Khi đàn ông khóc
Một trong những cảnh bi tráng nhất của thiên nhiên là lúc nó đang bình bình thường thường bỗng đột ngột chuyển mình thăng hoa trở thành hùng vĩ. Ví như sông đang dài biển đang rộng chợt cồn cào gầm thét có con sóng lớn. Ví như núi đang cao rừng đang thẳm chợt nghẹn ngào tức tưởi có trận cuồng phong. Hoặc hoang dã đã lốc mênh mông trên sa mạc cát hoặc cuồn cuộn mây trên bao la xanh rợn cỏ thảo nguyên. Tất cả những biến chuyển bi tráng kể trên đã vượt hẳn ra khỏi cái dung tục gọi là thay đổi thời tiết. Nó là phi thường huyền bí, nó là bất khả giải thích. Ở nhỏ nhoi con người ta, có một sự biến chuyển cũng được nhiều phụ nữ đa cảm gọi hao hao gần như vậy, đây là lúc đàn ông bật khóc.
Không hiểu sao, đàn ông biết bật khóc đúng lúc thường hay làm đàn bà trìu mến thương yêu. Các bà các cô sẵn sàng xúc động nghẹn ngào khóc
Danh ngôn cổ có câu “anh hùng khấp huyết bất khấp lệ”, nôm na nghĩa là đàn ông có khóc thì cũng chỉ được phép bật ra máu chứ không bao giờ chịu ra nhạt hoét nước mắt. Vì thế tất cả đàn ông lỡ nức nở thì đành phải dấm dúi vào chỗ khuất, nếu vạn bất đắc dĩ phải phơi mặt giữa nhan nhản đám đông thì cố làm sao hai gòi má phải đỏ hồng đầm đìa huyết lệ. Đàn ông vốn bị mặc định là đại trượng phu đại hào kiệt , khác hẳn đám nhu nhược đàn bà, vì thế tư thế vị thế của sự mếu máo quan trọng lắm. Vô số đàn ông ngộ được điều đó nên luôn để một thỏi son nhỏ ở túi áo ngực, nhỡ khi phải khóc thì ngấm ngầm bôi vào đuôi khóe mắt.
Thực ra, đàn bà có khóc nhiều hơn cũng là chuyên đương nhiên bởi ngoài một số nỗi đau chúng không phụ thuộc theo giới tính như cô rphiếu loay hoay bỗng tụt như sáng tác thăng hoa bỗng lên (các nữ sĩ lúc thao thao trả lời phỏng vấn thường mô tả tuyệt vời kỹ lưỡng nỗi đau này) thì đàn bà luôn độc quyền một vài nỗi đau thuần túy khu biệt đại loại như đau đẻ chẳng hạn. Mặc dầu cho đến thời văn học đã hậu hiện đại, y học huyênh hoang là có phương pháp đẻ không đau thì phôn cờ lo vẫn xếp đau đẻ đứng đầu “top ba” vượt trên hẳn cả ngứa ghẻ và đòn ghen. Trong lịch sử nhân loại duy nhất chỉ hai người đàn ông suýt được hạnh phúc nếm mùi nỗi đau này là sư phụ Đường Tăng và đệ tử
Đàn ông Việt bây giờ nói chung hiếm hoi có người biết khóc, lý do cũng chẳng hẳn như cụ Tam
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường