Bốn thách thức cho người khởi nghiệp

03:51 CH @ Thứ Tư - 28 Tháng Giêng, 2004

1. Cơ cấu kinh tế chưa hợp lý

Chúng ta đang chứng kiến sự chuyển dịch của nền kinh tế từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu sang một nền kinh tế có tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ cao, dựa trên nền tảng của kinh tế tri thức và xu hướng gắn với nền kinh tế toàn cầu. Đây là một đặc điểm mà các doanh nghiệp mới khởi sự không được phép bỏ qua, bởi thách thức này đồng thời cũng sẽ tạo ra những cơ may nếu các doanh nghiệp biết tìm ra những nhu cầu của thị trường.

2. Hệ thống quản lý còn chưa hiệu quả

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện có hệ thống quản lý cồng kềnh nhưng lỏng lẻo, dẫn tới năng suất thấp, tiền lương thấp. Đặc biệt là khi các doanh nghiệp Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế khu vực ASEAN và toàn cầu. Các doanh nghiệp Việt Nam phải tính toán kỹ lưỡng chi phí quản lý và giảm bớt các đầu mối không cần thiết để tạo ra những hàng hóa rẻ, có lợi thế cạnh tranh tốt hơn.

3. Hệ thống hành chính còn quá nhiều thủ tục

Khi lập một doanh nghiệp mới hay tiến hành thủ tục kinh doanh, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang đối mặt với một nền hành chính có quá nhiều thủ tục nhiêu khê. Với một hệ thống hành chính như vậy rõ ràng các doanh nghiệp đã phải phí tổn thời gian, sức lực, tiền bạc nhiều hơn, điều đó sẽ dẫn tới tổng chi phí cho việc sản xuất vẫn còn cao hơn các doanh nghiệp trong khu vực.

4. Chi phí đầu vào của các doanh nghiệp còn cao

Các doanh nghiệp Việt Nam phải tính đến một thách thức nữa không kém phần quan trọng, đó là các chi phí đầu vào của nền kinh tế Việt Nam còn khá cao, chẳng hạn: giá điện, phí giao thông, bưu điện kể cả các phí khác. Điều đó đã và đang tác động không nhỏ tới giá thành sản xuất và xét đến cùng là tới lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp.

LinkedInPinterestCập nhật lúc: