Chạy đua vũ trang hay suy thoái kinh tế
Sự sụp đổ có vẻ bất ngờ của
Như một cầu chì cho thời kỳ chiến tranh lạnh, vũ khí hạt nhân có bốn công dụng. Thứ nhất, nó phù hợp với logic đầy nghịch lý của chiến lược, khả năng hủy diệt của vũ khí hạt nhân vượt quá đòi hỏi đề ra cho giới quân sự, nhưng lại có tác dụng răn đe cả hai phía. Thứ hai, những đề xuất áp dụng vũ khí hạt nhân trên chiến trường bằng cách đánh sụt sức công phá của nó đều bị dẹp đi, vì hiệu quả chiến thuật của phương án này sẽ bằng không nếu đối phương đánh trả cũng bằng vũ khí hạt nhân, nhưng với độ công phá cao hơn một tý. Thứ ba, việc ngăn ngừa các hoạt động tác chiến phi hạt nhân giữa các cường quốc hạt nhân vì thế mà trở nên dễ dàng hơn, vì người ta hiểu rằng chiến thắng vừa đạt được nhỡ xung đột bằng vũ khí thông thường sẽ lập tức bị đảo ngược, nếu bên vừa thua chuyển sang dùng đòn hạt nhân.Cuối cùng, vũ khí hạt nhân gạt bỏ khí thế bừng bừng đã tạo đà cho một vài cuộc chiến. Vì nếu vũ khí hạt nhân được sử dụng, hiệu quả chiến tranh sẽ không thể khái toán, còn các hậu quả thảm khốc lại nhỡn tiền, tạo ra tác động cảnh tỉnh mạnh tới mức ngay cả những người cứng rắn như Stalin và Mao, từng điềm tĩnh chứng kiến cái chết của hàng triệu, hàng chục triệu đồng bào mình, cũng phải dè chừng, như bất cứ chính khách nào có dục vọng vừa phải, một khichạm đến vấn đề hạt nhân.
Chiến tranh lạnh đã được tiến hành mà không cần giao chiến trực tiếp. Các cuộc chiến diễn ra ở
Tuy nhiên, các sản phẩm quân sự đủ loại vẫn được chế tác trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, cứ thỉnh thoảng lại rộ lên. Bên yếu hơn thường cần cù hơn trong việc cải tiến, nâng cấp và đa dạng hóa các ứng dụng hạt nhân trong quân sự, vì thế họ thường bị chú ý và chỉ trích nhiều hơn. Vì vũ khí hạt nhân và phụ tùng rất đắt những ai chống duy trì lực lượng hạt nhân luôn kêu ca rằng nó rất tốn kém mà quên rằng lực lượng chiến đấu không hạt nhân còn tiêu tốn hơn nhiều, chiếm tới bốn phần năm tổng số chi phí cho quân sự. Một số ý kiến chỉ trích tỏ ra có lý hơn khi cho rằng tăng.cường vũ khí hạt nhân sẽ hoặc là vô ích, hoặc là nguy hiểm. Họ còn chỉ ra rằng những tính năng cụ thể nào của vũ khí hạt nhân sẽ làm mất đi sự răn đe đối với cả hai bên. Chẳng hạn các tên lửa đạn đạo đạt độ chính xác cao tới mức hủy diệt được hầm chứa tên lửa, nhưng vì phòng thủ chống tên lửa đạn đạo cũng có tính năng chính xác không kém trong việc ngăn chặn đòn trả đũa, nên việc đánh trước đòn hạt nhân trở nênđược chú trọng hơn...
Một khi cuộc chạy đua hạt nhân tầm chiến lược có tác dụng ru ngủ cả hai bên, nó không còn là yếu tố quyết định nữa. Và cuộc chiến tranh lạnh đã được sốt sắng tiếp tục bằng các biện pháp khác như luyện truyền và lật đổ, đặc biệt là ở Châu Âu hoặc phổ biến hơn, gây được hậu quả lớn hơn là chạy đua kinh tế. Trong tuyên truyền và lật đổ, cả hai bên từng tạo lực lượng hùng hậu cho đến tận hồi kết, và đều đã dựa dẫm các đồng minh tự phát nhưng vô cùng ngoan cường trong hậu địch. Khu vực yếu kém nhất trong tiền đồn của khối Varsava chính là Ba Lan, một đối tác chưa bao giờ thực sự trung thành với Nga, bất chấp màu quân phục mà họ mang và lý tưởng mà họ nhiệt liệt tán thưởng. Về phần mình, Hoa Kỳ cũng phải đấu đá với trào lưu chống Mỹ xuất phát từ chủ nghĩa phản hiện đại (anti-modernism) được cổ súy bởi một số phần tử cực hữu, cũng như phái cực.tả, cả cũ lẫn mới. Ngoài các môn đồ của chủ nghĩa cộng sản, Liên Xô từng thu nạp được những cổ động viên ở phương Tây trung thành với tinh thần chống Mỹ hơn là thân Xô, vì họ vẫn kịch liệt chống Mỹ cả khi Liên Xô không còn nữa.
