi tự đi hỏi mãi vẫn chưa thuê được căn nhà ưng ý, hai cô đã tới văn phòng môi giới nhà đất có tấm biển rất kêu "Văn phòng nhà đất hiệu quả” để nhờ tìm. Chị chủ mắt xanh mỏ đỏ, thơm nức nước hoa vồn vã: "Hai em tới đây là đúng địa chỉ rồi, như tên gọi của văn phòng, chúng tôi đã mang lại nhiều niềm vui cho khách hàng, vì họ thích nhà đất kiểu gì cũng được chúng tôi giúp đỡ tận tình. Miệng nói, tay chị ta đưa hai cô xem quyển sổ dày cộp chi chít những địa chỉ nhà đất. Khấp khởi mừng thầm, hai cô chọn một căn hộ theo quảng cáo thì rộng 14m2, công trình phụ khép kín, thoáng mát an ninh tốt…có giá 500.000đ/tháng ở Khương Thượng để tới xem. Sau khi nộp lệ phí 50.000đ, họ được một anh chàng gày nhẳng, dẫn lòng vòng tới tận cùng của một ngõ cụt. Vừa mở cửa một mùi ẩm mốc khai khẳn bốc lên, nhìn căn phòng méo mó, diện tích chỉ khoảng 10m2 lại đầy chuột gián chạy tung tăng, hai cô thất kinh: "Sao bảo phòng rộng 14m2 và thoáng mát cơ mà?" Anh chàng chỉ tay lên chiếc gác xép xập xệ trên đầu tỉnh bơ: "10m2 cộng với 4m2 gác không là 14m2 là gì. Nhà thuê giá bốn, năm trăm thế này là tốt lắm rồi, ngõ cụt chẳng ai vào làm sao mà mất trộm được. Nếu các em không ưng mai anh dẫn tới khu khác, song phải lên văn phòng nộp lệ phí đã. "Nói rồi anh ta vù thẳng. Hỏi hàng xóm, hai cô mới biết mình chỉ là một trong số hàng chục "con gà béo" đã bị lừa, vì anh chàng này từng đưa nhiều khách vào đây nhưng chẳng ai thuê cả. Mà Văn phòng hiệu quả cũng chẳng cần ai thuê, "sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi".
Kỳ thi Đại học vừa qua, ông bác tôi ở quê đưa con gái lên ôn thi và ở nhờ nhà tôi. Khi tôi hỏi ông định cho con thi ở đâu, ông đưa tôi xem tờ báo có quảng cáo của một Trung tâm luyện thi do một vị Tiến sĩ phụ trách. Theo địa chỉ trên báo, chúng tôi tìm tới Trung tâm và thấy tấm biển đế: uy tín, chất lượng, học sinh có nơi ở trọ, lệ phí phải chăng, những môn học do nhiều giáo viên tên tuổi dạy…Khi đưa người của Trung tâm dẫn tới phòng học, chúng tôi mới ngã ngửa khi thấy một dãy nhà cấp 4 thấp tè ẩm ướt. Học sinh ngồi chen chúc, mồ hôi mồ kê nhễ nhại, ai cũng cố len lên gần chỗ giáo viên hơn, vì ở xa chẳng nghe thấy gì. Thấy chúng tôi ngán ngầm, mấy tay "cò mồi” bu đến, một gã "cò" ấn vào tay ông bác tôi chương trình quảng cáo học, lệ phí trọ... và liến thoắng: "Bố cứ gửi em ở đây, bọn con sẽ lo cho em từ A đến Z.Em mà học lớp thầy T đảm bảo là có kết quả”. Hoá ra "Lò" luyện thi này chỉ mượn danh tiếng vị Tiến sĩ nọ, còn tổ chức là do một nhóm người đứng ra. Họ chỉ chú ý đến việc thu tiền, mặc dù lớp học cũng như chỗ ở của các sĩ tử đều hết sức nhếch nhác. Tận mắt chứng kiến, bác tôi thở dài: "Đúng là trăm nghe không bằng một thấy. Sao họ giới thiệu ghê thế, may mà mình có điều kiện lêntận đây kiểm tra, có những vị phụ huynh không lên được phó mặc cho con tự lo liệu, thì chỉ có tiền mất tật mang".
Không thể kể hết những chuyện khóc, cười do hiệu ứng của những tấm biển quảng cáo mang lại cho các "Thượng đế”. Trong cơ chế thị trường, càng ngày quảng cáo càng mang lại những hiệu quả to lớn cho người kinh doanh, làm các dịch vụ…là điều đã rõ ràng. Song quảng cáo như thế nào, hình thức nội dung của nó có làm người ta hiểu sai sự trong sáng của Tiếng Việt hay không là điều quan trọng hơn là đúng với thực chất hay thổi phồng lên… lại còn phụ thuộc vào lương tâm của những ông bà chủ. Thiết nghĩ, việc ra những quy định hay chỉ thị chấn chỉnh lại các phương thức quảng cáo là điều mà người có trách nhiệm nên làm.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương Hiệu