Càng có tuổi, tôi càng yêu Tolstoi hơn Dostoievski!
Trong 5 đính cao văn chương [theo cách đọc và nhìn nhận riêng tôi]: Tolstoi, Dostoievski, Kafka, Faulkner, và Camus – Dostoievski là đỉnh cao nhất, và là tên tuổi bất khả xâm phạm. Ông là nhà văn duy nhất tôi đóng khung chân dung treo trước bàn viết thời tuổi trẻ.
.
Nhưng rồi, càng có tuổi tôi mới thấy mình yêu Tolstoi hơn. Bởi Tolstoi NGƯỜI hơn.
.
Hai văn hóa Nga vĩ đại Tolstoi và Dostoievski
.
Dostoievski nghệ sĩ quá, tự tin quá, tinh thần và tư tưởng phát triển tuần tự nhi tiến để sau rốt đỉnh cao nhất sự nghiệp nghệ thuật ông chính là tác phẩm cuối đời: Anh em nhà Karamazov. Tolstoi ngược lại, sau Chiến tranh và Hòa Bình, và Anna Karenine, ông nhập cuộc đời sống, hết mình cho nó, cả ở hành động và chữ nghĩa.
Gặp một cô gái điếm, trong khi Dostoievski phân tích tâm lí chiều sâu, cảm thông hoàn cảnh cá nhân, biến cô thành nhân vật và đưa hết vào tác phẩm thì Tolstoi ngược lại, cho đó là do lỗi ở mình, và quyết xung vào dàn xếp nỗi ấy của cộng đồng rộng lớn.
.
Dù gần hết đời chịu cảnh nghèo đói, nợ nần, mang thân ốm yếu bệnh hoạn, Dostoievski vẫn là con người hạnh phúc với bà vợ trẻ tần tảo, quán xuyến cuộc đời và tác phẩm ông, cả khi ông qua đời. Đó là hai tâm hồn yêu thương nhau, tôn trọng nhau, và nâng đỡ nhau dựng nên sự nghiệp vĩ đại. Tolstoi ngược lại, khởi đầu là khoẻ mạnh và giàu sang, nhưng để thực hiện “niềm tin”, nửa cuối cuộc đời ông phải liên tục cãi nhau với vợ con, và ngoài con gái Út hiểu và thông cảm với bố, còn lại tất cả “chống lại ông” trong đó đứa con trai chuyên viết chống lại người bố vĩ đại của mình. Ông gây đau khổ cho vợ con, và chính ông chịu khốn khổ.
.
Tem Liên Xô về văn hào Fyodor Dostoyevsky (1821-1881)
.
Phạm vi quốc gia, sau khi thoát án tử và trải bao nỗi người, ở cuối đời – qua diễn từ về Pushkin, sau đó là ngày ông mất, Dostoievski nhận được vinh quang lớn nhất, khi tinh thần và niềm tin của ông đã tập hợp được các lực lượng và phe phái khác nhau của xã hội Nga lúc bấy giờ.
.
Tolstoi ngược lại, luôn bị chính quyền nghi kị, dòm ngó và dù họ không làm gì được ông, vẫn không bao giờ ưa nổi ông, chính quyền xem ông là “tên phiến loạn”, viên Thượng thư Bộ Nội vụ còn thảo sẵn thư lên Nga hoàng đòi nhốt ông.
.
Cuối cùng, ông đã phải bỏ nhà ra đi để chịu chết trong nhà một trưởng ga xép hiu quạnh, gần như cô độc. Bi kịch của ông chính là bi kịch của một thiên tài bất hạnh, thất bại trong ước vọng mang niềm tin và lí tưởng cao đẹp của mình ứng dụng vào một cộng đồng giả dối, suy đồi.
.
Một bi kịch NGƯỜI biết bao!
.
Tem Liên Xô về văn hào Lev Tolstoy (1828-1910)
Nguồn:
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Đừng sống chỉ vì hạnh phúc: Đi tìm lẽ sống của đời mình
13/07/2019Lê Hà dịchBài 2: Làm rõ khái niệm "Con Người" để thấy sai sót căn bản của luận án
07/02/2023GS. Nguyễn Ngọc Lanh ([email protected])Tết tự quán chiếu
04/02/2023Cameron Shingleton. H.MINH (dịch)