Đơn côi từ ngày thành trì tư tưởng trên quê hương Xô Viết thất thủ, CHND Trung Hoa và Albania, hai phần tử chống Mỹ thâm căn cố đế, đồng thời là hiện thân của cực Tả và cực Hữu, nay phải trao thân vào vòng tay đỏng đảnh của những vị như Hamas - những người nổi dậy Palestin đính mác al- Qaeda, hay Cộng hòa Hồi giáo Iran. Còn ở Ý, đảng Cộng sản ltaly có đại diện hùng hậu ở cả hai viện của Quốc Hội, đã dành một địa vị quan trọng cho Palestine, lraq và Iran trong cương lĩnh tranh cử của mình, rồi cực lực lên án các chính sách của Mỹ đối với ba thể lực này. Cả đảng Macxit - Lêninit của ý, Đảng kỳ có chân dung của cả C.Mác, Engels, Lenin, Stalin và Mao cũng ra sức ủng hộ cho Cộng hòa Hồi giáo Iran, ngay cả ở những nơi cầm lá cờ này.
Bây giờ mới rõ ra rằng, cho dù thời chiến tranh lạnh từng có những hy vọng ngắn ngủi hoặc những hồi còi báo động, cả hai phe đã không hề tạo dựng nổi bất cứ phương cách tuyên truyền hay lật đổ nào khả dĩ thay đổi được vạch biên giới ngăn cách đôi bên.
Vậy thì mọi sự quy về thi đua kinh tế. Nói thế không có nghĩa là coi nhẹ uy lực quân sự. Đúng ra, uy lực này đã được bố trí khấm khá ở mỗi bên, đến mức một sự ổn định đáng quý đã được duy trì, do mỗi bên đều ngán tiềm năng của bên kia. Đây được xem là một lợi lộc nữa được vũ khí hạt nhân ban cho, bởi
Tính mất cân đối cũng thấy biểu hiện trong cuộc chạy đua về kinh tế dẫn tới kết liễu chiến tranh lạnh.
Nhiều nhà kinh tế cảm thấy có sự ngụy biện mà vẫn cố tin rằng. ít nhất cho tới cuối những năm 1960, cơ chế kế hoạch hóa tập trung kiểu
Trên thực tế, bấy nhiêu máy kéo và phân bón đã không sản xuất ra đủ lúa mì đáp ứng nhu cầu của nhân dân Xô Viết, trong khi đó Pháp và Mỹ lại xuất siêu đến mức ngũ cốc của họ tràn ngập thị trường thế giới. Theo những đánh giá mạnh dạn nhất ngân sách quân sự ngốn mất khoảng 30% tổng sản phẩm quốc nội của Liên Xô, nhưng tỉ suất tiêu hao nguyên nhiên liệu đầu vào so với sản phẩm đầu ra của nềnsản xuất này còn ảnh hưởng tới đời sống người dân nghiêm trọng hơn nhiều. Một lập luận xuất hiện trước khi cơ chế lập kế hoạch tập trung của Liên Xô khởi sự, cho rằng các nhà lập kế hoạch trên trung ương khó mà chỉ đạo nên dùng nhiều thép, hay bê tông cốt thép thì sẽ lợi hơn cho một công trình cụ thể, lại càng không thể dự trù thật chính xác sản lượng của từng loại polime nên đạt là bao nhiêu trong khi có tới hàng trăm loại polime. Cũng thật khó dự kiến được loại máy vi tính nào, hay vặt vãnh hơn, mũ xanh hay giày nâu, sẽ hợp thị hiếu tiêu dùng. Tác giả bài này từng thấy một cửa hiệu ở
Chiến sĩ Hồng quân |
Vào thập kỷ 1980, nông nghiệp
Về cuối đời, cơ chế quản lý kiểu
Nhờ vào phân bón và công cụ xoáy được của nông trang mà các mảnh ruộng vườn phần trăm cho sản lượng bằng tổng sản lượng nông nghiệp của toàn Liên bang. Sự bất lương ngày càng đẻ số ra, dẫn đến xu thế chia nhỏ tài nguyên làm hệ thống kinh tế
Ngược lại, nếu những hứa hẹn của chế độ kề hoạch hóa tập trung biến thành hiện thực (một giả thuyết hão huyền ngay cả trên lý thuyết), mang lại một sự phồn vinh mọi mặt mà nhân loại chưa từng biết, Liên Xô sẽ biến ngay thành miền đất hứa, bất chấp cả bàn tay sắt KGB, lẫn mọi nỗi khổ nhục phải chịu đựng nền độc tài tương tự như cỗ máy áp bức hiện hành ở Saudi Arabia.
Vậy là cuộc thi thố giữa hệ thống kinh tế do thị trường điều tiết và hệ thốngkinh tế kế hoạch hóa tập trung chính là hồi kết của chiến tranh lạnh. Trong cuộcchơi này đã không hề có bàn thắng của các nhà ngoại giao hay các chiến binh, lại càng không có công tích của các gián điệp. Chính các thể chế dân chủ tư sản, vận hành trên những người dân cụ thể của xã hội tư bản để phục vụ cho chính họ, đã tạo ra kết cục cho cuộc chiến tranh lạnh.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường