Vốn con người

10:23 SA @ Thứ Năm - 28 Tháng Giêng, 2016

Chiều 10-6-2015, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2013. Theo đó, tổng thu ngân sách năm 2013 là 1.084.064 tỉ đồng; tổng chi là 1.277.710 tỉ đồng. Bội chi ngân sách lên đến 236.769 tỉ đồng, bằng 6,6% tổng sản phẩm trong nước (GDP), vượt mức Quốc hội đã thông qua là 5,5%. Nguồn bù đắp bội chi ngân sách: vay trong nước 180.347 tỉ đồng, và phải vay ngoài nước 56.422 tỉ đồng. Trong bối cảnh thu ngân sách căng thẳng như vậy, dễ hiểu là cái tin tỉnh Vĩnh Phúc bỏ ra gần 300 tỉ đồng để xây Văn Miếu thờ Khổng Tử khiến dư luận xôn xao, dù có xây bằng ngân sách của tỉnh.

Việc xây dựng Văn Miếu Vĩnh Phúc thực ra đã bắt đầu từ năm 2012 nhưng đến nay công luận mới được biết. Hiện Văn Miếu đã xây xong hầu hết các hạng mục với cách sắp xếp, bài trí mà theo nhiều người là na ná như Văn Miếu - Quốc tử giám Hà Nội.

Giải thích về quy mô hoành tráng của Văn Miếu tỉnh Vĩnh Phúc, ông Bùi Minh Hồng, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn của UBND tỉnh, nói: “Nếu không được ủng hộ thì làm sao bây giờ có Bái Đính (tỉnh Ninh Bình) hoành tráng như thế. Xa xưa hơn nữa, Tần Thủy Hoàng không áp đặt chính sách làm Vạn Lý Trường Thành thì bây giờ con cháu làm sao có được công trình như thế. Hay vào Huế, Lăng Khải Định, Tự Đức còn bắt nô dịch, các thứ cống nạp để làm như thế (sic). Ở đây chúng tôi làm rất văn minh”. Ông Hồng không giải thích “làm rất văn minh” là làm như thế nào. Trong khi đó thì thông tin từ chính sở này cũng cho biết hiện Vĩnh Phúc có hơn 1.000 di tích, trong đó có 65 di tích quốc gia, đang rất thiếu nguồn tiền ngân sách để tu bổ, giữ gìn.

Ông Phùng Quang Hùng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc (mới vừa nghỉ hưu), trong trao đổi với báo VietNamNet, thành thực hơn khi cho biết: Hiện dự án này có rất nhiều dư luận gây tranh cãi về việc có cần thiết phải đầu tư hay không; và thờ những ai trong Văn Miếu? Cũng theo ông Hùng, có quá nhiều công trình đang rất “khát” vốn trong thời gian tỉnh quyết định đầu tư dự án này. “Thời điểm hiện tại, hệ thống bệnh viện trên địa bàn tỉnh đang quá tải và xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt là bệnh viện đa khoa và bệnh viện nhi.

Người bệnh Vĩnh Phúc 15 năm nay vừa chữa bệnh, vừa phải nghe khoan cắt bê tông. Bệnh viện chắp vá và quá tải. Đã có dự án xây dựng bệnh viện rồi, nhưng vẫn chưa bố trí được nguồn vốn” - ông Hùng nói.

Bỏ qua một bên chuyện Văn Miếu xây gần xong mà ý kiến bất nhất về việc trong Văn Miếu có thờ hay không thờ Khổng Tử, người ta dễ dàng nhận ra đàng sau phát biểu của ông Chánh văn phòng UBND tỉnh Vĩnh Phúc bóng dáng của một cuộc đua đầu tư cho những công trình gọi là văn hóa, tâm linh giữa các địa phương, kể cả bằng ngân sách nhà nước (dù là của trung ương hay địa phương). Người ta cũng dễ dàng nhận ra bóng dáng một cuộc đua về sự hoành tráng của công trình, bất kể tính hiệu quả ra sao - như ông bà ta thường nói “con gà tức nhau tiếng gáy”, anh có tôi cũng phải có, anh lớn tôi phải lớn hơn.

Người ta cũng thấy rõ, qua phát biểu của ông cựu chủ tịch tỉnh, rằng trong khi chạy đua theo những công trình hoành tráng thì những nhu cầu thiết thân của người dân về chữa bệnh, về học tập, và nhiều nhu cầu khác đã bị bỏ lơ như thế nào. Giữa một văn miếu hoành tráng và một bệnh viện khang trang để người dân thoát khỏi cảnh một giường bệnh nhét ba bốn người do bệnh viện quá tải, người dân cần cái nào hơn? Nếu muốn khuyến học, 300 tỉ đồng xây Văn Miếu (mà không chắc có bao nhiêu khách đến tham quan) có thể dùng để xây được bao nhiêu trường học, bao nhiêu thư viện, trao được bao nhiêu học bổng cho những học sinh nghèo hiếu học hay có nguy cơ phải bỏ học?

Chúng ta thường nghe lặp đi lặp lại “con người là vốn quý nhất”, và phải đầu tư cho “vốn con người”. Nhưng khi quyết định những dự án, công trình, con người lại thường bị bỏ quên nhất. Phải chăng vì những dự án, công trình hoành tráng dễ quy ra thành tích hơn, và vì những thiết chế đại diện cho tiếng nói của dân quá yếu ớt?

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Căn nguyên của phát triển

    28/08/2016Trần Hữu DũngKhoảng 10-15 năm trở lại đây, một cuộc tranh luận đã diễn ra trong giới kinh tế về thành tố sâu xa nhất của phát triển, cụ thể là: có yếu tố nào căn bản hơn, đàng sau những yếu tố nói trên?
  • Sai lầm, rủi ro trong khoa học phương Tây và đổi mới tư duy về khoa học ở Việt Nam

    14/08/2016Lê Ngọc HùngTrong bài viết này, tác giả đã tập trung luận giải: 1) Vấn đề phán xét các sai lầm trong khoa học; 2) Việc phân loại các sai lầm trong khoa học; 3) Bản chất của các sai lầm thuần túy khoa học; 4) Vấn đề dân chủ hóa trong khoa học và trách nhiệm công dân của nhà khoa học; 5) Sai lầm thuần tuý khoa học và đổi mới tư duy về khoa học ở Việt Nam.
  • Giá của tri thức

    28/01/2016GS, TSKH Vũ Đình Cự“Tri thức, bao gồm cả tri thức về phát triển là hàng hóa công cộng toàn cầu” (J.Stiglitz), nhưng các quốc gia giàu có đang sử dụng quyền sở hữu trí tuệ để ngăn cản sự truyền bá tri thức cho sự phát triển chung cứu thế giới...
  • "Phát triển bền vững" nhìn từ góc độ xã hội và văn hóa

    25/09/2014Trần Hữu DũngTừ giữa thập niên 80 đến nay, "phát triển bền vững" đã trở thành một ý niệm thời thượng. Nó là khẩu hiệu của hàng trăm tổ chức quốc tế, đề tài của mấy cuộc hội nghị, hội thảo toàn cầu, và một tiêu chuẩn quan trọng trong chiến lược phát triển của hầu hết mọi nước...
  • Sách nào cho công cuộc chấn hưng giáo dục?

    05/05/2014Quách Thu NguyệtĐã có nhiều lời kêu gọi, những tiếng nói từ cộng đồng, những hành động chung tay của những tổ chức xã hội nghề nghiệp, những cá nhân tâm huyết với sự nghiệp giáo dục nước nhà. Làm gì cho công cuộc chấn hưng giáo dục? SÁCH, một lần nữa trở thành một đề tài được luận bàn.
  • Việt Nam đang đi theo triết lý giáo dục nào?

    04/11/2013GS. Chu HảoSoi thực tiễn Việt Nam vào triết lý giáo dục của thế giới, chúng ta hình như đang đi ngược chiều với mọi triết lý giáo dục hiện đại. Không thể nấn ná, đã đến lúc phải chấn hưng (hay làm lại) nền giáo dục Việt Nam.
  • Kinh tế học trần trụi?

    30/09/2013Trần Đình ThiênKhác với nhiều cuốn sách nhập môn kinh tế học, Naked Economics của tác giả Charles Wheelan, Đô la hay Lá nho? không phải là cuốn sách liệt kê các khái niệm, thuật ngữ và nguyên lý sơ đẳng của môn kinh tế học theo kiểu "gạch đầu dòng" khô khan và buồn tẻ. Bức chân dung kinh tế học mà Wheelan vẽ ra trong cuốn sách của mình, với tựa đề vừa khêu gợi, vừa thách thức, lại vừa mang tính cổ động, quả thật rất sinh động và đầy sức cuốn hút...
  • "Đánh đổi" lấy giải Nobel

    11/09/2013TS. Nguyễn Quang AViện Hàn lâm Hoàng gia Thụy Điển đã quyết định tặng giải Nobel kinh tế cho Giáo sư Edmund S.Phelps, Đại học Columbia Hoa Kỳ, "vì phân tích của ông về những đánh đổi liên thời gian trong chính sách kinh tế vĩ mô"...
  • Văn hóa và toàn cầu hóa: Vài phân tích kinh tế

    19/05/2013TS. Trần Hữu DũngBài gồm 5 phần chính. Phần I phân tích văn hoá như một sinh hoạt sản xuất và tiêu dùng. Đây là tiếp cận kinh tế có thể nói là vi mô, ảnh hưởng đến phúc lợi của cá nhân cảm thụ (người “tiêu dùng” văn hoá). Phần II đặt vấn đề: có thể phán đoán thị hiếu không? Cụ thể, nếu văn hoá “bình dân”, “phổ thông” là kém hơn văn hoá “ưu tú” thì toàn cầu hoá  sẽ làm văn hoá tốt hơn hay tệ hơn? Phần III sẽ nói đến vấn đề toàn cầu hoá và dân tộc tính của văn hoá. Phần IV sẽ bàn về ảnh hưởng của toàn cầu hoá trên liên hệ giữa văn hoá và phát triển kinh tế. Phần V là kết luận...
  • Trí tuệ dân tộc đang bị lãng phí

    21/10/2010Hải Hà thực hiệnCác chủ trương của Đảng nhấn mạnh đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, giảm tiêu hao tài nguyên thiên nhiên, tăng nhanh GDP do khoa học, tri thức tạo ra. Thế nhưng, chúng ta lại ra sức khai thác tài nguyên, lãng phí rất lớn tiềm năng trí tuệ của dân tộc...
  • Vài ngộ nhận về trường tư

    10/05/2009TS. Nguyễn Quang ACổ phần hoá trường học, tăng học phí đang làm dư luận nóng lên. Lắm người ủng hộ, nhiều kẻ phản đối. Theo tôi, tăng học phí lúc này là ngược với chính sách kích cầu. Dẫu sao cũng là dấu hiệu đáng mừng rằng các ý kiến khác nhau có cơ hội được đối chất, được tranh luận...
  • xem toàn bộ