"Xiếc" chữ và đời thực

10:50 CH @ Thứ Ba - 19 Tháng Giêng, 2016

Đời sống luôn tồn tại một cách độc lập. Cái bát hay cái chén hoặc tiếng Anh, tiếng Pháp gọi nó là gì gì đi nữa thì nó cũng vẫn thế, không ảnh hưởng gì đến người dùng nó để đựng cơm, đựng nước. Sự thật ấy là hiển nhiên.

Tuy vậy vẫn do những lý do khác nhau, người ta luôn muốn thay đổi bản chất của sự vật bằng nhữngtrò xiếc chữ.

Hãy nghiền ngẫm loại văn báo cáo phổ biến nhất.

Chúng được soạn thảo để thay mặt tổ chức (công ty, cơ quan hay đoàn thể) công bố thông tin ra ngoài xã hội. Thay vì "gọi con bò là con bò" người ta gọi nó là "con sư tử có sừng". Thay vì nói thẳng năm này, tháng này công ty thua lỗ, nợ nần, làm ăn không tương xứng với hy vọng hay kế hoạch, người ta viết "đạt thành quả hạn chế". Thay vì nói thẳng trong cơ quan có chuyện tranh giành, đấu đá, các phe phái vu cáo nhau gây rối cho tổ chức, người ta viết "đoàn kết nội bộ chưa thật chặt chẽ"... Vì thế, các bản báo cáo luôn tràn ngập những từ và cụm từ "lấp lánh lá ngụy trang" như: đồng thời, bên cạnh đó, song song, tuy nhiên, mặc dù, không ngừng v.v...


Bản thân những từ này không có màu sắc, nhưng từ ngòi bút của những người làm xiếc chữ, chúng trở thành đồng lõa để che đậy, dối trá hay lừa mị, phổ biến nhất là để lấy "mồm miệng thay tay chân". Tôi đã từng đọc một báo cáo cấp xã: "không ngừng tăng cường đàn heo nái đồng thời phát triển heo thịt và củng cố một bước đàn gia súc có sừng".

Hỏi ông chủ tịch (người đọc báo cáo trước HĐND) rằng xã mình hiện có bao nhiêu heo nái, bao nhiêu heo thịt ông mù tịt. Hỏi ông lấy vốn đâu, có biện pháp gì để "củng cố một bước" đàn gia súc có sừng, một bước là bao nhiêu con, ông bảo sẽ tính sau. Chắc chắn đọc báo cáo cho các vị hội đồng yên tâm rồi bỏ xó.

Từ những năm sau đổi mới cho đến tận hôm nay, do bung ra từ dây trói bao cấp, bỗng dưng bùng nổ những khái niệm xiếc chữ. Dẫn chứng trường hợp "trường công lập tự chủ tài chính", hay "xã hội hóa" v.v... Trường công xưa nay là của Nhà nước. Loại hình nhà trường này nước nào cũng duy trì và tùy theo khả năng ngân sách mà phát triển để đảm bảo phúc lợi của dân và vai trò khuôn mẫu giáo dục quốc gia.

Ngoài ra là trường tư (tư thục) do tư nhân đầu tư khi trường công không thể thỏa mãn chỗ học. Nhà nước có thể cấp những khoản tài trợ cho vay hay không hoàn lại. "Trường công tự chủ tài chính" có lẽ là trường hợp này. Tại sao không gọi thẳng đó là "trường tư thục"?

Nhiều trường công học phí lên tới cả triệu đồng thì sao còn gọi là trường công? Còn "xã hội hóa"? Thực chất đó là tư nhân, nguồn tiền ngoài ngân sách ra chỉ còn là tư nhân, dù là công ty TNHH cũng là tư nhân, từ "xã hội" cũng như "toàn dân" đưa lại sự mơ hồ chủ thể, có chăng nó chỉ nói lên rằng ta vẫn còn sự kiêng kỵ không cần thiết nào đó.

Làm xiếc chữ chính là một biểu hiện xơ cứng tư duy khi người ta thiếu cảm hứng, thiếu sáng tạo hay lười suy nghĩ. Chữ nghĩa bị sáo mòn vì không có nội dung, như đồng tiền không có vàng bảo đảm. Vấn đề không phải là chỉnh đốn, sửa chữa cách viết báo cáo. Đó chỉ là hình thức. Cái chính là cần phải trung thực trong mọi trường hợp, công tư, thắng thua, tốt xấu rõ ràng, đẩy lùi nạn giả dối đang ăn mòn đạo đức xã hội.

Bản thân ngôn ngữ không có tội gì, nhưng ngôn ngữ là những thứ dễ bị lợi dụng nhất vì lời nói không mất tiền mua, vì lời nói có thể giúp người ta che đậy hay ngụy trang cái trống rỗng, cái lừa mị hay hiểm độc bên trong. Nếu làm trò xiếc với câu chữ lâu năm thì sẽ đến lúc chính bản thân những "diễn viên" xiếc ấy cũng không biết mình là ai nữa. Đời thực có sức mạnh tự bản thân nó, như con tàu lừ lừ chạy trên đường ray, luôn ngoài ý muốn xiên xẹo của những người thích làm xiếc chữ.

