Đi tìm một Ngọa Vân

09:37 SA @ Thứ Bảy - 23 Tháng Bảy, 2022

Khi viết tiểu thuyết lịch sử về giai đoạn nhà Trần, tôi đi điền dã nhiều vùng đất mà nhà Trần in vết. Đậm đặc nhất là các vùng Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Quảng Ninh. Và kéo một dọc dài ven biển cho tới Thừa Thiên - Huế. Rồi tiếp bước dấu chân công chúa Huyền Trân sang đất cũ Champa.

Những gì cần tìm kiếm, hầu như tôi đều thấy lại dấu tích.

Tuy nhiên, khi viết về vua Trần Nhân tông, một vị vua Phật duy nhất tại Việt Nam. Và dường như sau vua Asoka (thế kỷ thứ III, tại vương quốc Ấn Độ cổ đại) thì Trần Nhân tông là vị vua Phật có một tiểu sử trong sáng, đức độ và tài năng vào bậc nhất trong các bậc minh quân của những quốc gia theo Phật giáo. Hơn nữa, ông còn là người sáng lập ra dòng Thiền Trúc Lâm. Một dòng Việt Phật với lối tu chứng và tông chỉ dựa hẳn vào nền văn hóa Đại Việt, mang cốt cách của con người Việt Nam, nhưng lại không trái với tông chỉ của giáo lý Phật.

Lần theo dấu vết lịch sử, ta thấy Đại Việt sử ký toàn thư cho hay: “Tháng 8 năm Kỷ Hợi (1299), Thượng hoàng (Trần Nhân tông) từ phủ Thiên Trường lại xuất gia vào núi Yên Tử tu khổ hạnh”.

Sử nói: “Lại xuất gia”, có nghĩa là từ năm Quý Tỵ (1293), khi ấy Trần Nhân tông 35 tuổi, ông nhường ngôi cho con và xuất gia tu Phật, tại hành cung Vũ Lâm. Cũng gọi là “động Vũ Lâm”, nay thuộc xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

Tới Yên Tử, ngài lập ra Thiền phái Trúc Lâm, làm cho Phật giáo Việt Nam vừa có cốt, vừa có hồn. Và đến cuối năm Mậu thân thì Trần Nhân tông viên tịch, thọ 50 tuổi.

Nhân sự kiện này, Đại Việt sử ký toán thư ghi: “Ngày mồng 3, Thượng hoàng (tức Trần Nhân tông) băng ở am Ngọa Vân, núi Yên Tử”  1).

Đại Việt sử ký tiên biên cũng ghi: “Đến đỉnh Ngọa Vân triệu Bảo Sái đến...”. Khi Bảo Sái đến đỉnh Ngọa Vân, Nhân tông mỉm cười nói: “Ta sắp đi đây, sao ngươi đến muộn thế?”...  2).

Vậy am Ngọa Vân chính là nơi mà Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân tông viên tịch.

Nhưng am Ngọa Vân nằm ở nơi chôn nào trong quần thể di tích Yên Tử?

Trong suốt 25 năm qua, tôi đã đi về Yên Tử tới cả chục lần, vẫn không tìm ra dấu vết Ngọa Vân. Từ sau Hội thảo khoa học về Yên Tử lần thứ nhất (tháng 11 năm 1981), Yên Tử đã thành lập Ban quản lý di tích. Dăm năm trở lại đây, sở Văn hóa tỉnh Quảng Ninh đã in nhiều tài liệu về Yên Tử. Nhưng được coi là giá tụ nhất, chỉ có tập khảo cứu Cõi thiêng Yên Tử của Giáo sư sử học Hà Văn Tân và ông Thanh Sĩ, giám đốc sở Văn hóa, chủ tịch Hội khoa học lịch sử Quảng Ninh là đồng tác giẵ.

Tập sách dày 40 trang, gồm bản đồ chỉ dẫn các di tích và nhiều ảnh minh họa khá đẹp.

Trong bản đồ chỉ dẫn từ chùa Giải Oan tới đỉnh chùa Đồng, kể tới cả chục di tích, nhưng không tìm thấy chữ “Ngọa Vân”.

Rất may, nơi trang 33 lại có đoạn hướng dẫn tìm “Ngọa Vân” như sau: “Men theo con đường phía trái chùa Hoa Yên, một bên là sườn núi, một bên là vực thẳm, dưới đáy vực là rừng dáo tre vút lên thẳng tắp, ta sẽ đến am “Ngọa Vân” (am trong mây). Thác Tử từ trên lèn đá cao 10 mét, đổ nước xuống sôi réo vọt qua con đường này, rồi lao xuống vực ào ạt...”.

Tôi đã tìm đến nơi mà hai vị chỉ dẫn. Nhưng chẳng thấy một dấu tích gì. Dù là một viên gạch vỡ, một tấm bia sứt.

Đôi ba lần tôi và một vài người nữa có gợi hỏi ông Trần Trương, trưởng Ban quản lý di tích Yên Tử. Phân vân một lát, rồi ông đáp: “Theo em, có khi “Ngọa Vân” chính là chùa Hoa Yên, chỗ anh em mình đang đứng đây”.

- Thế các nhà khoa học có chỉ cho ta “Ngọa Vân” ở chỗ nào không, mà trong bản đồ di tích lại không có “Ngọa Vân”? - Tôi hỏi.

Ông Trương đáp:
- Có lần em đã hỏi bác Lan (tức nhà khoa học lịch sử, giáo sư Lê Văn Lan), thì bác ấy bảo: “Ngọa Vân chính là khu vực Tháp Tổ”. Vừa nói, ông Trương vừa chỉ xuống phía chân nền chùa Hoa Yên, tức khu vực vườn tháp.

- Thế còn các nhà khoa học khác? - Tôi lại hỏi:

- Bác Hà Văn Tấn và bác Thanh Sĩ thì nói Ngọa Vân ở gần Am Dược, như các bác ấy viết và in trong tập Cõi thiêng Yên Tử mà em đã tặng các bác đây.

Tôi vừa phân vân, vừa hoang mang vì mỗi nhà khoa học lại chỉ ra một Ngọa Vân ở những vị trí khác nhau.

Đành tìm lại trong sách sử, xem người xưa ghi chép việc này ra sao.

Sách Trúc Lâm tam tổghi: “Ngày 18, ngài lại đi bộ tới chùa Tú Lâm trên ngọn An Sinh Kỳ Đặc. Nghe nhức đầu, ngài gọi hai vị Tỳ kheo trong chùa bảo: “Ta muốn lên ngọn Ngọa Vân mà chân không thể leo nổi”. Hai vị Tỳ kheo bạch: “Hai đệ tử có thể giúp được”. Đến am Ngọa Vân, ngài tạ hai vị Tỳ kheo rằng: “Xuống núi tu hành đi, chớ xem thường việc sinh tử”.

Ngày 19, ngài sai thị giả Pháp không lên am Tử Tiêu ỏ núi Yên Tử gọi Bảo Sái đến đây gấp. 
Ngày 20, Bảo Sái quẩy gói sang...

Ngày 21, Bảo Sái đến am Ngọa Vân. Ngài trông thấy mỉm cười bảo: “Ta sắp đi đây, nhà ngươi đến sao trễ vậy? Đối với Phật pháp, có chỗ nào chưa rõ hãy nói mau”.

Sách Thánh đăng lục cũng mô tả việc Trần Nhân tông về Ngọa Vâny hệt sách Trúc Lâm tam tổ.

Sách Tam tổ hành trạng nói về sự kiện Trần Nhân tông lên am Ngọa Vân, cũng giống như các sách trên đă dẫn. Duy có hai vị Tỳ kheo thì sách Tam tổ hành trạng nói rõ tên: đó là Tử Mẫn và Hoàn Trung.

Nhự vậy, sự kiện vua Trần Nhân tông lên am Ngọa Vân và ngài viên tịch tại đó là một sự thật lịch sử. Và rõ ràng nó không thể nằm phía sau chùa Hoa Yên, phía am Dược, hoặc nơi vườn Tháp, hoặc chính chùa Hoa Yên.

Vì rằng, nếu am Ngọa Vân nằm ở một trong các vị trí như các nhà khoa học đã chỉ dẫn, và cũng giả sử rằng am Tử Tiêu, nơi nhà sư Bảo Sái ở là chùa Bảo Sái hoặc chùa Vân Tiêu ngày nay, thì từ khi nhà vua sai triệu, tới lúc có mặt, sơm nhất là một khắc canh giờ, muộn nhất là một canh giờ. Còn như ngày 20 Bảo Sái ra đi, tới ngày 21 mới có mặt tại Ngọa Vân thì chắc chắn Ngọa Vân không nằm trong sườn phía đông Yên Tử từ chùa Giải Oan lên đến chùa Đồng.

Khẳng định như vây, tôi lần tìm Ngọa Vân theo sườn phía tây Yên Tử.

Ta biết Yên Tử hội tụ bởi một hệ thống chùa tháp nằm rải rác trên trục đường Chí Linh về đến Đông Triều.

Các khảo sát của các nhà khoa học lịch sử, và cả ngành Văn hóa tỉnh Quảng Ninh trong mấy chục năm qua, chỉ thiên trọng về sườn phía đông của Yên Tử. Bắt đầu từ chùa Bí Thượng cách chân Yên Tử 10 km. Thực ra, chùa này không nằm trong hệ thống chùa tháp Yên Tử có từ đời Trần. Mà nó là điểm dừng chân của khách hành hương từ phía Kiến An, Hải Phòng tới đây mất đúng một ngày đường. Nó mới được dựng lên vào khoảng thời Nguyễn. San chùa Bí Thượng tới chùa Cầm Thực tức Linh Nham tự, rồi chùa Lân tức Long Động tự mà vào chùa Giải Oan, rồi từ đó theo đường hành hương của người xưa leo lên Vân Yên, Bảo Sái, Vân Tiêu... Đỉnh cao nhất của ngọn Yên Tử (1068m) từ xưa được coi là cảnh giới của cõi Trời. Thời chúa Trịnh Sâm sai đúc một ngôi chùa bằng đồng rất nhỏ đặt trên điểm cao ấy. Trong chùa có ba pho tượng tam tổ cũng bằng đồng. Ít lâu sau sét đánh, chùa rơi xuống vực về phía Bắc Giang. Mãi về sau dân dựng lại một ngôi chùa nhỏ xíu bằng xi măng, cốt thép. Lâu ngày gió mưa tàn phá lở lói.

Khoảng năm 1992 - 1993, một số Việt kiều từ nước ngoài về gom góp tiền bạc, thuê thợ Hải Phòng đúc và lắp ráp thành ngôi chùa Đồng mới. Vậy là trên đỉnh cao 1.068m ở Yên Tử hiện có hai ngôi chùa: một bằng đồng, một bằng xi măng. Kể cũng là chuyện chưa từng thấy trong việc trùng tu tôn tạo di tích lịch sử.
Tới cả tháng nay, chúng tôi chuẩn bị cho việc đi tìm một “Am Ngọa Vân”, như đã được mô tả trong sách sử của người xưa.

Thoạt đầu, số người chỉ gồm có tôi, ông Ngô Văn Quán, giám đốc Trung tâm Unesco nghiên cứu và ứng dụng Phật học, ông Đinh Công Vỹ, tiến sĩ sử học, hiện công tác tại Viện Hán - Nôm. Nhưng tới bữa lên đường, duyên may lại có nhiều người cùng đi, lèn chặt cả một xe. Trong đó có các nhà đạo diễn điện ảnh quen thuộc như ông Tô Minh Bình, đã từng làm một phim ngắn Danh sơn Yên Tử, ông Quang Minh, hãng phim Tài liệu trung ương. Quý nhất là một số cháu thanh niên như Trương Vĩnh Toàn, Hoàng Nguyên và hai cháu gái cùng có tên Hằng công tác tại Đài truyền hình Trung ương, cũng hăng hái đi tìm “Ngọa Vân” với chúng tôi.

Huyện ủy Đông Triều và Phòng Văn hóa huyện tạo điều kiện tốt nhất cho đoàn chúng tôi tới thăm Ngọa Vân. Đích thân ông trưởng phòng Văn hóa huyện dẫn chúng tôi đi.

Buổi sớm, sương mù còn phủ kín đồi, chúng tôi đã lên xe. Tới chân đập tràn, tức lốì vào cửa rừng, sương vẫn còn mờ phủ trên rừng cây. Gửi xe nơi nhà dân, chúng tôi cuốc bộ.

Áo quần mỗi người một kiểu, nhưng chân thì rất giống nhau. Bởi ai cũng mang một đôi giày ba-ta màu xanh lá mới tinh. Đó là Văn phòng huyện ủy và Ban Văn hóa huyện ưu ái trang bị cho khách trèo núi.

Khu rừng thuộc địa bàn xã An Sinh và Bình Khê, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Sau một thời gian bị quên lãng, Ngọa Vân giờ đây đang được đánh thức cùng với những giá trị to lớn của di tích, là một trong những điểm du lịch nổi bật của vùng đất Đông Triều. 

Chúng tôi đi men theo bìa rừng và cũng là bờ một con đập dài tới mấy chục cây số. Rừng lưa thưa uốn lượn theo mép nước
.
Giữa lòng con đập, nghe nói có chỗ nước sâu tới 24 - 25 mét, cá có con to tới 40 – 50 kg, nổi lên một gò tròn, nom tựa gò rùa hồ Hoàn Kiếm. Nơi đây là mộ táng của một trong các vua nhà Trần. Hình như đó là lăng mộ Trần Nghệ tông. Phần nổi của ngôi mộ đá này có bảy cửa thông nhau. Hiện có một cửa đã bị sập. Chúng tôi vẫn men theo bìa rừng và mép nước, đường đi quanh co, rừng cây lúc ẩn lúc hiện, khi thì giấu đi, lúc lại mở ra bất chợt, cho ta nhũng cảnh đẹp như một khuôn tranh vẽ bằng thuốc nước. Chính cảnh đẹp này đã hấp dẫn các nhà quay phim và các nhà nhiếp ảnh nghiệp dư cỡ Vĩnh Toàn, Hoàng Nguyên dừng lại bấm máy. Đoàn chúng tôi đi phải nhờ vào sự hướng dẫn của hai anh công an xã, và một người địa phương gánh giúp các đồ lễ và đồ ăn trưa cùng nước uống.

Khi tắt ngang dải rừng thưa, chúng tôi vào một khu đất trống. Nơi đây có một ngôi nhà nhỏ như nhà người gác rừng. Đó chính là nhà của một gia đình khai hoang, đang sở hữu khoảnh đất đã diệt hết cây rừng. Người chủ đang trồng hoa mầu và trồng quế.

Thấy khách đi qua, chủ đon đả ra mời. Chúng tôi ghé dừng trước khoảnh sân, bà chủ niềm nở rót nước mời khách. Trà là một thứ lá kim ngân, lá râm và cây nhân trần băm nhỏ phơi khô. Nước có màu nâu đen có cả vị đắng lẫn vị ngọt. Bà chủ mặn mà mời khách nán lại ít phút, để bà đi luộc sắn. Trước đó khoáng hơn một cây số trên đoạn đường chúng tôi vào rừng, cũng bắt gặp một ngôi nhà tương tự như thế này. Chủ nhà là một thanh niên trạc ba chục tuổi. Thấy khách í ới qua đường, anh chạy te tái tư trong nhà ra, đứng ở đầu sân nói qua dòng suối nhỏ: “Các bác đi du lịch sinh thái Khe Chè hay ngược Ngọa Vân?"

- Chúng tôi đi Ngọa Vân! - Có nhiều tiếng đáp trùng lặp.

- Từ đây lên Ngọa Vân còn xa không anh?

Chàng thanh niên cười. Anh vừa cười vừa nháy mắt nhìn những cặp chân khách, để tìm câu trả lời cho thỏa đáng.

- Các bác cứ đi đi. Khắc đi khắc đến. Nhưng đi kiểu này là về muộn đấy. Chiều về, mời các bác ghé đây ăn sắn luộc nhá!

Chúng tôi trả lời đại. Người nói “đồng ý”, người nói “cám ơn”.

Bà chủ nhà còn rót nước vào mấy cái vỏ chai nước khoáng đưa tiễn chúng tôi. Một vài người cầm miễn cưỡng. Bởi bên cạnh chúng tôi đang có người gánh đồ đầy ắp thức ăn và nước khoáng. Lo gì!

Vừa đi hết bãi cỏ tranh vào rừng được vài chục mét thì gặp một ngã ba. Anh công an phăng phăng dẫn một toán đã đi trước rồi. Người gánh đồ còn lết bết ở phía sau. Toán đi giữa chúng tôi phải đứng lại hú gọi dài dài. Chợt nhìn xuống nẻo đường mòn phía tay phải có một cành cây mới ngắt, lá còn tươi nguyên đặt ngang lốì mòn. Theo kình nghiệm của cái thời “sói con”, tôi nghĩ đây là nẻo đường cấm, liền rẽ sang trái.

Quả nhiên, chúng tôi đi tiếp vài trăm mét thì gặp toán đi trước, có chàng công an xã dẫn đầu đang ngồi chờ.

Đường đi mỗi lúc một khó hơn: dốc hơn, qua nhiều suõì nước, khe lạch. Nhiều đoạn không có đường, phải lội tới mấy trăm mét trong lòng suối lổn nhổn cuội và đá một. Trong suốt hành trình, chúng tôi phải qua tới mấy chục đoạn suối, nhưng có lẽ cũng chỉ có một hai con suốỉ lặp đi lặp lại lộ trình. Tựa như bên Yên Tử, khi ta vào tới suối Giải Oan, ta phải băng qua chín con suối ở những cung đường khác nhau; kỳ thực đó chỉ là một dòng suôi uốn thành chín khúc.

Khi vào tới cửa rừng già, thấy có một lều lán tuềnh toàng, và ở đó có chừng vài ba chục chiếc xe đạp, tất cả đèu không phanh, không chắn xích, không chắn bùn. Nom chúng giống như những con ngựa hoang. Đó là xe của những người thợ sơn tràng, mà bây giờ báo chí thương gọi họ là “lâm tặc ”.

Lối gọi ấy, tôi thấy có phần hơi thái quá. Bởi không phải bất cứ ai phải sinh sống bằng cái lộc của rừng cũng đều là lâm tặc. Dù sao những người dân cư ngụ cạnh rừng, vẫn cứ phải sinh sống bằng nghề rừng. Thông thường Nhà nước căn cứ vào tính chất của khu rừng mà cho phép người dân được khai thác những gì. Ví dụ đưực phép vào rừng hái nấm, đào củ nâu, củ mài, kiếm tìm các cây thuốc quý, được khai thác hạn chế loại gỗ tạp, đường kính từ bao nhiêu đến bao nhiêu và phải đóng thuế từng loại sản vật. Hoặc gỉả nếu là rừng đầu nguồn, rừng đặc chủng, rừng quốc gia thì cấm ngặt không cho phép bất kỳ ai ra vào khai thác lâm sản và săn bắn. Lại như rừng nghèo, rừng tái sinh thì đóng cửa tu bổ. Thế nhưng nơi nào, rừng nào cũng thấy đề biển cấm khai thác. 

Điều đó đồng nghĩa với việc mở toang cửa rừng. Chứng cớ rằng, đoàn chúng tôi càng đi sâu vào rừng, càng thấy nhiều người dân chuyên chở gỗ từ trong rừng ra. Và đây đó vang lên tiếng chặt cây chan chát. Nhiều cây đã đốn ngã, cản cả đường đi, mà chưa thấy cưa, chặt. Cách dăm bảy trăm mét lại gặp một lán sơn tràng và những dăm gỗ, những rác vỏ cây đẽo trắng cả đường đi.

Đoàn chúng tôi không còn giữ được đội hình nữa. Đường đi càng lên cao càng dốc, càng tút hút trong rừng già. Chỉ nghe tiếng nước suối chảy lúc thì róc rách, lúc lại rì rầm, và cả tiếng lá ngàn lao xao mỗi khi có trận gió lướt qua. Chúng tôi có hơn chục người mà phân thành nhiều tốp. Ông trưởng phòng Văn hóa huyện và cô cán bộ phòng Văn hóa, lúc đầu còn bám sát khách, trò chuyện và giảng giải về các di tích lịch sử và danh thắng của huyện. Cả anh bạn trẻ công an xã cũng nói nhiều về rừng cây, về hồ, về đập và những sản vật rừng cho khách nghe. Nhưng rồi khách bết quá, người nọ chờ người kia. Lúc đầu chờ, vì phải dừng lại quay phim, chụp ảnh. Một tảng đá lớn nhô ra trên bờ suối, một cây lộc vừng mọc trên đá, bộ rễ phủ kín nửa khối đá, nom chắc, khỏe và đẹp đến mê hồn, tựa như một cây ghép đá trên hòn non bộ. Chỉ thế thôi cũng đủ kéo mấy chiếc máy quay phim, máy ảnh và mọi người dừng lại xem ngắm tới cả nửa giờ. Nhưng sau ba giờ leo núi thì không còn ai hào hứng bấm máy nữa.

Đường thì xa, người hướng dẫn chỉ để lại cho chúng tôi những cành lá chặn các nẻo đường cấm rẽ. Quen rồi, cứ thế mà đi. Đói, khát, mệt muốn ăn muốn uống lại chẳng thấy người gánh đồ. Lúc này, mấy chai nước của bà chủ khai hoang mới quý làm sao. Sau gặp nhau ở Ngọa Vân mới biết ông gánh đồ lạc đường, bởi ông mải mê tìm cây cảnh.

Khoảng 11 giờ, chúng tôi ra khỏi rừng già. Mênh mông một vùng trời. Nắng vàng trong như hổ phách, bầu trời xanh bao la. Mấy quả đồi sừng sững mướt một màu xanh. Nếu như có một đàn bò, hoặc một đàn bê đang gặm cỏ, hẳn ta nghĩ rằng mình đang ở Ba Vì hay Mộc Châu.

Vây lấy những đồi cỏ mênh mông này vẫn là màu xanh sẫm rừng già. Đường vẫn theo dốc dựng đi lên. Tôi có cảm giác như mình đang đi vào vô tận.

Đi tới một điểm thiêng ngưỡng mộ, lòng chúng tôi vững tin ở bước chân mình.

Chùa nằm ở vị trí trung tâm sườn phía Nam của núi Bảo Đài, ở độ cao trung bình 588m – 644m so với mặt nước biển. Ảnh: VOV

Nhớ lúc leo lên có một miếu tranh nhỏ, ưong đó có chiếc bình hương Bát Tràng cổ, men nâu. Khói hương và cả vàng mã vừa đốt tro còn chưa tàn, khói còn ngưng trên tán lá, khiến khu rừng như lãng đãng nhuốm một màn sương hư ảo. Hẳn là những người thợ sơn tràng vào lễ cầu may. Nghe nói đây là đoạn dừng kiệu của Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân tông, mỗi khi ông lên Ngọa Vân.

Dừng kiệu, là cách nói tôn vinh của người đời sau. Chứ cứ như lời ghi trong sử sách thì mọi người đều phải đi bằng đôi chân của mình. Trần Nhân tông trước khi viên tịch ít ngày, muốn leo lên Ngọa Vân không đủ sức, chẳng đã nhờ hai Tỳ kheo dìu lên đó sao.

Đoàn chúng tôi cũng lần lượt vào chiêm bái. Có người còn đem theo cả hương, vàng. Mấy chàng trai trẻ Vĩnh Toàn, Hoàng Nguyên lúi húi chụp ảnh miếu thờ và đốt vàng mã giúp các bậc phụ huynh vừa lễ. Rừng rậm âm u, ẩm thấp, khói bốc lên phủ một đám mù dầy đặc. Ai nấy dừng lại. Hẳn là trong tâm tưởng, mọi người đều hình dung ra con đường mà gần 700 năm trước, Trần Nhân tông đã đi. Và đều tự hỏi: Tại sao một ông vua trẻ, lẫy lừng hào quang đến thế. Hai lần, tự mình chỉ huy cả nước đại phá giặc dữ Mông - Nguyên. Ấy vậy mà mới có 35 tuổi đã nhường ngôi cho con.

Tại sao ông không sa vào con đường hưởng lạc như phần lớn các vua chúa khác, lại tìm đến chốn thâm sơn cùng cốc này mà tu khổ hạnh?

Nếu không phải là một đấng vua Phật, sao dám giũ bỏ mọi hào quang, khước từ mọi dục vọng thế gian, sáng lập ra một dòng thiền, khai mở tâm tuệ cho mọi ngươi, vững tin vào nội lực để cùng nhau xây dựng một quốc gia thuần ái, mạnh giầu, tựa như một quốc độ Phật.

Càng lên cao, bầu trời càng bao la, núi rừng càng hùng vĩ. Mặc dù giữa trưa, trời nắng đẹp nhưng phía trước chúng tôi rừng trùng điệp, khói bốc thành mây. Nhũng đụn mây khổng lồ tạo ra đủ mọi hình thù, tùy theo sức cảm của mỗi người. Kia là một tòa thành. Kia nữa là một đàn cừu đang cúi đầu gậm cỏ. Lại kia là một bầy ngựa đang phi, bờm dựng ngược, đuôi duỗi dài theo cặp vó sau tung ngược lên trời. Một thoáng, các hình thù kia xích lại gần nhau và hợp thành một quầng mây lớn hình chiếc tán, nằm bất động trên đỉnh núi cao. Chúng tôi bảo nhau: “Chắc phía ấy là Ngọa Vân”.

Tuy mệt nhọc, nhưng mấy chàng trai cứ bện lấy nhà sử học Đinh Công Vỹ mà hỏi, mà nghe những điều lạ lẫm về lịch sử. Quý thay còn có người muốn hỏi, muốn biết về lịch sử tổ tông.

Đi hết quả đồi tranh, lại chui vào rừng già tịch mịch, không tiếng suối reo, không tiếng gió ngàn. Và kỳ lạ thay, suốt hành trình, chúng tôi không hề nghe được một tiếng chim, tiếng thú nào. Tôi nhớ hồi nhỏ, đi vào bất cứ cánh rừng nào, nếu là mùa hè thì tiếng thác xốì ào ào, tiêng suối reo như hát. Và mùa đông thì suối róc rách như tiếng cây rừng thì thầm chuyện vãn. Và luôn nghe thấy tiếng tắc kè, tiếng chim “bắt cô trói cột”, “bắt tép kho cà”, tiếng chào mào, liếu điếu líu lo, tiếng họa mi lảnh lót như cả một dàn nhạc rừng lên tiếng, và xa vẳng thanh bình nlìất vẫn là tiếng gáy chim cu cườm.

Đi hết rừng gỗ lại đến rừng trúc. Đường vẫn cứ thoai thoải lên cao. Tôi chưa từng thấy trúc ở đâu lại có màu xanh đậm đà đến thế, kể cả rừng trúc đại ngàn bên Yên Tử. Nhìn lên đỉnh đầu, lá ken dầy đặc không thấy bầu trời. Nhìn ngang thân cây lại rất thông thoáng, khiến ta có cảm giác ánh sáng từ đất chiếu lên. Và kỳ lạ, trúc mọc tự nhiên mà cây cách cây, hàng cách hàng cứ đều tăm tắp, tựa như cây trồng trong các công viên vậy.

Hết rừng trúc lại leo lên đồi tranh. Đập vào mắt tôi một khung tường lở lói, một căn nhà hoang phế. cỏ tranh và cây dại trong nền nhà đã mọc cao vượt cả khung tường. Hỏi ra mới biết đây là ngôi chùa ngoài của quần thể Ngọa Vân. Chúng tôi hết sức vui mừng. Dường như bao nỗi nhọc mệt, khát, đói, gốì mỏi chân chồn đều tan biến đi. Theo lối mòn đi lút vào vạt rừng lưa thưa cây cối độ vài trăm bước, sừng sững trước chúng tôì là đỉnh núi Ngọa Vân.

Thực hay mơ đây. Tôi không tin ở mắt mình nữa. Thong thả bước từng bước lên bậc đá, mắt không rời hai ngọn tháp và mấy tấm bia, tôi bàng hoàng như kẻ đi tìm kho báu. Và kho báu đang hiện ra trước mắt tôi đây, làm sao mà kìm nén được nỗi lòng.

Trong khi tôi còn mải suy tư, thì mấy nhà quay phim đã xăng xái quét lia theo đủ các góc độ. Tôi ngoái tìm tiến sĩ Đinh Công Vỹ, anh đang hí húi bên tấm bia vỡ to tướng phía trên chùa. Và các cháu Trương Vĩnh Toàn, Hoàng Nguyên đang lặng ngắm toàn cảnh Ngọa Vân, rồi hai anh em thi nhaú bấm máy.

Sừng sững trước tôi là Đoan nghiêm tháp. Không hiểu trong đó chứa xá lị của vị thiền sư nào. Bởi ngoài ba chữ đó, không có một thông tin nào về ngôi tháp này. Nhích sang phía trái, một ngôi tháp gạch nhỏ hơn tháp Đoan nghiêm, có ghi ba chữ Phật Hoàng tháp. Đích thị là tháp của Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân tông. Phía trước tháp có tấm bia đề ghi năm trùng tu. Chính giữa có hàng chữ to, nét còn rất sắc: “TRẦN NHÂN TÔNG HOÀNG ĐẾ LĂNG SẮC KlẾN”. Bên cạnh ghi năm trùng tu: “Minh Mạng nhị thập nhất niên, cửu nguyệt, sơ lục nhật phụng”.

Không hiểu người xưa tính thế nào mà ghi “Minh Mạng năm thứ 21”, trong khi triều đại Minh Mạng trị vì có 20 năm (1820 - 1840). Có lẽ là theo cách tính truyền thống, như người ta thường tính tuổi.

Trước tháp Phật hoàng về phía tay mặt còn có con voi đá quỳ cả bốn chân, nom dáng hiền khô như một con thỏ. Tôi nhìn sang bên trái để tìm một con nữa, nhưng không thấy.

Lại leo mươi bậc đá lên nền chùa, tôi thấy nhà Hán - Nôm Đình Công Vỹ đang phết chuối tiêu lên tấm bia lớn, nhưng đã vỡ thành 5,6 mảnh, nhà chùa cho đặt nằm để thiền khách có thể đọc hiểu. Đây là một tấm bia dựng từ thời Lê. Vầng mây và quầng lửa trên trán bia, các đường gờ quanh bia và hai hàng hoa cúc dây ở hai bên là những đường nét mềm mại, tinh tế của những người thợ chạm khắc tài hoa thời Lê, mà ta không tìm thấy trong thời Nguyễn. Dưới vầng mây và quầng lửa là năm chữ khá lớn “TRÙNG TU NGỌA VÂN TỤ”. Nét chữ trên trán bia cũng như trên mặt bia còn rất sắc.


Dòng lạc khoản ghi: “Vĩnh Thịnh vạn vạn niên chi tam tuế” (Bia dựng năm thứ ba, đời Vĩnh Thịnh), tức là triều vua Lê Dụ tông (Lê Duy Đường). Ông lên ngôi năm 1705. Có nghĩa là chùa Ngọa Vân được trùng tu năm 1708.

Tôi cúi nhìn tấm bia, chữ đang hiện dần trên nền giấy dó, dưới bàn tay xoa vuốt của nhà sử học Đinh Công Vỹ. Rất tiếc, tấm bia bị đập vỡ làm nhiều mảnh, nên nhiều dòng bị đứt đoạn. Tuy nhiên, những gì còn lại cũng cho ta biết được những thông tin cần thiết. Mở đầu là dòng chữ: “Từng nghe: Nơi tĩnh thổ tránh được bụi trần, khỉ vàng sắc tướng là ở đây...“  3)...

... Ngoảnh ỉại nhìn phủ Kinh Môn, huyện Đông Triều, đạo Hải Dương, chùa Ngọa Vân thực là một chốn danh lam đệ nhất, núi nghìn tầm cao chót vót, vạn dòng nước triều dồn tới, sản vật phong phú, loại loại u nhã, giống giống lạ kỳ, hình khe thế núi uốn lượn, quần tụ, phô bày… "  4)Đó là những lời bia nói về phong cảnh, còn đây là đoạn nói về trùng tu: “Ở núi Bảo Đài, nơi thanh tịnh cảa chùa Ngọa Vân có vị Tỳ khưu tăng, tên hiệu là Viên Tri làm việc tràng tu thượng điện, hậu đường, gác chuông, phòng tăng các nơi 25 gian, bảo tháp hai tòa... ”.5)

Không biết chùa Ngọa Vân khi khởi dựng quy mô thế nào, nhưng căn cứ vào bia trùng tu năm 1708 cho ta thấy nó không phải là ngôi chùa nhỏ. Cứ xem những tảng đá kê chân cột còn sót lại nằm rải rác ven chùa, đường kính chân cột đo được 0m60, nếu cả chân đế bao quanh thì đường kính lên tới 0m80. Nhìn ngôi chùa hiện có: một gian nhà gạch nhỏ như một cái miếu cô hồn, cây que gác tạm, trong bầy vài ba pho tượng be bé, nước sơn lòe loẹt. Một gian như nhà chòi cho tăng ở. Cạnh đó là một gian nhà sàn bằng gỗ của anh em sơn tràng, dựng làm nơi lưu trú.

Sư trụ trì Thích Đức Tiến 34 tuổi, người Thủy Nguyên, Hải Phòng mới về trụ được hơn một năm.

Tôi hỏi sư về tình cảnh chùa và sự chăm sóc của Sở Văn hóa Quảng Ninh.

Dường như nhà sư không biết đến Sở Văn hóa, chỉ biết địa phương mình cư trú. Sự thật như phần trên đã nói, Sở Văn hóa tỉnh Quảng Ninh và Ban quản lý di tích lịch sử, tôn giáo Yên Tử còn chưa biết Ngọa Vân nằm ở đâu thì làm sao mà quan tâm được. Chính Bộ Văn hóa cũng chẳng bao giờ nghiên cứu tới việc còn, mất một địa danh - dù nó là Ngọa Vân!

Lại hỏi sư:
- Ở đây xa dân, có ai đến lễ bái không ạ?

Sư đáp:
- Ồng tính, làm gì có khách nào dám trèo lên cái chùa nghèo này mà lễ. Vả lại đường đi hiểm trở như ông đã thấy.

- Dạ, thế nhà chùa sống bằng nguồn nào?

- Cũng nhờ bà con Phật tử hảo tâm ngoài xã cúng dàng gạo, muối.

- Bà con đem lên đây hay nhà chùa tự xuống núi gùi lên?

Ngoảnh nhìn mấy người thợ sơn tràng, sư đáp:

- Nhờ mấy anh em sơn tràng đây đem giúp.

- Nếu gặp kỳ mưa dài ngày, lũ suối không qua lại được, nhà chùa sống thế nào?

Sư cười:
- Ăn nhờ mấy bác sơn tràng, vả lại nhà chùa chúng tôi đạm bạc, nhất thực (một bữa) chẳng tốn kém là mấy. - (Tôi cười thầm trong bụng - vậy là “lâm tặc” đã cưu mang nhà sư).

Nhìn căn phòng trống hoác không có vật dụng gì, đến kỉnh sách cũng không. Lúc ở trên chùa tôi nhác thấy quyển Chư kinh nhật tụng, liền hỏi:

- Thầy ở đây có kinh sách gì để đọc, để học hàng ngày không?

- Ông thấy đây, tôi chỉ đem theo được mỗi một cuốn kinh để tụng vào các khóa lễ trong ngày mà thôi. Nói rằng thừa tự một di tích nổi tiếng của vua Trần, mà chẳng có một cuốn kinh nào của thời Trần. Ngay cả sách, sử về thời Trần cũng không có. Thành thử có bà con nào hỏi về lai lịch, nhà chùa cũng đành chịu.

- Kinh sách về Thiền học đời Trần có Khóa hư lục của vua Trần Nhân tông soạn, có Thượng sỹ ngữ lục của Tuệ trung thượng sĩ Trẩn Tung, Trúc lâm tam tổ... Tôi sẽ ráng kiếm các loại sách đó để thầy đọc”  6).

- Cám ơn Ông phát tâm công đức, cầu Phật tổ hộ trì cho ông và gia đình được an lạc, tinh tấn.

Lúc chúng tôi tới chùa, trời sáng bừng lên. Nom toàn cảnh Ngọa Vân, vừa rực rỡ vừa hùng vĩ. Ngọn núi nơi có ngôi chùa tọa lạc tựa như một chiếc lưng ngai, cũng tựa như vằng mặt trời lẩn trong quầng mây bông xốp nõn, hai dải núi vòng hai hên như hai cánh tay ngai đâm thẳng xuống thung lũng, lại cũng như hai con rồng ngoan ngoãn chầu về. Trước chùa là một khe rộng. Xa kia là hồ nước - điểm tụ thủy.

Khen thay, người xưa có con mắt phong thủy tinh tường, lại hợp với đức tính khiêm tốn của người mình. Trong việc xây cất các công trình, dù lớn dù nhỏ, bao giờ cũng trong cái thế hòa hợp với thiên nhiên chứ không ức chế thiên nhiên, để phô bày sức mạnh giả tạo cùa con người. Như chùa Ngọa Vân đây, dù có tòa ngang dãy dọc, thượng điện, hạ điện... tới 25 gian, thì vẫn cứ là nép trong bóng núi, lẫn với cây rừng, lẩn trong mây khói. Các vị tu hành ở đây, tuy là người trần thế đấy, nhưng cốt cách tiên thánh đấy.

Loáng cái trời đã đổ mưa. Sư ông nói:

- Các ông có phước, được các Ngài độ đấy. Mưa này là mưa tẩy trần (rửa bụi).

Nghe sư nói, mọi người đều cảm kích.

Tôi hỏi:
- Sư ông có biết vì sao tấm bia lớn thế mà bị đập vỡ thành nhiều mảnh?

- Tôi về đây thì mọi sự đã như thế. Nghe anh em sơn tràng kể thì dăm bảy năm trước, bọn người săn lùng cổ vật và vàng bạc lên đây đào bới, xới xáo tan hoang hết cả. Bia đây là do họ đập. Họ nghĩ là có vàng giấu trong bia. Hai con voi đá chầu tháp Phật Hoàng, họ đập một con vỡ cả vòi và bốn chân, không tìm kiếm được gì, họ hò nhau lăn voi xuống vực. Tôi về đây... - Nhà sư xúc động, đôi mắt đỏ hoe. - Tôi nghe bà con vùng này nói, dăm bảy nãm trước, vẫn còn hình dáng ngôi chùa, tuy rệu rã. Nhưng những kẻ hám lợi đã đập phá từng viên gạch để tìm vàng. Và những gì hiện có ở “Ngọa Vân” ngày nay là do một bà Phật tử hảo tâm, từ Cửa Ồng về đây, bỏ tiền ra tôn tạo.

Trời lại hửng hẳn tôi kéo sư Tiến ra sân. 
Ngước nhìn triền núi phía sau chùa, đã thấy mấy chàng trai hí húi bấm máy, ghi hình chiếc am nhỏ. Tôi leo lên thấy đó là một am thấp. Mặt tiền lở lói, rêu phong. Hai hàng câu đốỉ đã long lở gần hết không đọc được, duy có ba chữ “NGỌA VÂN AM” trên vòm còn rõ nét.

Vậy là có cả “NGỌA VÂN TỤ” và “NGỌA VÂN AM”. Mái am vừa được tu bổ bằng xi măng trơn bóng. Chiếc am nhỏ chưa đầy 3 m2, chắc đây là nơi đức Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân tông đã từng tọa thiền, và Ngài viên tịch cũng chính nơi đây.

Tháng 8/1299, Thượng hoàng Trần Nhân Tông xuất gia vào núi Yên Tử tu hành khổ hạnh, lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu Đà. Khi lên tu tại am Tử Tiêu trên ngọn núi Tử Tiêu, Ngài xưng là Trúc Lâm Đại Sĩ. Tháng 5/1307, Trúc Lâm Đại Sĩ lên tu tại một am trên ngọn núi Ngọa Vân, am nơi Trúc Lâm Đại Sĩ tu hành được gọi là am Ngọa Vân. Tháng 11/1308, Ngài an nhiên nhập Niết bàn tại am Ngọa Vân.  Ảnh: VOV
Tháp Phật hoàng, nơi giữ xá lị của Phật Hoàng.
Sau khi Phật hoàng hóa Phật, Pháp Loa – Tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm tổ chức hỏa thiêu Phật hoàng ngay tại Ngọa Vân, thu được hàng nghìn viên xá lỵ và ngọc cốt. Một phần xá lị được tôn trí trong Phật hoàng tháp tại am Ngọa Vân, số còn lại được đưa đi tôn trí ở nhiều nơi như Đức Lăng (Thái Bình), tháp Phổ Minh (Nam Định). Tại Ngọa Vân hiện vẫn còn tháp Phật hoàng, nơi lưu giữ xá lị của Ngài.  Ảnh: Dân Trí

Một bậc anh hùng cái thế văn võ kiêm thông, công trùm thiên hạ; một bậc chân tu nghiêm cẩn, đức sáng câ ngàn năm, mà chết như một người bình thường. Sao tôi cảm như ngài vẫn ngổi đây giảng pháp. Ngài đang mỉm cười hỏi Bảo Sái: “Sao ngươi đến trễ vậy. Ta sấp đi rồi. Phật pháp còn điều gì chưa rõ, nói mau đi...”.

Gần 700 năm rồi sao tội vẫn cảm như Ngài đang thị hiện. Ôi, một con Người chỉ sống có 50 năm trần thế, nhưng sự nghiệp tới cả ngàn sau vẫn tỏa sáng như một ngôi sao Bắc đẩu, soi đường dẫn lối cho lớp lớp cháu con.

Trần Nhân tông xuất gia tu khổ hạnh như một vị đầu đà; chân đi dép cỏ, tay chống gậy trúc, mình mặc nâu sồng đi thuyết pháp đó đây. Khi viên tịch cũng viên tịch tại am thất. Vì thế, Bảo Sái, vị thượng túc đệ tử coi Nhân tông như người nhà Phật, nên cứ việc đem ngọc thể của Ngài hỏa thiêu mà khộng cần sự có mặt của đệ nhị tổ Pháp Loa. Và cũng chỉ báo về triều chứ không cần sự chứng kiến của vua Anh tông.

Trần Anh tông được tin vua cha mất, bèn đem cả triều đình cùng thuyền ngự đến vái lạy từ chân núi và khóc lóc thảm thiết vang động cả núi rừng.

Nhân việc này, hầu hết cấc quan trong triều đều dâng sớ hạch tội Pháp Loa. Nhưng vì đã có lời căn dặn của Nhân tông do Bảo Sái thưa lại, nên Anh tông cũng bỏ qua chuyện ấy. Anh tông rước xá lợi về triều. Triều đình dâng tôn hiệu: “Đại Thánh Trần Triều Trúc Lâm Đầu Đà Tịnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Tổ Phật”,

Vẻ đẹp cổ kính và thanh tịnh của Ngọa Vân am. Ảnh: Đào Bích (Lao Động)

Đi xuống sân chùa, tôi hỏi mấy bác sơn tràng:

- Từ đây sang Yên Tử bao xa?

Mọi người chỉ cho tôi ngọn núi cao nhất ở phía đông và nói: “Yên Tử đấy, chỉ cách có ba quả đồi thôi”. Quả là Yên Tử trong tầm nhìn, có nhẽ theo đường chim bay chỉ bốn, năm ngàn mét.

- Có đường đi tắt sang Yên Tử không các bác? - Tôi lại hỏi.

- Không! Hiểm trở lắm. Từ thượng cổ vẫn không có đường đi tắt.

- Vậy từ đây sang Yên Tử đi mất bao lâu?

- Đi như cánh lận rừng chúng tôi cũng phải từ 5 giờ sáng tới 8 giờ tối mới đến được. Trên dưới bốn chục cây số đấy chứ không gần đâu.

Đường đi như vậy thật đúng như Tam Tổ thực lục và các sách đã ghi:
"Ngày 19 sai thị giả Pháp không lên am Tử Tiêu núi Yên Tử gọi Bảo Sái về gấp. Ngày 20, Bảo Sái ra đi, đêm ngủ tại Sơn điếm. Ngày 21, đến núi Ngọa Vân. Thượng hoàng thấy đến mỉm cười...”.

Không hiểu do hoàn cảnh nào mà các nhà khoa học lịch sử và quản lý văn hóa, lại “bỏ sót” một “Ngọa Vân” vẫn đang tồn tại ra khỏi quần thể di tích Yên Tử! ?

Điều kỳ lạ, bất cứ một cán bộ. và người dân nào của huyện Đông Triều cũng biết một am Ngọa Vân đang hiện hữu, ngoại trừ các đời Giám đốc Sở Văn hóa Quảng Ninh, và các nhà khoa học lịch sử chuyên khảo cứu về Yên Tử là không biết.

Và vì thế, Ngọa Vân tới nay vẫn chưa được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa.

Thiển nghĩ, chỉ còn 6 năm nữa là đúng 700 năm (1308 - 2008) Trần Nhân tông viên tịch, Bộ Văn hóa Thông tin nên cử người về Ngọa Vân khảo sát, tu bổ, xếp hạng và trả di tích này về cho quần thể Yên Tử. Nêu không thì cũng nên có sự hướng dẫn chính xác cho đương đại và cả cho hậu thế như người xưa đã làm; không nên để Ngọa Vân mất tiêu một cách oan uổng nơi “phía sau chùa Hoa Yên” như sách Cõi thiêng Ỵên Tử đã chỉ dẫn.

Việc các nhà khoa học lịch sử và quản lý văn hóa chỉ ra một “Ngọa Vân” mơ hồ như trong sách Cõi thiêng Yên Tử, khiến các địa điểm như “Am hoa”, “Am dược”, “Am lò rèn”... cũng trở nên mông lung, khó tin; bởi tất cả đều không có một chứng cớ khảo cổ nào làm bằng.

Mong sao nước ta có một đội ngũ các nhà khoa học lịch sử nghiêm túc và trung thực, để nhân dân có thể tin những gì họ nói và viết. Và cũng mong sao các thế hệ nốỉ tiếp thừa kế xứng đáng sự nghiệp của tổ tông.

Sau một thời gian dài bị quên lãng, quần thể di tích Chùa Ngọa Vân từ năm 2014 đã và đến nay vẫn đang được tiếp tục trùng tu, tôn tạo và trở thành điểm nổi bật của vùng đất Đông Triều, Quảng Ninh - vùng đất mà Phật hoàng Trần Nhân Tông- người sáng lập ra dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử- từng tu hành và nhập Niết bàn.

Đẹp mãn nhãn cảnh sắc ở chùa Am Ngọa Vân Quảng Ninh. Ảnh:FB Ngọa Vân Tự 

Láng Thượng, ngày 22 tháng 11 năm 2001

Ghi chú:
1)  Toàn thư, bản kỷ, quyển VI, tr. 104
2)  Đại Việt sử ký tiền biên, bản kỷ, quyển V, tr. 406
3)  4)  5) Tất cả những lời dịch văn bia là của Tiến sĩ Đinh Công Vỹ
6)  Việc này sau tôi có nhờ thầy Thích Tâm Thuần trụ trì chùa Cự Khối. Nghe nói thầy cũng sắp tháp cùng Hòa thượng Thích Thanh Từ lên thăm Ngọa Vân trước khi Hòa thượng quyết định xây Thiền viện Trúc Lâm tại Long Động tự (chùa Lân), để Hòa thượng cung ứng các loại sách kinh cho sư chùa Ngọa Vân. Bởi hòa thượng đã dịch và giới thiệu hầu hết các loại sách đó.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Việt Nam hóa Phật giáo ở Trần Nhân Tông

    17/03/2019Nguyễn Tài ĐôngTheo tác giả, Trần Nhân Tông là người đã tập đại thành tư tưởng thiền học của một số thiền sư Việt Nam trước đó, sáng lập nên Thiền phái Trúc Lâm và qua đó, đánh dấu một bước hoàn tất quá trình Việt Nam hoá Phật giáo. Để làm sáng tỏ vấn đề này, trước hết, tác giả phân tích tiền đề thiền học của Trần Nhân Tông cùng những thiền sư đã có ảnh hưởng lớn đến Trần Nhân Tông. Tiếp đó, tác giả phân tích ba vấn đề đặc sắc trong tư tưởng của Trần Nhân Tông: quan niệm tâm chính là Phật, học thuyết vô niệm và tinh thần nhập thế tích cực.
  • Bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần của nhà văn Hoàng Quốc Hải

    22/08/2017Bão táp triều Trần là một trong những sáng tác nổi bật của nhà văn Hoàng Quốc Hải, thể hiện thái độ nghiêm túc, trân trọng của tác giả đối với lịch sử nước nhà khi viết về một trong những triều đại để lại dấu ấn khó quên nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam (1225 - 1400)...
  • Vì sao vua Trần Nhân Tông về Yên Tử tu hành?

    28/02/2016Nguyễn Trần Trương"Vì sao Thượng hoàng Trần Nhân Tông không ở lại Vũ lâm hay lựa chọn một nơi nào khác trên đất nước Đại Việt mà lại chọn Yên Tử để tu hành?" - Câu hỏi được phần nào lý giải trong tham luận của Nguyễn Trần
    Trương (Phó Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh) trong Hội thảo tưởng niệm 700 năm ngày Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết-bàn...
  • Đức Vua, Phật Hoàng Trần Nhân Tông – Anh hùng dân tộc, nhà văn hóa lớn

    25/02/2016Anh ChiTrần Nhân Tông được sách Đại Việt sử ký toàn thư chép về ông: "... được tinh anh thánh nhân, thuần túy đạo mạo, sắc thái như vàng, thế chất hoàn hảo, thần khí tươi sáng... Trên vai bên trái có nốt ruồi đen cho nên có thể cáng đáng được việc lớn, ở ngôi 14 năm, nhường ngôi 5 năm, xuất gia 8 năm...
  • Lược khảo tư tưởng Thiền trúc lâm Việt Nam

    11/11/2005Nguyễn Hùng HậuCùng với khuynh hướng tìm về cội nguồn, việc nghiên cứu thiền Trúc Lâm Yên Tử - một thiền phái Việt Nam, do người Việt Nam tạo dựng và phát triển - là một vấn đề cần thiết và cấp bách. Thông qua việc nghiên cứu một trường phái Phật giáo Việt Nam sẽ phần nào giúp chúng ta hiểu tổ tiên chúng ta hơn, hiểu con người Việt Nam trong lịch sử hơn...