Nghĩ về từ "đồng chí"

10:37 SA @ Chủ Nhật - 14 Tháng Mười Một, 2010
Năm trước, có một bài báo "chất vấn" một tòa báo nọ vì sao không gọi người đại diện cơ quan X. là đồng chí mà lại gọi là ông. Nói thẳng ra thì bài báo ấy phê phán tờ báo nọ lập trường không rõ ràng, hoặc là mập mờ không muốn tỏ thái độ chính trị của mình.

Có lẽ vấn đề không đơn giản như thế. Từ đồng chí thời nay quả là chuyện đáng bàn.

Trước hết, xin mở Từ điển Tiếng Việt (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1977), trang 308:

Đồng chí có 2 cách cắt nghĩa: 1- Những người cùng một chí nguyện; 2- Từ chỉ những người thuộc cùng một đoàn thể cách mạng.

Nếu chỉ vậy thì còn gì đáng bàn nữa. Cũng như từ Đồng Chíthời nhà thơ Chính Hữu sáng tác bài thơ nổi tiếng thể hiện một tình cảm đẹp đẽ thiêng liêng đã được khẳng định. Những ai từng sống thời đó, cái thời mà "Áo anh rách vai, quần tôi có hai miếng vá... Thương nhau tay nắm lấy bàn tay...", hẳn đều có lúc bồi hồi tưởng nhớ tình đồng chí cao đẹp ấy xen một chút như ngỡ ngàng. Ngỡ ngàng như không hiểu sao mình có thể sống đẹp và đơn giản như vậy; ngỡ ngàng không biết mình đã đánh mất "nó" từ bao giờ!...



Đã mấy chuc năm qua! Cuộc sống biến động và phức tạp lên từng ngày. Từ đồng chí thời nay trở nên "phức tạp", nhiều khi làm chúng ta đau đầu. Kể ra, cũng có khi "nó" giúp ta gỡ một tình thế khó xử, "nó" được dùng như là một đại từ ... giống trung! Ví như gặp một người khách mà từ cách ăn mặc cho đến vẻ mặt rất khó đoán tuổi, cương vị, khó xác định nên gọi là chú hay anh, thì tiện nhất cứ chào đồng chí! Hoặc trước một thanh niên vận quần bò, tóc ngắn, cũng có khi là tóc dài, mà ta không dám chắc là trai hay gái thì từ đồng chíthật đắc dụng. Gọi bằng đồng chí cũng là cách "trung dung" mà một số cán bộ hay dùng. Trong mấy kiểu kể trên thì có trường hợp làm ta vừa bực, vừa ngượng. Ấy là lúc ta tìm hiểu được "đồng chí" nọ hóa ra là một kẻ buôn lậu đến xin miễn thuế, hoặc là một "quan" tham nhũng đang phè phỡn trên lưng chúng ta.

Dù sao thì các tình thế "giống trung" ấy cũng có chút vui vẻ, đáng cười (cười tủm tỉm hoặc là buồn cười). Điều đáng buồn thật sự là khi người ta không cùng chí hướng với nhau nữa, thậm chí thù nghịch nhau mà vẫn gọi nhau bằng "đồng chí"! Đó là trường hợp các "đồng chí" cùng một cơ quan, hội đoàn, nhưng lại chia phe này phái khác, hoặc là đang tìm cách "hất cẳng" nhau! Có tờ báo đã gọi một tên tham nhũng cỡ bự là "đồng chí", viện cớ "đồng chí" chỉ mới bị tố cáo, đang trong giai đoạn "điều tra" chứ chưa bị tòa án kết tội! Trong khi cả nước đang tìm diệt bọn chúng như kẻ thù nguy hiểm, cách biện bạch ấy nghe khó lọt tai và làm chúng ta đau lòng!

Còn từ đồng chíkhiến người ta phải đau đầu thì những ai để ý đến sự biến động trên chính trường quốc tế vừa qua hẳn đã rõ. Mới là đồng chí thân thiết đó, bỗng hóa ra "ông" và "ngài". Và ngược lại... Đau đầu, vì cái ranh giới ấy đâu còn rõ ràng và thời điểm nào thị sự chuyển vị ấy là thích hợp? Ai có thẩm quyền định ra các chuẩn mực đó? Vậy mà đôi khi chúng ta vẫn sợ bị khiển trách. "Ây, đến lúc này mà các cậu còn gọi tay X. là đồng chí à?", hoặc là thấp thỏm: "Chà! Không biết bây giờ đã gọi ông Y. là đồng chí được chưa?..."



Thực ra, cũng có cách giải thoát. Từ ông rất lịch sự, có tự ngàn xưa và nay vẫn đắc dụng. Nhưng vì một quan niệm, một nếp quen, người ta lại chỉ muốn dùng hai từ có tính phổ biến ấy một cách hạn hẹp. Biết làm sao được! Đó là chuyện đã vượt ra ngoài lĩnh vực ngôn từ.

Cuộc sống đang biến động đến chóng mặt và trong cách sử dụng từ ngữ cũng như việc sắm đồ tiêu dùng, mỗi người có sở thích riêng. Dễ gì ai ép được ai. Chỉ mong sao đừng lầm lẫn, giả dối. Cũng mong sao đừng tráo trở. Có thể ai đó thay lòng đổi dạ, còn chúng ta, mong sao mãi mãi vẫn làđồng chí, là bạn tốt với nhau và với mọi người.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tiếng Việt có mơ hồ, thiếu chính xác?

    26/07/2017GS.TS Nguyễn Đức DânĐã từng có quan niệm “tiếng Việt là thứ tiếng của thi ca, tiếng Anh ­– thứ tiếng của thương mại, tiếng Pháp – thứ tiếng của ngoại giao”. Quan niệm xưa cũ này vừa khen lại vừa chê tiếng Việt: một thứ ngôn ngữ nhiều hàm ý thích hợp với đặc thù “ý tại ngôn ngoại” của ngôn ngữ thơ ca, nhưng cũng chính vì thế mà thiếu chính xác, mơ hồ trong diễn đạt.
  • Lộn xộn tiếng Việt thời giao lưu văn hóa

    10/10/2015Vương Trí NhànVới một niềm tin dai dẳng, các phương tiện thông tin đại chúng ở ta thường không mệt mỏi trong việc nhắc nhở mọi người là phải giữ gìn bản sắc dân tộc, hoặc trong ngôn ngữ thì nhắc nhau là phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Vậy mà mọi chuyện cứ diễn ra theo hướng ngược lại, tại sao lạ vậy?
  • Những biểu hiện của sự Ngu Ngốc

    08/06/2015Khái niệm ngu ngốc, đần độn có thể hiểu là sự ngược lại của khái niệm sáng dạ hoặc nhanh trí (cả hai đần và sáng dạ đều mang tính bẩm sinh). Từ Ngu Ngốc thường được hiểu là một cái gì đó có tính chất tiêu cực...
  • Tôi nghi ngờ ông Hegel

    07/11/2014Thảo Hảo (Phan Thị Vàng Anh)Tôi được người bạn tặng cho bộ Mỹ Học (2 tập) của Heghen. Tuy nhiên thỉnh thoảng tôi có mở ra rồi đóng lại ngay, vì thấy khó hiểu, đọc cả một trang mất một lúc, nhưng nếu ai nói tóm tắt lại thì không tóm tắt được, nhất là hiểu được Triết qua... bản dịch tiếng Việt. Triết khó vì cái gì?
  • So sánh các dị bản truyện "Thầy bói sờ voi" và tâm thức dân tộc

    04/03/2014Trần Đình SửQua ba dị bản câu chuyện, tuy cốt truyện giống nhau nhưng cách cảm nhận, triết lý của các dân tộc khác nhau, do tập quán và tâm lý dân tộc khác nhau...
  • Hãy minh bạch tính từ “xã hội chủ nghĩa” (XHCN)

    31/10/2010GS. Nhà giáo nhân dân Nguyễn Ngọc LanhChủ nghĩa xã hội (CNXH) còn xa lắc, dù 30 năm nay tên nước ta là như thế...
  • Ngôn ngữ huề tiền

    11/09/2010Dương Ngọc DũngThiếu khả năng tư duy, lý luận mới là cái gốc rễ của mọi vấn đề trong xã hội hiện nay. Thiếu khả năng sử dụng ngôn từ chỉ là cái ngọn, sự thể hiện ra bên ngoài một thiếu sót rất nghiêm trọng ở bên trong. Chính do thiếu khả năng lý luận nhiều người đã khôn ngoan chọn một phong cách ăn nói rất “huề tiền”, nghĩa là rất chung chung, nghe cũng rất êm tai, có đầu có đuôi, có tình có lý, xài trong trường hợp nào cũng được, hết sức thuận tiện...
  • Gai nhọn hay hoa hồng?

    21/06/2010Bùi Văn Nam SơnTa đã thử làm quen với một trong nhiều khái niệm cơ bản của triết học: bản chất và bản thể, nhưng chưa chi đã thấy… rối mù! Mỗi người trả lời một phách, mà toàn là những đầu óc thượng đẳng cả! Ta kinh ngạc tự hỏi: triết học bàn những chuyện gì thế và tại sao bàn mãi không xong? Triết học không thể bỏ qua thắc mắc này được để cứ ung dung tiếp tục… xốc tới.
  • Tản mạn về Tiếng Việt

    03/06/2010Lê Tự Hỷ1. Có gì mâu thuẫn không khi ở Mỹ một thời gian thì lại đâm ra cảm thấy buồn khi đọc báo Việt in ấn xuất bản trong nước như Tuổi Trẻ, Thanh Niên,... mà cứ dùng nhiều tù tiếng Anh như: “tuổi teen”, ăn mặc rất “hot”, M.C này, M.C nọ,... ôi đủ thứ?
  • Tiếng Việt vốn trong sáng mà…

    23/04/2010Cao Tự ThanhMột ngôn ngữ đã trưởng thành như tiếng Việt hoàn toàn có khả năng xác lập lại sự trong sáng của nó ngay cả tại những khúc quanh chật hẹp và nguy hiểm nhất của lịch sử. Cho nên cái làm cho tiếng Việt đứng trước nguy cơ không trong sáng không phải do bản thân tiếng Việt, mà do cách sử dụng tiếng Việt phi quy chuẩn và chính sách ngôn ngữ không rõ ràng.
  • Tiếng Tây-Tiếng ta

    19/05/2009Lê Trường- Tri NiênĐất nước ta đang ở thời kỳ mở rộng giao lưu với các nước đã khiến tiếng Việt tiếp nhận ồ ạt nhiều khái niệm mới bao hàm những nội dung ngữ nghĩa mới của những từ ngữ đang dùng hoặc từ ngữ mới . Điều nhận ra trước tiên là sự xuất hiện của những từ nước ngoài, những tên riêng nước ngoài không gì cản nổi trên các trang báo, trên các kênh truyền hình, các văn bản viết và trên các bảng hiệu quảng cáo...
  • Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

    14/05/2009Hoàng CúcSinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng luôn chú trọng việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và giáo dục nhân dân phải làm cho tiếng nói, chữ viết ngày càng thêm đẹp, thêm phong phú, hiện đại…
  • Văn hóa ngờ ngợ

    05/04/2008Phong DoanhVăn hóa nào cũng chứa những viên ngọc quí, các thói quen đáng yêu. Đối với nền văn hóa nước ta "già" đến trên bốn ngàn năm tuổi thì ngọc quí có lẽ phải nhiều như sỏi đếm không thể xuể. Xin nói thêm rằng, đã là ngọc quí tức là nét đáng yêu thì nó phải thực sự độc đáo, là của riêng nền văn hóa ấy, không giống một ai, nói theo chính thống là phải đậm đà bản sắc...
  • Thuật ngữ và cuộc sống

    16/02/2007Anh Minh Ánh“Phong thủy” được xem là một môn khoa học của người Á Đông, phát khởi từ TrungHoa đã hơn 3.000 năm. Muốn giải thích các môn khoa học của người TrungHoa bằng phương pháp luận duy vật thì khó hơn lên trời...
  • Góp phần tìm hiểu các khái niệm sự vật và thuộc tính

    14/11/2006Nguyễn Ngọc HàTrong hệ thống các khái niệm của phép biện chứng duy vật, mỗi khái niệm có một vị trí xác định. Nếu các khái niệm của khoa học này được sắp xếp theo thứ tự từ rộng đến hẹp, thì vị trí đầu tiên là khái niệm vật chất và kế tiếp theo sẽ là hai khái niệm sự vật và thuộc tính: bởi vì trong hiện thực khách quan không có cái gì khác ngoài các sự vật và các thuộc tính (tính quy định) của chúng...
  • Dao sắc không gọt được chuôi?

    08/09/2006Godel lại chứng minh một cách thành công rằng bất kỳ một hệ logic hình thức nào cũng không đủ mạnh để tự chúng minh nó đúng. Muốn chứng minh A đúng thì phải đi ra ngoài A. Tư tưởng của Godel đã được chính lịch sử toán học chứng minh. Thật vậy, Hilbert đã xây dựng thành công hệ tiên đề cho hình học Euclid, gồm 20 tiên đề..
  • xem toàn bộ