Theo Phụ nữ Tp. HCM
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tiếng Việt có mơ hồ, thiếu chính xác?

    26/07/2017GS.TS Nguyễn Đức DânĐã từng có quan niệm “tiếng Việt là thứ tiếng của thi ca, tiếng Anh ­– thứ tiếng của thương mại, tiếng Pháp – thứ tiếng của ngoại giao”. Quan niệm xưa cũ này vừa khen lại vừa chê tiếng Việt: một thứ ngôn ngữ nhiều hàm ý thích hợp với đặc thù “ý tại ngôn ngoại” của ngôn ngữ thơ ca, nhưng cũng chính vì thế mà thiếu chính xác, mơ hồ trong diễn đạt.
  • Gửi Đoàn của tôi

    17/01/2016Thảo Hảo... đến cái bản báo cáo công việc của đoàn viên cả nước không thôi, mà thanh niên bình thường, nếu không quen với từ ngữ hội nghị, cũng không hiểu được...
  • Tôi nghi ngờ ông Hegel

    07/11/2014Thảo Hảo (Phan Thị Vàng Anh)Tôi được người bạn tặng cho bộ Mỹ Học (2 tập) của Heghen. Tuy nhiên thỉnh thoảng tôi có mở ra rồi đóng lại ngay, vì thấy khó hiểu, đọc cả một trang mất một lúc, nhưng nếu ai nói tóm tắt lại thì không tóm tắt được, nhất là hiểu được Triết qua... bản dịch tiếng Việt. Triết khó vì cái gì?
  • Tầm quan trọng của các thuật ngữ kinh tế

    10/12/2010Phạm Hải VũTôi muốn được đi sâu hơn nữa vào khái niệm “governance”, một khái niệm hiện chưa được tiếng Việt biết đến vì… quá mới. Việc dịch lại nó theo nghĩa “quản trị” hay “quản lý” đều không diễn tả được nội hàm của thuật ngữ.
  • Nghĩ về từ "đồng chí"

    14/11/2010Nguyễn Khắc PhêNăm trước, có một bài báo "chất vấn" một tòa báo nọ vì sao không gọi người đại diện cơ quan X. là đồng chí mà lại gọi là ông. Nói thẳng ra thì bài báo ấy phê phán tờ báo nọ lập trường không rõ ràng, hoặc là mập mờ không muốn tỏ thái độ chính trị của mình...
  • Hãy minh bạch tính từ “xã hội chủ nghĩa” (XHCN)

    31/10/2010GS. Nhà giáo nhân dân Nguyễn Ngọc LanhChủ nghĩa xã hội (CNXH) còn xa lắc, dù 30 năm nay tên nước ta là như thế...
  • Ngôn ngữ huề tiền

    11/09/2010Dương Ngọc DũngThiếu khả năng tư duy, lý luận mới là cái gốc rễ của mọi vấn đề trong xã hội hiện nay. Thiếu khả năng sử dụng ngôn từ chỉ là cái ngọn, sự thể hiện ra bên ngoài một thiếu sót rất nghiêm trọng ở bên trong. Chính do thiếu khả năng lý luận nhiều người đã khôn ngoan chọn một phong cách ăn nói rất “huề tiền”, nghĩa là rất chung chung, nghe cũng rất êm tai, có đầu có đuôi, có tình có lý, xài trong trường hợp nào cũng được, hết sức thuận tiện...
  • Tiếng Việt vốn trong sáng mà…

    23/04/2010Cao Tự ThanhMột ngôn ngữ đã trưởng thành như tiếng Việt hoàn toàn có khả năng xác lập lại sự trong sáng của nó ngay cả tại những khúc quanh chật hẹp và nguy hiểm nhất của lịch sử. Cho nên cái làm cho tiếng Việt đứng trước nguy cơ không trong sáng không phải do bản thân tiếng Việt, mà do cách sử dụng tiếng Việt phi quy chuẩn và chính sách ngôn ngữ không rõ ràng.
  • Tiếng Việt có chính xác không?

    22/08/2009Ngô Tự LậpCó một nhận định được lan truyền rộng rãi và hình nó cũng được nhiều người chấp nhận, cho rằng tiếng Việt không chính xác, hay nói đúng hơn, ngữ pháp tiếng Việt không chính xác bằng ngữ pháp tiếng Pháp, tiếng hoặc tiếng Nga..., tuỳ theo người đưa ra nhận định biết thứ tiếng nào. Theo tôi, nhận định nói trên phản ánh một định kiến, hay thậm chí là mặc cảm tự ti, rất không nên có.
  • Tốc độ của sự đọc

    04/12/2007Nguyễn VinhTốc độ đọc nhanh có khi thể hiện khả năng phi thường và cũng có lúc phơi bày sự phô trương vồ vập của độc giả...
  • Thuật ngữ và cuộc sống

    16/02/2007Anh Minh Ánh“Phong thủy” được xem là một môn khoa học của người Á Đông, phát khởi từ TrungHoa đã hơn 3.000 năm. Muốn giải thích các môn khoa học của người TrungHoa bằng phương pháp luận duy vật thì khó hơn lên trời...
  • xem toàn bộ