Trí tuệ dân tộc đang bị lãng phí

09:08 SA @ Thứ Năm - 21 Tháng Mười, 2010
Các chủ trương của Đảng nhấn mạnh đếncông nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, giảmtiêu hao tài nguyên thiên nhiên, tăng nhanh GDP do khoa học, tri thứctạo ra. Thế nhưng, chúng ta lại ra sức khai thác tài nguyên, lãng phírất lớn tiềm năng trí tuệ của dân tộc.

- Thưa giáo sư, chúng ta nói nhiều đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắnvới phát triển kinh tế tri thức. Theo ông, chúng ta thực hiện điều nàyđến đâu?

Đến Đại hội X nói rõ hơn về công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với pháttriển kinh tế tri thức, thực chất là CNH, HĐH rút ngắn dựa vào trithức, tiềm năng sáng tạo, giảm tiêu hao tài nguyên thiên nhiên, tăngnhanh GDP do khoa học, tri thức tạo ra. Đó là chủ trương nhất quán củaĐảng từ trước đến nay. Thế nhưng hình như chúng ta vẫn đang làm ngượclại, ra sức khai thác tài nguyên, lãng phí rất lớn tiềm năng trí tuệcủa dân tộc.

Các văn kiện của Đảng nói công nghiệp hóa gắn với phát triển kinh tếtri thức; Sử dụng những thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ đểcải tạo cơ cấu kinh tế, giảm tiêu hao năng lượng, tài nguyên, bảo vệmôi trường sinh thái. Nhưng thực tế khai thác tài nguyên thiên nhiênlại không chứng minh điều đó.

Tôi đã trực tiếp đấu tranh với nhiều đề án. Có những đề án bị các nhàkhoa học phản đối, cuối cùng bản tổng hợp nêu ra: có một số cần lưu ý(mà thực chất là phản đối), và báo cáo lên cấp có thẩm quyền là nóichung là dự án được tán thành. Ai phát biểu phản đối mạnh quá lần sauhọ không mời nữa, họ chọn người nào, tập thể nào đó ủng hộ. Có rấtnhiều cách để vô hiệu hóa các lực lượng khoa học.


Giáo sư - Viện sỹ Đặng Hữu.

- Thế tỷ lệ hàm lượng tri thức trong GDP ở nước ta hiện nay là bao nhiêu, thưa Giáo sư?

Ước tính từ khoảng 15%. Trong số các nước phát triển từ năm 2000 đã lênđến hơn 50%. Đến 2020, hàm lượng tri thức trong GDP ở các nước pháttriển dự kiến sẽ là trên 70%.

- Điều này sẽ gây ra hệ luỵ gì?-

Tiềm năng trí tuệ người Việt Nam không thua kém các nước. Ở trong nướcthì có thể không có môi trường phát triển, nhưng ra nước ngoài họ khôngthua kém người bản xứ. Tôi sang Mỹ thăm các tập đoàn lớn thấy Việt kiềumình rất nhiều, và giữ những vị trí quan trọng, nhất là ở thung lũngSilicon, cái nôi công nghệ của thế giới.

Ở trong nước họ không phát huy được vì không có môi trường, không đượcđánh giá đúng, nhiều cấp lãnh đạo không quán triệt quan điểm phát triểnbằng khoa học, bằng vốn con người như các nghị quyết của Đảng đã đề ratừ lâu; vẫn còn nhiều tàn dư của cách làm kinh tế tập trung bao cấp,không lấy hiệu quả làm đầu, không có cạnh tranh lành mạnh, nhiều khicòn bị các nhóm lợi ích chi phối.

Có thể nói nền kinh tế chưa thực sự có nhu cầu với khoa học. Thêm vàođó giới trí thức thường có ý kiến khác, mà ý kiến khác thì ít khi đượctiếp thu,

- Ý của ông có thể được hiểu rằng nền kinh tế có hàm lượng tri thức thấp trong GDP nghĩa là chỉ dựa vào tài nguyên thiên nhiên?

Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, nếu cứ làm cách này ta sẽ trở thànhnước lệ thuộc. Các nước phát triển nhất đi vào kinh tế tri thức, đi vàonhững ngành công nghệ cao. Các nước khác nhập những công nghệ đó, pháttriển tiếp theo và bán ra cả thế giới.

Hội nhập do nước có quyền nhất chi phối luật chơi. Các nước đang pháttriển thấy bất bình đẳng nhưng vẫn phải theo. Hội nhập để tiếp thu côngnghệ mới, phương pháp mới, phát huy tiềm năng trí tuệ của dân tộc, nângcao năng suất, chất lượng hiệu quả, năng lực cạnh tranh của nền kinhtế, rút ngắn khoảng cách với các nước và đấu tranh cho một toàn cầu hóabình đẳng, chống lại sự bóc lột, chèn ép của các nước giàu.

Còn hội nhập như cách nghĩ trước đây để bán tài nguyên, bán nhân công thì sẽ trở thành lệ thuộc, thuộc địa kiểu mới.

Tiếp câu chuyện với Tiền Phong, Giáo sư - Viện sỹ Đặng Hữu - nguyên Trưởng ban Khoa giáo T.Ư - cho rằng, cần phải tôn trọng ý kiến khác biệt. Muốn có khoa học phát triển trước hết phải không áp đặt.

Tư nhân ứng dụng hiệu quả

- Có vẻ cung chưa gặp cầu khi mà các nhà khoa học, như Giáo sư nói, ít việc làm trong khi rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là ở khu vực tư nhân vẫn đang rất khát sử dụng khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất?

Tư nhân vì hiệu quả, vì lợi nhuận, họ phải sử dụng khoa học công nghệ. Từ năm 1996, khi cơ chế chính thức chưa cho phép, tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã mua 2 máy tính, tìm cách nối mạng internet để biết giá cả biến động từng giờ, từng phút.

Trước đó, họ phải ra nước ngoài giới thiệu hàng hoá của mình. Từ khi có internet, họ không phải đi gặp trực tiếp khách hàng. Cô thợ may tên Thủy ở Đà Nẵng cũng sử dụng internet từ 1996 để giới thiệu sản phẩm và đặt hàng may đo, không cần trực tiếp gặp khách hàng. Đó là manh nha những cách làm của nền kinh tế tri thức.

Tư nhân họ biết cách lựa chọn công nghệ mới đúng chỗ, đúng lúc để có hiệu quả cao nhất. Hoàng Anh Gia Lai cử mấy chục kỹ sư đi khắp các nước để chọn công nghệ tiên tiến nhất trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm gỗ, nhưng họ không cần công nghệ tự động trong các khâu vận chuyển, phụ trợ, vì ở nước ta lao động thừa, chỉ phải trả lương vài chục USD/tháng thì cần gì phải công nghệ tự động tốn tiền mà thừa lao động. Thiếu công nghệ tốt nhất ở khâu chế biến, gia công thì chất lượng sản phẩm không cạnh tranh được, buộc phải có. Vài ví dụ như thế cho thấy khu vực tư nhân cần khoa học công nghệ như thế nào.

- Nói thế có nghĩa là khoa học công nghệ vẫn có thị trường đó chứ?

Có thị trường, nhưng ở khu vực tư nhân nhiều hơn. Còn khu vực nhà nước cần ít hơn, trừ lĩnh vực bưu chính viễn thông. Doanh nghiệp nhà nước chưa hoàn toàn chủ động. Làm cái gì lớn là phải nhà nước thông qua, trừ một vài doanh nghiệp, trong đó có Viettel. Muốn làm cái gì là họ dám làm. Cho nên họ phát triển nhanh và đi rất nhanh vào công nghệ.

- Lại quay về vấn đề cơ chế?

Chính là cơ chế. Và cơ chế ở đây là cơ chế kinh tế. Chính phủ thì cứ yêu cầu khoa học phải đóng góp vào phát triển kinh tế. Nhưng trong kinh tế thì người ta lại chỉ chú trọng đến GDP mà không quan tâm đến hiệu quả. Marx đã nói làm ra cái gì không quan trọng bằng làm bằng cách nào. Nghĩa là nền kinh tế mạnh không phải là sản xuất ra cái gì mà sản xuất bằng cách nào tiêu hao ít năng lượng nhất, ít lao động nhất, ra giá trị nhiều nhất, tối thiểu hóa tài nguyên, tối đa hóa giá trị.

Cho đến bây giờ, chúng ta vẫn cứ nói tăng trưởng GDP. Tăng trưởng GDP cao 7% trong khi lạm phát 8-9%, mỗi người dân gánh chịu 600 USD nợ công, bỏ ra 8 đồng đầu tư mới tăng được một đồng GDP, tài nguyên bị khai thác tràn lan, bán nông lâm sản thô, mua sản phẩm chế biến, cả thức ăn chăn nuôi gia súc cũng mua. Ta vẫn chuộng qui mô lớn, công nghiệp nặng, đầu tư rất lớn, dài ngày, hiệu quả thấp, mà lẽ ra dùng công nghệ mới phát triển các ngành chế biến, ít vốn đầu tư, tạo nhiều việc làm, thu nhập cao...

Tư duy dự án

- Một số viện nghiên cứu uy tín đang sản xuất cả thiết bị lọc nước, trồng rau mầm, canh chua ăn liền… Phải chăng họ sao nhãng công việc nghiên cứu để chuyển sang nghiên cứu, sản xuất những thứ mà công ty tư nhân cũng đủ sức làm?

Về tổng thể, nghiên cứu khoa học cơ bản còn yếu. Các công trình khoa học cơ bản của chúng ta bị đánh giá không bằng Thái Lan, Philippines, Indonesia. Ở phần lớn các nước phát triển, khoa học cơ bản được nghiên cứu ngay trong trường đại học. Đại học chính là nghiên cứu khoa học. Ít nước có hệ thống nghiên cứu - viện hàn lâm, ở ta là Viện KH&CN - tách rời khỏi trường đại học.

Ở nước ta, có rất ít đại học làm nghiên cứu, kể cả Đại học Quốc gia Hà Nội hơn 700 giáo sư, tiến sỹ nhưng cũng chưa có nhiều công trình khoa học đáng kể. Đại học ở ta chỉ làm công tác giảng dạy là chính, rất ít thầy làm công tác nghiên cứu, chỉ vì cơ chế, chính sách, chứ không hẳn là cán bộ ta không có khả năng.

- Điều này dẫn đến tư duy dự án ngay cả trong khoa học, vốn được coi là ngôi đền thiêng?

Đó là bệnh kinh niên trong xã hội ta, nhất là kinh tế, không chỉ riêng gì khoa học. Đến công nghệ thông tin được coi là động lực, là mũi nhọn, có cái này thì mới có kinh tế tri thức cũng lại hình thành tư duy dự án, xin xỏ dự án.

Giả dụ chính phủ giao chi tiêu hành chính cho một cơ quan bộ bằng này tiền đầu tư cho công nghệ thông tin. Chi tiêu thế nào do cơ quan đó quyết định. Đằng này người ta lại chi theo dự án, lập một dự án rất đồ sộ, đủ phần cứng, phần mềm, trung tâm dữ liệu, đào tạo nhân lực, lập hội đồng này, hội đồng nọ thông qua.

Quản lý sản phẩm trí tuệ mà vẫn theo cách quản lý công trình xây dựng, định mức, định giá từng thứ vật liệu sắt đá, xi măng... trong khi cái máy tính giá hôm nay đến ngày mai đã khác. Cơ chế như thế đã tạo điều kiện cho tham nhũng, trong đó phải kể đến vụ Đề án 112.

Hệ thống quản lý của ta nhiều khi không quản lý đầu ra mà chỉ quản lý đầu vào, quản lý quá trình mà không quản lý chất lượng, hiệu quả. Làm xong dự án, có chạy không, có đem lại kết quả gì, chẳng ai biết. Người ta chỉ làm để có công trình, để có tiền.

- Thế còn việc nhiều đề tài lớn, thậm chí cấp nhà nước hoàn thành rồi cũng nằm yên, phải giải thích thế nào?

Có những chương trình khoa học 5 năm đã nghiệm thu, đến kế hoạch 5 năm tiếp theo lại nghiên cứu lại. Như chương trình nghiên cứu "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ" thực hiện 3 kế hoạch 5 năm. Vấn đề là ai đặt hàng, địa chỉ áp dụng ở đâu? Phải rõ ràng ngay từ đầu. Phải để bản thân ngành, bộ tự đặt hàng khoa học. Nhà nước chỉ đặt hàng đối với những dự án lớn, đòi hỏi trí tuệ của nhiều ngành khoa học, ví như sản xuất máy bay.

Tôn trọng ý kiến khác biệt

- Sau khi đoạt giải Fields uy tín, Giáo sư Ngô Bảo Châu có nêu khái niệm tự do tuyệt đối trong khoa học. Ông có bình luận gì về khái niệm này?

Chúng ta đang theo khuôn mẫu định sẵn. Đến cả giáo dục cũng thế. Tư duy này áp đặt từ trên xuống dưới.

Muốn đổi mới, phải có ý kiến khác. Đổi mới ban đầu cũng bị phê phán rất dữ đó chứ. Cụ Trường Chinh viết trên báo rằng kinh tế thị trường thì không có chủ nghĩa xã hội. Sau đó, cũng chính cụ nghe các ý kiến về đổi mới, thấy rõ thực tế, và quan điểm đã thay đổi. Ý kiến đổi mới bao giờ cũng từ số ít. Nếu theo ý kiến đa số đồng tình thì làm gì có đổi mới.

Muốn có khoa học phát triển, trước hết là không áp đặt. Phát biểu sai vẫn cứ tranh luận, miễn là đừng có nói càn, như Bác Hồ nói, tự do phát biểu, tranh luận hóa ra đó là tự do tìm đến chân lý.

Cảm ơn Giáo sư.
Nguồn:Tiền Phong
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Mệnh Trời và Ý dân

    17/10/2019Dương Kỳ Anh“Trên cung kính mệnh trời, dưới dựa theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi, cho phúc nước lâu dài, phong tục giàu thịnh”. Mười thế kỷ đã trôi qua, biết bao đổi thay trong cuộc đời dâu bể, nhưng câu nói trên của Lý Thái Tổ trong “Chiếu dời đô” vẫn nguyên giá trị, vẫn mới mẻ, vẫn là bài học lớn cho đất nước chúng ta...
  • Bóc Lột ngoài kinh tế

    30/04/2016Nguyễn Trần BạtSuy đến cùng, bóc lột ở thời nào cũng đều kéo dài kiếp sống lầm lũi, kém phát triển của cả tầng lớp dân chúng nghèo khổ trong xã hội. Đích cuối cùng của chúng ta không phải là chống lại bóc lột, mà là chống lại chính sự bần cùng hóa con người. Nói cách khác, chúng ta phải giải phóng con người ra khỏi đời sống kém phát triển và tạo không gian tự do sáng tạo để họ có thể phát huy hết năng lực của mình...
  • Trách nhiệm hàng đầu - đổi mới văn hóa và giáo dục

    17/12/2015Nguyễn TrungChỉ có văn hoá và giáo dục dục mới có thể làm nên diện mạo một nước Việt Nam mới, sau đó mới đến công nghiệp hoá –hiện đại hoá! Có văn hoá, có giáo dục, mới có thể công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện đại...
  • Văn hoá và sự "đứt gãy": Vì đâu?

    29/12/2014Thái Nam ThắngVới một quá khứ nhiều đứt gãy và một nền tảng văn hoá không được tiếp nối một cách chăm chút, đàng hoàng và có hệ thống, thì những biểu hiện văn hoá thường sẽ là "giật gấu vá vai".
  • Không thể ngập ngừng, do dự giải phóng tư duy

    16/10/2010Trần Đình Bút
    1. Bản thân Mác đã phải dùng đến chữ “nổi loạn chống lại cái cũ”, còn Lênin nói “phải thay đổi căn bản”. Hồ Chí Minh đã đề cập đến “xem xét lại”...
  • Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống cơ quan dân cử

    13/10/2010Minh Nam (thực hiện)Vai trò, vị trí của các cơ quan dân cử phải ở “đỉnh cao” thật sự trong hệ thống chính trị, trong hệ thống quyền lực nhà nước. Cần làm đậm nét điều này trong cương lĩnh, trong báo cáo chính trị, trong các định hướng chủ trương lâu dài cũng như trước mắt. Và, không chỉ thể hiện ở việc định hướng chung chung mà cần có những thể chế, quy định cụ thể...
  • Cương lĩnh: Những quan niệm chưa nhất quán

    11/10/2010TS. Hồ Bá ThâmNghiên cứu Cương lĩnh bổ sung, phát triển trình ĐH 11 của Đảng, chúng ta dễ nhận thấy nổi bật sự kiên định con đường phát triển tiến lên XHCN và những mục tiêu, những phương hướng, những quan hệ chính cần giải quyết, nhưng trong đó có một số quan niệm chưa nhất quán...
  • “Định nghĩa văn hóa trong dự thảo Cương lĩnh lủng củng”

    10/10/2010Trần Trọng TânĐề nghị đưa vào Cương lĩnh về văn hóa trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là: xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam vì độc lập, tự do hạnh phúc, vì hòa bình hữu nghị...
  • Nhà nước của dân, do dân, vì dân

    09/10/2010Một Nhà nước phải là một Nhà nước có Đức, dưới sự lãnh đạo của một Đảng là đạo đức, là văn minh. Một Nhà nước có Đức là nói đến một Nhà nước hướng tới bảo vệ và phục vụ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, đồng thời với việc trừng trị một cách nghiêm khắc những hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của dân tộc, của nhân dân...
  • Chưa thấy hơi thở cuộc sống trong dự thảo văn kiện

    08/10/2010Lê NhungGóp ý vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Thiếu tướng Lê Văn Cương, Viện Khoa học chiến lược Bộ Công an nói, văn kiện đang vắng bóng hơi thở cuộc sống...
  • xem toàn bộ