"Đánh đổi" lấy giải Nobel

06:31 SA @ Thứ Tư - 11 Tháng Chín, 2013

Viện Hàn lâm Hoàng gia Thụy Điển đã quyết định tặng "Giải Ngân hàng Thụy Điển về khoa học kinh tế để tưởng nhớ Alfred Nobel" (thường được gọi tắt là Nobel kinh tế) cho Giáo sư Edmund S.Phelps, Đại học Columbia Hoa Kỳ, "vì phân tích của ông về những đánh đổi liên thời gian trong chính sách kinh tế vĩ mô".

Trong đánh giá công trạng này có hai từ có thể lạ đối với bạn đọc nước ta: Đánh đổi [trade-off] và liên thời gian [intertemporal]. Từ lâu các nhà kinh tế đã phát hiện ra nhiều vấn đề không có lời giải tối ưu mà chỉ có những giải pháp lựa chọn do các mục tiêu nêu ra có thể không dung hoà với nhau, nên sự đánh đổi có vai trò quan trọng.

Nói nôm na "đánh đổi" là được cái [mục tiêu] này thì mất cái kia. Như thế phải lựa chọn, phải thoả hiệp, phải quyết định. May là như vậy, nếu giả như mọi vấn đề đều có lời giải tối ưu thì sẽ chẳng cần đến quyết định của con người, vì sớm muộn sẽ tìm ra cách giải và có thể tiến đến tự động hoá hoàn toàn việc ra quyết định, một viễn cảnh thật khủng khiếp (thế mà đã có nhiều người tin và đã gây tai họa khôn lường). Liên thời gian ám chỉ đến những ảnh hưởng chính sách ngắn hạn và dài hạn, đến cái hiện tại ảnh hưởng đến tương lai.

Thí dụ điển hình về sự đánh đổi là giữa tỉ lệ lạm phát và tỉ lệ thất nghiệp. Ai cũng muốn có một nền kinh tế có lạm phát thấp với thất nghiệp thấp. Đấy là các mục tiêu cơ bản của chính sách ổn định kinh tế.

Trong các năm 1920, nhà kinh tế học Mỹ Irving Fisher đã chỉ ra mối quan hệ nghịch giữa tỉ lệ lạm phát và thất nghiệp, tức là tỉ lệ lạm phát thấp thì tỉ lệ thất nghiệp cao và ngược lại.

Năm 1958, A.W.Phillips công bố kết quả khảo sát quan hệ giữa thất nghiệp và tốc độ thay đổi tiền lương ở Anh giữa 1861 và 1957, và ông thấy nó là quan hệ nghịch giữa tỉ lệ lạm phát và tỉ lệ thất nghiệp. Đường cong mô tả mối quan hệ này được gọi là đường cong Phillips.

Theo kết quả này có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp. Bằng cách "kích cầu" qua chính sách tài chính và tiền tệ có thể giảm thất nghiệp, với cái giá phải trả là tăng lạm phát. Muốn giảm lạm phát thì thất nghiệp sẽ tăng.

Cuối các năm 1960, E.Phelps đã thách thức quan điểm này. Ông nhận ra lạm phát không chỉ phụ thuộc vào thất nghiệp mà còn phụ thuộc vào kỳ vọng tăng giá và tăng lương. Ngỡ rằng đó là một phát hiện chẳng có gì cao siêu, những người buôn bán nhỏ ở ta cũng biết và ứng xử phù hợp. Hiện tượng giá leo lên, "ăn theo" tin rục rịch sẽ tăng lương, hay tăng giá khác là một trong những biểu hiện của hiện tượng này.

Cái tài của Phelps là ông đã lập ra được một mô hình dựa trên cơ sở ứng xử trả lương của các hãng trên thị trường lao động và cho kết quả: Hiệu số của tỉ lệ lạm phát thực tế và tỉ lệ lạm phát kỳ vọng có quan hệ nghịch với tỉ lệ thất nghiệp; không có sự đánh đổi dài hạn giữa thất nghiệp và lạm phát, về dài hạn nền kinh tế tiến đến một tỉ lệ thất nghiệp cân bằng chỉ do thị trường lao động xác định; dưới tỉ lệ thất nghiệp cân bằng đó thì có sự đánh đổi giữa thất nghiệp và lạm phát (cho nên chính sách khéo là chính sách giảm bớt lạm phát ngắn hạn xung quanh điểm thất nghiệp cân bằng).

Hệ quả chính sách của những kết quả này hết sức sâu rộng. Nó làm rõ những khả năng tương lai để đạt các mục tiêu ổn định bị ảnh hưởng bởi chính sách ngày nay [đấy là tính liên thời gian]: Lạm phát cao hôm nay có nghĩa là kỳ vọng lạm phát cao trong tương lai, làm cho những lựa chọn chính sách trong tương lai khó khăn hơn. Chính sách duy trì lạm phát thấp có thể được coi như khoản đầu tư vào những kỳ vọng lạm phát thấp, làm cho việc lựa chọn chính sách về lạm phát và thất nghiệp trong tương lai dễ dàng hơn.

Sự đánh đổi liên thời còn gắn với một kết quả sớm hơn của Phelps liên quan đến tạo vốn. Câu hỏi ông đặt ra là: nên tiêu dùng bao nhiêu phần của thu nhập quốc gia ngày nay và phải đầu tư bao nhiêu để tăng tổng lượng vốn, và như thế tăng sản xuất và tiêu dùng tương lai? Một câu hỏi thiết thực với mọi người và cốt yếu với mọi quốc gia. Tiêu dùng nhiều và đầu tư nhiều cùng một lúc là không thể (nếu đi vay có thể dẫn đến hậu quả khó lường). Có sự đánh đổi ở đây, giữa tiêu dùng và đầu tư, giữa thế hệ hôm nay và ngày mai.

Năm 1961 ông đưa ra quy tắc vàng về tạo vốn: Tỉ lệ tiết kiệm đáng mong mỏi phải bằng tỉ lệ của thu nhập vốn đối với thu nhập quốc gia. Nói cách khác tỉ lệ tiết kiệm phải đủ cao để duy trì tổng lượng vốn mang lại một khoản lời (lãi suất thực) bằng với tốc độ tăng trưởng trong nền kinh tế.

Vốn được hiểu là cả vốn vật lý và vốn con người (gắn với giáo dục, đào tạo và nghiên cứu). Để đạt được tiêu dùng dài hạn cực đại, các khoản đầu tư cho nghiên cứu phát triển và cho giáo dục cũng phải điều chỉnh đến mức nơi lợi tức của chúng bằng với tốc độ tăng trưởng trong nền kinh tế.

Những kết quả về đánh đổi liên thời của Phelps có ảnh hưởng sâu rộng đến việc lập chính sách kinh tế như chính sách lãi suất của ngân hàng trung ương, chính sách đầu tư và tiêu dùng, chính sách giáo dục và nghiên cứu, chính sách phúc lợi xã hội. Vào tuổi 73 ông nhận được phần thưởng cao quý nhất vì những kết quả quan trọng mà ông làm được trong những năm ở tuổi 30.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tư duy địa kinh tế - địa chính trị

    23/05/2016Nguyễn Trần BạtGần 30 năm trôi qua kể từ khi chiến tranh kết thúc, khoảng thời gian đủ dài để một đất nước phát triển tới tầm cao mới về chất, nhưng Việt Nam vẫn không thể phát triển, trái lại vẫn mắc kẹt trong những tình thế kinh tế - chính trị bất lợi. Nguyên nhân của tình trạng này có phần rất lớn thuộc về trách nhiệm của công tác hoạch định chiến lược phát triển kinh tế...
  • Bóc Lột ngoài kinh tế

    30/04/2016Nguyễn Trần BạtSuy đến cùng, bóc lột ở thời nào cũng đều kéo dài kiếp sống lầm lũi, kém phát triển của cả tầng lớp dân chúng nghèo khổ trong xã hội. Đích cuối cùng của chúng ta không phải là chống lại bóc lột, mà là chống lại chính sự bần cùng hóa con người. Nói cách khác, chúng ta phải giải phóng con người ra khỏi đời sống kém phát triển và tạo không gian tự do sáng tạo để họ có thể phát huy hết năng lực của mình...
  • Quyết định luận kinh tế

    11/09/2013Nguyễn Trần BạtTrong một thời gian dài trước đây, do quan niệm văn hoá một cách chật hẹp, và còn do chủ nghĩa duy vật thô thiển, người ta vẫn cho rằng văn hoá là một cái gì đó phát sinh từ kinh tế, rằng văn hoá chỉ là kết quả, là sự phản ánh trình độ phát triển kinh tế mà thôi...
  • Kinh tế tri thức - xét từ giác độ lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

    08/10/2006Phạm Ngọc QuangCùng với sự phát triển của xã hội, đặc biệt là sự phát triển của cách mạng công nghiệp, cách mạng khoa học-kỹ thuật rồi của cách mạng khoa học-công nghệ, cũng như để sử dụng có hiệu quả những thành tựu do các cuộc cách mạng đó mang lại, năng lực trí tuệ của người lao động không ngừng được nâng cao, phần giá trị do lao động trí tuệ của họ tạo ra trong quá trình sản xuất và được kết tinh ở sản phẩm ngày càng tăng...
  • Chạy đua vũ trang hay suy thoái kinh tế

