Vài ngộ nhận về trường tư

03:07 CH @ Chủ Nhật - 10 Tháng Năm, 2009

Cổ phần hoá1) trường học, tăng học phí đang làm dư luận nóng lên. Lắm người ủng hộ2), nhiều kẻ phản đối3). Theo tôi, tăng học phí lúc này là ngược với chính sách kích cầu. Dẫu sao cũng là dấu hiệu đáng mừng rằng các ý kiến khác nhau có cơ hội được đối chất, được tranh luận.

Bài này muốn góp ý để xoá đi vài ngộ nhận về trường tư hay để dấy lên những tranh cãi mới. Tôi hy vọng cả hai, vì không có tranh luận thì khó biết đúng sai.

Nhưng hãy bắt đầu với vài sự ngộ nhận (người khác có thể coi là minh triết, hãy tranh luận một cách văn minh). Sự ngộ nhận đầu tiên là về khái niệm. Các khái niệm cả thế giới đều dùng, thì chúng ta lại vẽ ra các từ mới, thuật ngữ mới, có khi hơi kỳ quái, chẳng giống ai, để tỏ ra mình "sáng tạo" mà chẳng nghĩ rằng bằng cách đó chúng ta có thể gây ra sự hiểu lầm cho rất rất nhiều người, thậm chí cho cả chính mình!

Cổ phần hoá, xã hội hoá là những ví dụ tiêu biểu. Thậm chí "xã hội hoá" ở ta có nghĩa gần như ngược 180o với cách hiểu thông thường của cả thế giới (kể cả so với cách chúng ta hiểu 20 năm trước).

Ngộ nhận thứ hai, người ta nghĩ cơ chế thị trường có thể giải quyết vấn đề giáo dục đào tạo. Cơ chế điều phối chủ yếu trong lĩnh vực giáo dục đào tạo không phải là cơ chế thị trường, tuy cơ chế thị trường cũng có thể hoạt động và cần tận dụng các mặt mạnh của nó như kích thích cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả.

Thế nhưng cơ chế thị trường có các khuyết tật rất lớn trong lĩnh vực giáo dục (và các lĩnh vực xã hội khác) mà tất cả các kinh tế gia ở khắp nơi, thậm chí các nhà hoạch định chính sách ở các nước có nền kinh tế thị trường tự do nhất, đều thừa nhận.

Ngộ nhận thứ ba là sự không phân biệt rõ ràng giữa việc cung cấp dịch vụ giáo dục (dạy học) và cấp tài chính cho giáo dục. Việc đầu (cung cấp dịch vụ) có thể do các tổ chức khác nhau (trường công, trường tư) thực hiện. Các tổ chức này phải được tự chủ, phải cạnh tranh với nhau để thu hút người học, phải minh bạch hoặc bị Nhà nước, xã hội dân sự và học sinh buộc phải minh bạch. Đấy là tận dụng những nét tốt của cơ chế thị trường trong giáo dục.

Việc cuối, việc cấp tài chính, do Nhà nước và người nhận dịch vụ (học sinh hay gia đình học sinh) cùng chi trả (ở cấp phổ thông, Nhà nước chi là chính, tốt nhất là gia đình và học sinh không phải chi đồng nào; người học trả tỉ lệ cao hơn nếu học nghề) nhưng Nhà nước có trách nhiệm chính (bằng các chính sách, hỗ trợ, học bổng, tín dụng,...) để tạo điều kiện cho tất cả mọi người đều có cơ hội học hành và đào tạo.

Bây giờ hãy bàn đến sự ngộ nhận về khái niệm trường tư. Chúng ta thường nghĩ rằng trường tư là thuộc sở hữu của một hay một nhóm cá nhân cụ thể, hoạt động vì lợi nhuận cho những người đó, được con cháu họ thừa kế. Nói cách khác trường tư được quan niệm như một doanh nghiệp tư nhân.

Minh chứng cho cách suy nghĩ này là rất nhiều ý kiến ủng hộ việc cổ phần hoá trường học, là ý kiến của những người có trọng trách cho rằng cần cổ phần hoá 15-20 đại học, là điều lệ mẫu đại học tư do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Đấy là cách nghĩ rất Việt Nam.

Trên thế giới người ta không hoàn toàn nghĩ như vậy. Trường tư, ở các nước khác, là trường không phải của nhà nước, nó có thể là của một tư nhân, của một nhóm tư nhân hay của một tổ chức phi chính phủ (thí dụ, nhà thờ, các tổ chức tôn giáo khác, các hội đoàn), thậm chí thuộc một cộng đồng (làng, xã).

Trường tư do các cá nhân cụ thể sở hữu thường chiếm tỉ lệ nhỏ. Ngộ nhận tiếp theo với trường tư là: người ta nghĩ trường tư thì hoạt động vì lợi nhuận. Có các trường tư hoạt động vì lợi nhuận, song đại đa số trường tư hoạt động phi vụ lợi. Ngay cả các trường do một cá nhân lập ra cũng thường không hoạt động vì lợi nhuận, người lập ra nó không hưởng lợi nhuận (nếu có) của trường, cũng chẳng để lại trường đó cho con cháu như của thừa kế.

Thí dụ, Đại học Trung Âu do G. Soros bỏ 400 triệu euro lập ra tại Budapest năm 1991, nhưng là một trường hoạt động phi vụ lợi, do một hội đồng những người quản thác điều hành, được hưởng các ưu đãi thuế ở mức cao nhất, nó phục vụ xã hội chứ không phải mang lại lợi nhuận cho Soros hay con cháu ông ta.

Các trường tư danh tiếng của Mỹ như Havard, Stanford, MIT,... và các trường tư danh tiếng của các nước khác cũng tương tự như vậy. Như thế ở các nước đó tuyệt đại bộ phận trường tư là của xã hội, chứ không phải là của những con người cụ thể và mang lại lợi nhuận cho họ.

Tất nhiên sẽ nhiều người hỏi, ai lại bỏ tiền riêng ra làm như vậy? Họ có thể là những người thánh thiện. Không ít người như vậy, họ rất đáng kính, đáng ca ngợi. Song một động lực rất lớn để họ làm vậy chủ yếu là do chính sách thuế của nhà nước tạo khuyến khích. Các khoản tiền hay tài sản bỏ ra (đầu tư) cho giáo dục [văn hoá, nghệ thuật, y tế] được miễn thuế thu nhập, không bị đánh thuế thừa kế (đôi khi rất cao ở các nước phát triển).

Các đại học tư danh tiếng trên thế giới là các trường như vậy. Ta không thể tìm thấy một cá nhân cụ thể nào sở hữu nó cả. Trường tư cũng không phải chủ yếu do chính người bỏ tiền ra điều hành mà do một hội đồng các nhà quản trị giáo dục quản lý và điều hành. Cải cách giáo dục cũng gắn với cải cách thuế và những cải cách khác! Nói thế để thấy, nên rất thận trọng và phải tìm hiểu kỹ trường tư là thế nào. Cách hiểu trường tư của chúng ta khác quá xa so với thế giới. Hiểu sai khái niệm có thể phải trả cái giá rất đắt.

Các trường tư hoạt động phi vụ lợi được miễn thuế, thậm chí được cấp đất không phải trả tiền để xây trường và đất đó chỉ được dùng làm trường học chứ không thể được dùng làm việc khác. Cũng có, không nhiều, các trường tư hoạt động vì lợi nhuận (các trường đào tạo ngắn hạn, dạy nghề), chúng phải hoạt động như các tổ chức vì lợi nhuận (doanh nghiệp).

Như vậy các tổ chức cung cấp dịch vụ có thể rất đa dạng về sở hữu, về loại hình. Nên khuyến khích và tạo điều kiện cho chúng hình thành, phát triển và hoạt động cạnh tranh lành mạnh với nhau, buộc chúng phải có trách nhiệm giải trình với những người có lợi ích liên quan: Nhà nước, học sinh, cộng đồng và xã hội. Cổ phần hoá, thực ra là tư nhân hoá, trường học không phải là giải pháp tốt để giải quyết vấn đề giáo dục.


1)Cổ phần hóa là chủ trương chuyển đơn vị sự nghiệp công lập có thu thành công ty cổ phần.

2) Một vài ý kiến đồng tình

... Giáo dục là khoản đầu tư chứ không ai cho không tri thức cả. Cổ phần hoá sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho giáo dục ... Con người muốn có giáo dục thì phải mua dịch vụ bởi hấp thụ giáo dục làm tăng vốn con người.(TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Cổ phần hóa sẽ "cởi trói" cho giáo dục, VietnamNet)


Giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng là một ngành kinh tế.... Vì vậy, nó phải có tính kinh tế và tính chuyên nghiệp như các ngành kinh tế khác... (TS. Trần Thị Thu Hà, nguyên Vụ trưởng Chính sách công (Bộ Tài chính), nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Bà Rịa – Vũng Tàu, Không cổ phần, giáo dục đại học sẽ chẳng có gì mới? VietnamNet)

"Cổ phần hóa" các trường đại học công không có gì sai hoặc khó hiểu cả, nếu như nó là một bước của quá trình tư nhân hóa. Nếu coi giáo dục là việc cung cấp kiến thức và kỹ năng làm việc cho con người thì Nhà nước làm hay tư nhân làm có gì khác nhau đâu... (Hoàng Hải Vân - nguyên Tổng thư ký tòa soạn báo Thanh Niên, Blog)

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ngành GD có thể làm gì để cứu vãn nhân cách Việt?

    12/04/2017Võ Thị HảoTự nhiên cho ra lò những công dân chính trực và hồn nhiên, thấy nóng thì biết bảo rằng nóng và ngược lại - đó là trách nhiệm và những điều ngành giáo dục có thể làm mà không tốn kém và không phải chờ đợi ai.
  • Giá trị cốt lõi của Giáo dục Đào tạo

    25/11/2016Nguyễn Tất ThịnhTôi cho rằng Thực tiễn Cuộc sống vốn luôn được lấp đầy trong nó những Sự thật và Giả dối. Cái Giả dối thử thách cái Sự Thật, và cái Sự Thật phải chí ít phải thuyết phục được cái Giả dối, nếu chưa thể nói là phải chiến thắng nó. Cũng chẳng cần nhiều luận thuyết cho lắm, cũng không cần thêm một ‘phát minh’ nào...
  • “Vóc dáng tự do , tinh thần độc lập”

    18/07/2016Nguyễn Thu Phương“Triết lý giáo dục, nói nôm na ra là chúng ta định xây dựng và thực hiện nền giáo dục này để làm gì? Với nền giáo dục này, chúng ta muốn đào tạo nên những con người như thế nào đây? Chúng ta định đào tạo nên những con người tự do, biết suy nghĩ và có suy nghĩ độc lập, từ đó là những con người sáng tạo, hay đào tạo nên những con người chỉ biết chấp hành, vâng lời, phục tùng, hết sức dễ bảo…”.
  • Giáo dục có làm người Việt hết xấu xí?

    23/06/2016Đoàn Tiểu Long"Giáo dục có vai trò quan trọng, nhưng không nên quá kỳ vọng rằng một sự chấn hưng giáo dục sẽ mau chóng dẫn tới sự thay đổi sâu sắc trong con người, và qua đó làm thay đổi xã hội"
  • Tài sản nhà nước và cổ phần hoá

    05/05/2014TS Nguyễn Quang ANhà nước có những tài sản của mình. Chưa có thống kê cụ thể nhưng tôi đoán hiện nay ở nước ta, tài sản nhà nước chiếm ít nhất 80% tài sản quốc gia, vì vậy Nhà nước quản lý công sản là hết sức quan trọng...
  • Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước: Quyết làm, đừng nghĩ như… xưa

    03/03/2014Thế PhanSắp xếp, chuyển đổi sở hữu (DNNN) mà trọng tâm là cổ phần hóa DNNN được coi là xương sống của công cuộc đổi mới về kinh tế. Theo đó là đổi mới cơ chế, chính sách nhằm nâng cao tính tự chủ. tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực hoạt động đồng thời dần tiến tới hoạt động trên cùng một mặt bằng pháp lý với các doanh nghiệp thuộc thành phần kình tế khác trong cơ chế thị trường. Tuy nhiên, xung quanh vấn để này còn không ít lúng túng...
  • Cải thiện chất lượng giáo dục đại học bằng tư duy

    14/03/2009Phạm Trần LêViệc cải thiện chất lượng giáo dục đào tạo đại học được nhắc đến thường xuyên trong công luận như một vấn đề bức thiết nhưng cho đến nay vẫn chưa có những giải pháp mang tính toàn diện và triệt để, vừa đạt được mục tiêu về cải thiện chất lượng dạy và học đồng thời giúp cho bài toán quyền lợi của các cá nhân liên quan được giải quyết hợp lý. Một giải pháp như vậy đòi hỏi được xem xét qua tư duy kinh tế với ba câu hỏi căn bản là: xã hội có nhu cầu gì ở giáo dục đại học; hiện trạng đào tạo đại học hiện cung ứng tới đâu; lộ trình nào để từng bước giúp cung và cầu gặp nhau.
  • Kant với vấn đề giáo dục

    05/03/2009Thái Kim LanBài viết nhằm giới thiệu một số ý kiến của triết gia thời Khai sáng, I. Kant, về vấn đề giáo dục mà không đưa ra phê phán hay hệ thống hoá, có mục đích cung cấp tài liệu tham khảo để thảo luận hay suy nghĩ tiếp.
  • Biết người, cần biết cả… ta

    06/01/2009GS-TSKH Lê Ngọc TràTiếp tục bước trên sân chơi quốc tế 2009, chúng ta vừa phải nhập cuộc, vừa phải tỉnh táo biết mình là ai, không thu mình lại, không bắt chước rập khuôn. Làm thế nào để tiếp nhận và lên qua làn sóng toàn cầu. Đó là thách thức đối với giáo dục Việt Nam, trước hết là với những người có trách nhiệm lãnh đạo, với nhà quản lý giáo dục hiện nay.
  • Cải cách giáo dục Việt Nam

    27/12/2008Nguyễn Trần BạtCó thể nói, câu chuyện tưởng như không bao giờ hết tính thời sự và luôn được bàn nhiều trong xã hội Việt Nam vẫn là cải cách giáo dục. Đấy là một dấu hiệu tốt cho thấy sự quan tâm của toàn xã hội đối với sự nghiệp giáo dục nước nhà. Nhưng nhìn ở góc độ khác...
  • Giáo sư Phan Đình Diệu: "Đừng quay lưng với những giá trị truyền thống"

    25/12/2008Trịnh Vĩnh Hà thực hiệnVới tư cách là chủ nhiệm hội đồng tư vấn khoa học & giáo dục của Mặt trận Tổ quốc VN, GS Phan Đình Diệu là đại diện của một trong bốn nhóm tác giả đang kêu gọi một sự hiệp lực để thực hiện một cuộc cải cách giáo dục (GD) từ năm 2011-2020.
  • Cần sự nổi dậy của tư duy giáo dục

    22/12/2008Bùi Hoàng Tám (Thực hiện)Loạn trường đại học, loạn giáo sư, loạn tiến sỹ… là thực trạng buồn của giáo dục Việt Nam. Thế nhưng, cái cần “nổi loạn” nhất là sự nổi loạn của tư duy thì lại trì trệ, lại không dám, chỉ biết cam chịu - GS. TSKH Hồ Ngọc Đại bày tỏ.
  • Giáo dục Việt Nam khoác gánh nặng lên vai trẻ thơ

    06/12/2008Hoàng LanCách đây không lâu báo chí đưa một cuộc khảo sát ngẫu nhiên những chiếc cặp sách của học sinh do bộ GH – ĐT tiến hành ở ba trường tiểu học tại Hà Nội. Chiếc cặp nặng nhất là của một học sinh lớp 4 ( 4,8kg). Trong khi đó , quy định của sở GD – ĐT Hà Nội là 2,7 – 3 kg. Chiếc cặp sách không chỉ là một vật vô tri vô giác nữa . Nó đã trở thành câu chuyện của cả một nền giáo dục.
  • Luận bàn về quản lý: Nhà nước, mô hình tập đoàn và cổ phần hóa

    27/04/2008Sau một năm gia nhập WTO, bên cạnh những thành tựu thu được, Việt Nam phải đối mặt với hàng loạt vấn đề lớn có xuất phát điểm từ điều hành quản lý kinh tế. Giới doanh nghiệp, người dân tiếp tục trông đợi sự chèo lái của Nhà nước nhằm giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn ở phía trước. Bàn về vấn đề này, các chuyên gia kinh tế khẳng định, để đáp ứng sự trông đợi đó, đã đến lúc cần một sự đổi mới về quản lý Nhà nước...
  • xem toàn bộ