Ngôn ngữ huề tiền

08:18 SA @ Thứ Bảy - 11 Tháng Chín, 2010
Xem thêm:
Hiện nay có một hiện tượng khá phổ biến trên báo chí và trong cả các báo cáo khoa học đủ mọi cấp (của sinh viên, của giảng viên, của nhiều giáo sư, tiến sĩ…) là phong cách ăn nói “huề cả làng” nếu dịch sang tiếng Anh thì có thể là “non-committal discourse). Phong cách ăn nói/ viết lách “huề cả làng” có một đặc trưng rất dễ nhận ra là sau khi trình bày xong ý kiến của người nói/ viết lẫn người nghe/ đọc đều nằm nguyên tại điểm khởi đầu, không tiến lên được bước nào, y hệt như nghe thơ Bút Tre.

Bản chất chủ yếu của giao tiếp là thông báo một thông tin được xem là mới, nhưng giao tiếp cũng bao hàm chức năng thúc đẩy một hành động – một chức năng mà nhà ngôn ngữ học John Austin gọi là performative – chẳng hạn khi nói: “giáo sư X đã nói sai về vấn đề Y”, người nói ngầm có ý thúc đẩy sinh viên không nên chấp nhận ý kiến của giáo sư X về vấn đề Y. Nhưng hiện nay trong thế giới ngôn ngữ Việt Nam, đặc biệt là trên báo chí và trong các báo cáo khoa học, tràn lan một kiểu nói chung chung, nghe qua rồi bỏ, không đụng chạm ai, không phê phán cái gì cả - nếu có phê phán thì nhớ cẩn thận biết chắc rằng đã có nhiều người phê phán rồi, mình không phải là người đầu tiên và duy nhất – không kết luận gì một cách dứt khoát cả. Xin đơn cử những cách nói tiêu biểu thuộc loại hình “huề cả làng” này:

1. Tuy còn một số mặt tồn tại chưa thể khắc phục do điều kiện khách quan, công trình của giáo sư X có thể xem là đậm đà bản sắc dân tộc. Cấu trúc chính: phê bình (nhưng bênh vực ngay trong lời phê) + đề cao chung chung, không nêu bất cứ ưu điểm gì cụ thể (đậm đà bản sắc dân tộc là lá bùa hộ mệnh lớn nhất hiện nay)

2. Mặc dù không hoàn toàn đồng ý với luận điểm của tác giả, chúng tôi vẫn rất tâm đắc với ý kiến cho rằng: Những câu nói này nếu chỉ nghe một lần thì không có hại gì cả - bản thân chúng không phải là những câu vô nghĩa – nhưng một khi chúng trở thành những vỏ bọc chắc chắn để che giấu sự trống rỗng trong tư tưởng thì thật là tai hại cho văn hóa. Chúng thủ tiêu sự tư duy thực sự và trở thành những công thức được lập trình sẵn, đợi dịp là bung ra. Nhưng điều tai hại nhất chính là những công thức sáo ngữ nói trên tạo ra một bầu không khí giả dối: tôi cũng nói thế vì anh cũng nói thế, nói ra được lợi gì, chỉ tổ bị chúng ghét. Giáo sư X phải ca tụng giáo sư Y vì lần sau trong một hội nghị khoa học khác giáo sư Y chắc chắn phải biết phép lịch sự “đền ơn tri ngộ”. Trong các hội nghị khoa học không thiếu các câu: “Tôi rất tâm đắc câu nói của giáo sư X…” và giáo sư X khi trả lời (hay gói ý) chắc chắn sẽ nói: “Trong bài báo cáo của tiến sĩ Y tôi thấy một thái độ nghiên cứu khoa học nghiêm túc… Dĩ nhiên biển học là mênh mông… ai mà chẳng sai lầm… nhưng nhìn chung… từ góc độ vi mô… công trình có những đóng góp nhất định… và … căn bản…” Lối nói này có thể mở rộng, biến hóa, thu gọn, thêm thắt, nhưng hình như công thức chế tạo thì tương tự như nhau: phê bình 10%, khen 90%, biên độ dao động tùy theo cảm tính chủ quan có thể trong khoảng từ 5 đến 10%.

Bao nhiêu năm qua báo chí vẫn đăng tải những lời kêu ca, báo động của nhiều bậc thức giả về trình độ yếu kém văn học đến thảm hại của sinh viên, học sinh. Văn học trong trường hợp này không phải nói về kiến thức về lịch sử hay tác phẩm văn học, nhưng đơn giản chỉ là khả năng sử dụng ngôn từ. Nhưng khả năng sử dụng ngôn ngữ có quan hệ nhân quả trực tiếp với khả năng tư duy, khả năng lý luận. Qua bao nhiêu năm giảng dạy đại học, tôi thường kinh ngạc khi phát hiện nhiều sinh viên hoàn toàn thiếu khả năng lý luận, do đó dẫn đến việc lúng túng, mơ hồ, lẫn lộn trong việc sử dụng ngôn ngữ. Thiếu khả năng lý luận thì không thể phê phán cái cũ, tạo ra cái mới. Thật ra trọn vẹn lịch sử triết học và khoa học phương Tây cũng chỉ là một quá trình tư duy phê phán liên tục. Cho nên có thể nói một cách cực đoan rằng “không biết phê phán đồng nghĩa với thiếu khả năng tư duy”. Chính vì không có khả năng này một số những thành viên trong các cộng đồng trí thức đã sản sinh ra một hệ thống ngôn ngữ đặc biệt chỉ có chức năng duy nhất là đóng vai trò bôi trơn cho các quan hệ xã hội, đó là hệ thống ngôn ngữ “huề cả làng”. Người có khả năng phê phán bị xem là kẻ thù của xã hội, của văn minh, một kẻ gàn dở, lập dị, thích làm ra vẻ ta đây hiểu biết vấn đề… đủ mọi thứ tội danh trên đời.

Theo tôi, thiếu khả năng tư duy, lý luận mới là cái gốc rễ của mọi vấn đề trong xã hội hiện nay. Thiếu khả năng sử dụng ngôn từ chỉ là cái ngọn, sự thể hiện ra bên ngoài một thiếu sót rất nghiêm trọng ở bên trong. Chính do thiếu khả năng lý luận nhiều người đã khôn ngoan chọn một phong cách ăn nói rất “huề tiền”, nghĩa là rất chung chung, nghe cũng rất êm tai, có đầu có đuôi, có tình có lý, xài trong trường hợp nào cũng được, hết sức thuận tiện. Thậm chí nhiều người còn nâng kỹ năng này lên một trình độ thượng thừa công phu nếu biết pha chế vào đấy những ngôn ngữ thời thượng như “vi mô/ vĩ mô”, “phần cứng/ phần mềm”, “bản sắc văn hóa/ bản sắc dân tộc”, “truyền thống/ hiện đại”, “kinh tế tri thức / quản lý tri thức”, “công nghệ thông tin/ cách mạng tin học”, “toàn cầu hóa / khu vực hóa”, “yếu tố nội sinh/ yếu tố ngoại sinh”, “khách quan/ chủ quan”…

Có lẽ nhiệm vụ quan trọng nhất của một người trí thức trong thời buổi thông tin quá tải hiện nay là giữ vững tinh thần hoài nghi lành mạnh, tránh những sáo ngữ quá quen thuộc nhàm chán, cảnh giác với những thuật ngữ nghe có vẻ đao to búa lớn, và cố gắng sử dụng ngôn từ một cách minh bạch, đơn giản.
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tiếng Việt có mơ hồ, thiếu chính xác?

    26/07/2017GS.TS Nguyễn Đức DânĐã từng có quan niệm “tiếng Việt là thứ tiếng của thi ca, tiếng Anh ­– thứ tiếng của thương mại, tiếng Pháp – thứ tiếng của ngoại giao”. Quan niệm xưa cũ này vừa khen lại vừa chê tiếng Việt: một thứ ngôn ngữ nhiều hàm ý thích hợp với đặc thù “ý tại ngôn ngoại” của ngôn ngữ thơ ca, nhưng cũng chính vì thế mà thiếu chính xác, mơ hồ trong diễn đạt.
  • Khách quan khoa học trong phê phán phản biện

    28/06/2016Hà YênSự phát hiện những công năng bí ẩn, những hiện tượng dị thường ở con người, được thông tin khá nhiều trong những năm gần đây, không còn là sự đồn đoán, mà là một thực tại đang hiện hữu không chỉ có ở nước ta. Dư luận xã hội phản ứng với hai thái cực : một bên cho rằng đó là một thực tại khoa học, mà lý thuyết khoa học, Vật lý học, hiện nay chưa thể vươn tới, Cần tổ chức khảo sát, trắc nghiệm khách quan và khuyến khích phát triển. Một bên thì coi đó là biến tướng của mê tín dị đoan, đòi phủ định tất cả.
  • Tư duy sáng tạo và phê phán trong giáo dục Mỹ

    30/09/2014Dương Ngọc DũngCó lẽ trong tất cả giảng trình tạo Đại học Harvard không có giảng trình nào thu hút nhiều sinh viên ghi danh học như giảng trình 101 tư duy về tư duy (101 thinking about thinking – 101 là mã số chung cho tất cả các giáo trình nhập môn tại đại học Mỹ).
  • Tặng phẩm của ngôn ngữ: Thói “ăn” nếp “ở” của người Việt qua cách nói

    06/10/2009Ngô Nguyên DũngKhông biết có phải do hoàn cảnh thiếu ăn thiếu mặc từ xa xưa, mà người Á đông nói chung, người Việt nói riêng, đặc biệt quan tâm tới miếng ăn. Ăn không phải chỉ để sinh tồn, mà còn để hưởng thụ: Ăn đứng đầu tứ khoái. Ăn cho sướng miệng cái đã, mấy chuyện khác tính sau.
  • Quá tải!

    04/03/2007Nguyễn Bỉnh QuânNgười người quá tải, nhà nhà quá tải, ngành ngành quá tải, mọi lúc mọi nơi. Ôi cái thời quá tải của tôi, các thành phố quá tải của tôi. Nhưng quá tải lại là dấu hiệu đầu tiên của sự phấn đấu và sự năng động...
  • Văn viết khác văn nói

    01/01/1900Nguyễn Đình SanKhác với văn nói, văn viết mang tinh chất hành chính hoặc báo chỉ nêncách viết phải bảo đảm tính khúc chiết, trong sáng, mạch lạc, tiết kiệm ngôn từ mà giàu lượng thông tin.
  • Cũng vì quá tải!

    23/08/2005TSKH BÙI MẠNH NHỊChuyện HS khẳng định không thích tác phẩm văn học mà đề thi yêu cầu đã phản ánh phần nào thực trạng dạy và học văn hiện nay ở các trường phổ thông. Tôi thấy tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là một tác phẩm hay và mang tầm thời đại, vấn đề là thầy dạy làm sao cho HS cảm nhận được, “thấu” được cái hay, cái đẹp của tác phẩm.
  • Quá tải là nguyên nhân quan trọng

    16/08/2003Một trong những nguyên nhân khiến các em phải đi học sớm là chương trình học quá nặng so với thời gian học ở trường, khả năng và sức lực của trẻ...
  • Chống “quá tải” như thế nào?

    10/02/2003Xã hội ồn ào phải ứng chuyện quá tải trong giáo dục, nhất là quá tải ở bậc tiểu học. Xã hội thấy gì nói vậy, chuyện đó bình thường. Người có trách nhiệm thừa nhận chuyện quá tải rồi hứa giảm tải, rồi gặp chuyên viên nước ngoài xin chỉ bảo giảm tải, điều đó mới kỳ.
  • xem toàn bộ