    02/10/2006Lê Đỗ HuySự sụp đổ có vẻ bất ngờ của Liên đã từng được lý giải bằng nhiều lập luận. Người ta thường đề cập đến các lý do chính trị: sự suy yếu của các Bộ sức mạnh (khối an ninh - quốc phòng), do nội phản hay vì sự tấn công của các thế lực thù địch bên ngoài… tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu ở cả phương Tây và Đông Âu lại cho rằng đây chỉ đơn thuần là cái chết về kinh tế.
  • Quan điểm của C.Mác về sự phát triển của hệ thống máy móc và ý nghĩa của nó đối với nền kinh tế tri thức

    30/09/2006Đỗ Thế TùngVào thời đại của C.Mác, mới chỉ cómột vài nước đang xây dựng nền kinh tế công nghiệp, chưa xuất hiện kinh tế tri thức. Nhưng những điểm mà C.Mác rút ra từ việc phân tích sự phát triển của hệ thống máy móc rất phù hợp với những đặc trưng cơ bản của kinh tế tri thức hiện nay...
  • Tiếp tục đổi mới tư duy về kinh tế xã hội

    28/09/2006GS. Phan Đình DiệuLiên tục đổi mới tư duy với những cách nhìn mới, cách hiểu mới trên cơ sở những phát hiện khoa học mới, đặc biệt trong các lĩnh vực khoa học hệ thống, khoa học kinh tế, khoa học tổ chức và quản lý... đồng thời không nuối tiếc những kiểu tư duy không còn phù hợp với điều kiện hiện đại là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với việc xây dựng kinh tế tri thức ở nước ta...
  • Mấy suy nghĩ về tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội

    15/07/2006Lê Cần TĩnhTăng trưởng kinh tế là khái niệm mà các nhà kinh tế học, các nhả quản lý, các nhà hoạt động chính trị...thường xuyên sử dụng. Hiểu một cách giản lược thì tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên của tổng sản phẩm trong nước (GDP) hàng năm...
  • Đổi mới kinh tế cho ai?

    22/06/2006Cẩm Hà ghiJomo Kwame Sundaram (trợ lý Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc) với tư cách là một nhà kinh tế phát triển, một người bạn của Đông Nam Á, tôi đã rất quan tâm theo dõi tiến trình công cuộc đổi mới ở VN trong những năm qua. Và tôi thật sự tin rằng những bài học của VN trong tái thiết và phục hưng mạnh mẽ nền kinh tế đã vươn xa ngoài biên giới VN và vươn ra cả bên ngoài khu vực Đông Á...
  • Giải quyết mâu thuẫn nhằm thực hiện tốt việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta

    17/06/2006Nguyễn Tấn HùngVấn đề kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là vấn đề vô cùng phức tạp, đòi hỏi không chỉ cần nắm vững mối quan hệ qua lại giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, mà còn cần phải nhận thức và giải quyết tốt những mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ giữa chúng...
  • Sự thay đổi phương thức quản lý trong nền kinh tế tri thức

    25/03/2006Nguyễn Vĩnh - Đỗ Phương (tổng thuật từ bài viết của Don Tapscott, Chủ tịch Alliance for Converging Technologies, tác giả của nhiều cuốn sách viết về nền kinh tế kỹ thuật số)“Sáng kiến và sáng tạo không ngừng”là đặc điểm lớn nhất của nền kinh tế tri thức. Quản lý đương nhiên phải có bước thay đổi cơ bản.
  • Những "nút cổ chai" của nền kinh tế

    17/01/2006Ngọc MinhNhững "nút cổ chai" của nền kinh tế nói chung và từng ngành, từng lĩnh vực nói riêng có khá nhiều, nhưng ở đây có thể khái quát thành mấy vấn đề lớn (thể chế kinh tế, chi phí dịch vụ, cơ sở hạ tầng)...
  • Có chăng nền kinh tế tri thức?

    19/12/2005Đoàn Tiểu LongKinh tế tri thức chỉ là một phần của xã hội tri thức, trong đó mọi người đều có khả năng tiếp cận và sử dụng các tri thức chung của toàn nhân loại để phục vụ cho công việc và cuộc sống của mình...
  • Kinh Tế thị trường và Xã hội Công dân như một Hệ thống: Trường hợp Việt Nam

    22/11/2005Vũ Quang Việt, Ph.d. kinh tế, New York UniversityBài viết này thử nhìn kinh tế thị trường và xã hội công dân như một hệ thống và điểm lại tình hình Việt Nam qua một số kết quả nghiên cứu của tác giả về kinh tế Việt Nam đã xuất bản hoặc mới chỉ phổ biến hạn hẹp trong vòng bạn bè...
  • Kinh tế học và chính sách kinh tế

    11/11/2005Lê Văn CườngTrong bất kỳ một quốc gia nào, mọi công dân, từ những nhà lãnh đạo đến người dân bình thường, đều mong muốn kinh tế học phục vụ tốt để phát triển kinh tế cho nước mình. Đó là một đòi hỏi chính đáng. Là một người lãnh đạo, theo tôi cần phải nhận thức được những hạn chế sau đây của kinh tế học...e
  • Việt Nam học gì từ Giải Nobel Kinh tế 2005

    21/10/2005Nguyễn An Nguyên (Nghiên cứu sinh Khoa Kinh tế, ĐH Rice - USA)Giải Nobel kinh tế năm nay lại được trao cho hai đại thụ của lý thuyết trò chơi: Thomas Schelling (Mỹ) và Robert Aumann (Isarel). Trong bài này, tác giả sẽ thử nêu ra vài ứng dụng có thể hữu ích cho VN từ các nghiên cứu lý thuyết thuần túy của hai ông.
  • Những lực cản của nền kinh tế

    28/09/2005Phan Thế HảiTheo ông Robert Glofcheski, chuyên gia kinh tế của UNDP: Với nguồn lực và đầu tư hiện nay, Việt Nam đáng phải tăng trưởng mạnh gấp 3 lần mức tăng trưởng hiện nay. Vậy đâu là lực cản của nền kinh tế, đâu là nguyên nhân gây nên sự trì trệ hiện nay?
  • Nền kinh tế của sự cảm nhận

    29/10/2005Trần Cao DũngKhách hàng không nhận ra sự khác biệt giữa sản phẩm của bạn và các công ty cạnh tranh khác? Chi phí cho sản phẩm ngày càng lớn mà thu nhập thì càng giảm?
    Khách hàng chỉ chú ý đến giá cả? Vẫn chưa tới đường cùng! Hình như bạn đã quên “gói” sản phẩm của công ty bằng sự cảm nhận. Đó là khẳng định của B. Joseph Pine, James Gilmore và Joseph Pine II - 3 tác giả của cuốn sách đã gây được nhiều sự chú ý - “Experience Economy”. ...
  • Chống rửa tiền trong nền kinh tế tiền mặt

    21/07/2005Huỳnh Bửu SơnMột trong các biện pháp chống rửa tiền thường được hệ thống ngân hàng các nước công nghiệp phát triển áp dụng là kiểm soát ngay từ đầu các khoản tiền mặt được nộp vào hệ thống ngân hàng.
  • Quan niệm của Các Mác về sự vận động lịch sử của Cái Đẹp trong một số hình thái kinh tế

    07/07/2005Nguyễn Thu NghĩaMột trong những kết luận quan trọng được C.Mác rút ra từ quá trình nghiên cứu về cái đẹp tất yếu này sinh trong tiến trình phát triển của lịch sử. Quy luật của cái đẹp không "nhất thành biết biến" từ một hình thức lao động, một hình thái xã hội nào. Cái đẹp có quy luật phổ biến từ thực tiễn thẩm mỹ. Ở mỗi hình thái xã hội nào, quy luật ấy có sự vận động và biểu hiện khác nhau....
  • Mô hình Kornai về các hệ thống kinh tế

    07/07/2005Tác phẩm Hệ thống xã hội chủ nghĩa. Chính trị kinh tế học phê phán và Con đường dẫn đến kinh tế thị trườngcủa Kornai János, nhà kinh tế học người Hung, giáo sư Harvard (Mỹ), đều do Nguyễn Quang A dịch, Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, vừa ra mắt đã lập tức được coi là những cuốn sách quan trọng nhất năm 2002 ở Việt Nam. Để bạn đọc có thể dễ dàng tiếp cận với hơn 1000 trang sách ấy, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của dịch giả Nguyễn Quang A sau đây.
  • Kinh tế là những câu chuyện đơn giản

    04/07/2005Ngô Nhân Dụng, Đặc TrưngCác nhà kinh tế học thường bị coi là một giống người phức tạp, khó hiểu, và không có ý kiến nào chắc chắn. Quý vị có biết câu chuyện "nhà kinh tế một tay" nổi tiếng từ nửa thế kỷ rồi không? Trong tuần báo Economist hồi tháng 11 năm 2003 họ viết một bài với nhan đề đó, "The one-handed economist" với dụng ý chỉ trích một tác giả, ông Paul Krugman, Đại học Harvard, rằng ông là một nhà kinh tế học... chỉ có một tay!
  • xem toàn bộ