Nam gia nhập WTO! Dẫu biết mình chỉ là một trong hơn 80triệu người thầm lặng ở đất nước này, nhưng vẫn cứ thấy vui. Niềm vui không có hình dáng cụ thể nhưng rất rộn ràng và khó lý giải. Buổi sáng cuối tuần, ngồi với những bạn bè quen thuộc mà bỗng thấy họ mới mẻ, vì câu chuyện phiếm vòng vo một hồi lại quay về với đề tài WTO."/>Nam gia nhập WTO! Dẫu biết mình chỉ là một trong hơn 80triệu người thầm lặng ở đất nước này, nhưng vẫn cứ thấy vui. Niềm vui không có hình dáng cụ thể nhưng rất rộn ràng và khó lý giải. Buổi sáng cuối tuần, ngồi với những bạn bè quen thuộc mà bỗng thấy họ mới mẻ, vì câu chuyện phiếm vòng vo một hồi lại quay về với đề tài WTO."/>

Thượng đế sẽ mỉm cười

12:00 SA @ Thứ Hai - 01 Tháng Giêng, 1900

Việt Nam gia nhập WTO! Dẫu biết mình chỉ là một trong hơn 80triệu người thầm lặng ở đất nước này, nhưng vẫn cứ thấy vui. Niềm vui không có hình dáng cụ thể nhưng rất rộn ràng và khó lý giải. Buổi sáng cuối tuần, ngồi với những bạn bè quen thuộc mà bỗng thấy họ mới mẻ, vì câu chuyện phiếm vòng vo một hồi lại quay về với đề tài WTO. Bàn cà phê có ba người mà xôn xao như hội nghị. AnhTâm, một người có giọng rất khoẻ và luôn tự hào là tiếng ca hùng hổ nhất Việt Nam, tuyên bố: “Từ ngày sống theo tiêu chuẩn văn minh WTO, chúng ta hoàn toàn có thể trở thành công dân thế giới!". Anh Tùng, một cử nhân xã hội học mấy năm bôn ba vẫn chưa xin được việc làm, tiếp lời ngay: "Công dân thời WTO phải thượng tôn giá trị và thượng tôn sự thật, không được phép xun xoe con hát mẹ khen hay, không được phép vuốt ve thương nhau chín bỏ làm mười, không được phép ghét cái hay, không được phép sợ cái đúng… Tóm lại, từ nay mỗi người phải phấn đấu trở thành người tốt! Tôi ngồi lắng nghe sự lạc quan tươi rói ở hai người bạn, và cũng hùa theo: "Nếu xung quanh toàn người tốt thì tớ không đi viết báo nữa, tớ sẽ đi ăn mày"! Bốn con mắt trố lên nhìn về phía tôi. Thế nhưng, khi tôi bày tỏ người tốt đâu chỉ sống cho riêng mình, người tốt sẵn lòng giúp đỡ những người thấp cổ bé họng hơn. Ăn mày thời WTO có khi phải sắm thêm một cái máy đếm tiền đấy chứ thì hai điệu cười nắc nẻ cất lên một tràng dài sau câu cảm thán “Thôi đừng có nằm mơ”!

Tôi có nằm mơ không? Không, tôi vẫn tin rằng cuộc sống khá giả hơn thì người tốt càng nhiều hơn. Khi tôi mới chân ướt chân ráo tử miền Trung vào Sài Gòn lập nghiệp, tôi đã gặp vài người tốt, nhưng có một người tốt làm tôi nhớ mãi. Khi đó tôi xin một chân nhân viên ở một cơ quan nọ. Có lẽ tuổi trẻ bồng bột, tôi tranh luận về cách hành xử không thoả đáng của một vị sếp. Kết quả, tôi bị vị sếp ấy lôi ra kiểm điểm trước tập thể và ra quyết định đuổi việc. Lúc tôi thất thểu dắt xe rời khỏi cơ quan, một bàn tay đặt nhẹ lên vai tôi: "Ý kiến của cháu rất đúng, người ta đã xử ép cháu”! Tôi quay lại và nhận ra khuôn mặt hiền lành của một cán bộ biết tên chưa bao lâu, bây giờ sắp thành đồng nghiệp cũ. Hình như đọc được sự nghi ngờ trong cái nhìn của tôi, bác ấy thổ lộ: không phải an ủi cháu đâu. Chỉ tiếc bác không có khả năng bênh vực cháu. Bác còn phải nuôi vợ nuôi con. Bác hèn, cháu ạ!". Công việc đầu tiên của chàng trai 20 tuổi vỏn vẹn chưa đầy bốn tháng, nhưng tôi thấm thía được một bài học làmngười. Sự động viên muộn màng và vô vọng của bác ấy, giúp tôi hiểu rằng trên đời có hai loại hèn, người hèn kém vì lực bất tòng tâm dù sao cũng đáng trọng hơn người hèn hạ vì danh lợi tha hoá!

Tôi có nằm mơ không? Không, bây giờ nghĩ lại tôi vẫn chắc chắn nếu không quá bức bách áo cơm để lo cho người thân thì bác đồng nghiệp cũ dạo nào đã lên tiếng bảo vệ tôi, giúp tôi tránh khỏi sự tổn thương. Tôi đặt cược cho thiện ý của bác đồng nghiệp cũ vì hơn một lần tôi nghe được tiếng thở dài của cha tôi trước những trái ngang thế tục. Cái nghèo không có tội nhưng làm sao tránh được những hoàn cảnh éo le, cái nghèo sẽ che lấp sự hào hiệp, cái nghèo sẽ nhấn chìm sự thẳng thắn, thậm chí cái nghèo sẽ tiêu diệt sự phát lộ của lòng nhân từ. Nếu ai phản biện thì tôi xin kể về trường hợp nhà thơ ThanhTùng. Cách đây mười năm, sau khi xua tay trước một cô bé bán vé số, nhà thơ già nhìn theo đôi chân dị tật khấp khểnh quay lưng đi thì ông oà lên khóc và bật luôn mất câu thơ ứng tác: “Tôikhốn nạn vì cái nghèo/ Không đủ tiền mua cho em một tấmvé số/ Mua chotôi một niềm hy vọng/ Mua cho em một chiếc vé vào tương lai'?Vẫn biết vật chất phù du, nhưng nếu khốn khó lùi xa thì con người sẽ có nhiều cơ hội đối đãi với nhau tử tế hơn, đàng hoàng hơn.

Tôi có nằm mơkhông? Tại sao tôi không có quyền chờ đợi một xã hội giàu có hơn và nhiều người lần lượt trở thành người tốt? Nếu đó một giấc mơ kỳ vĩ thì tôi sẽ mơ gặp...Thượng Đế.Nếu Thưọng Đế hỏi: “Nhà ngươi tìm ta có việc gì?" tôi sẽ trả lời: “Con nộp đơn xin làm người tốt! Bây giờ nước Việt Nam của con đã vào WTO rồi con quyết tâm làm người tốt”! Chắc chắn 'Thượng Để sẽ mỉm cười!

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc: