Hạnh phúc cùng giáo dục hướng tâm

03:38 CH @ Thứ Hai - 01 Tháng Sáu, 2015

Năm qua, xuất hiện nhiều dự án khởi nghiệp xã hội với mô hình giáo dục khai phóng (liberal education). Đó là những lớp học trẻ trung, tiết kiệm, hướng đến niềm vui, tâm hồn người học, như: “Toa tàu”, “Tôi xê dịch”, “Lớp học một tô hủ tiếu”…Các lớp này xuất phát từ những nhóm bạn trẻ và luôn đầy ắp người tham gia.

TS Nguyễn Đức Lộc, Phó Trưởng khoa Nhân học, trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM), là người nghiên cứu tâm huyết về giáo dục khai phóng. Ông khởi xướng lớp học viết văn theo tinh thần giáo dục khai phóng rất thành công. Ông chia sẻ cùng Sinh Viên Việt Nam xu hướng giáo dục đang hấp dẫn này.

Chiếc nhẫn bằng thép

Thưa ông, có thể coi giáo dục khai phóng là một hình thức giáo dục mới ở Việt Nam?

Chuyện “giáo dục khai phóng” không hề mới ở Việt Nam. Trước năm 1975, trường ĐH KHXH&NV TP. HCM hiện nay được biết đến là trường ĐH Văn khoa. Tại đó, sinh viên nơi khác như: Y khoa, Luật… đến ghi danh học các chương trình học nhân văn để bồi bổ cho chính mình. Giáo dục khai phóng (liberal education) là một cách giáo dục hướng về nội tâm, về tính nhân bản. Ban đầu, nhiều đồng nghiệp nhìn từ “khai phóng” một cách nghi ngờ, như thể đây là một điều gì đó nhạy cảm lắm. Nhiều người khác lại cho rằng, những cái gì phi chính thống thì không đáng tin. Thực ra, giáo dục khai phóng rất thân thuộc trong cuộc sống.

Theo Wikipedia, các môn khai phóng hay các ngành khai phóng (tiếng Anh: Liberal arts; Latin: artes liberales)là những môn học hay kỹ năng trong thời cổ đại được xem là thiết yếu mà một con người tự do (một công dân) cần biết để có thể đóng một vai trò năng động trong đời sống công dân. Ở Hy Lạp cổ đại, những hoạt động này bao gồm: Tham gia vào các cuộc tranh luận công cộng, tự biện hộ trước tòa, phục vụ với tư cách thành viên bồi thẩm đoàn trong các phiên xét xử và quan trọng hơn cả là phục vụ trong quân đội. Mục tiêu của những môn học này là để đào tạo ra một con người có đạo đức, có tri thức và có khả năng diễn đạt ý kiến của mình một cách lưu loát.

Trong thời hiện đại, giáo dục các môn khai phóng (liberal arts education) là một thuật ngữ có thể được hiểu theo những cách khác nhau. Nó có thể chỉ những lĩnh vực nhất định trong: Văn học, Ngôn ngữ, Triết học, Lịch sử, Toán học, Tâm lý học, và Khoa học. Nó cũng có thể chỉ chương trình học để lấy một số loại bằng cấp học thuật nhất định. Chẳng hạn, Viện ĐH Harvard cấp bằng Master of Liberal Arts (Thạc sĩ) trong các ngành: Khoa học Sinh học, Khoa học Xã hội, cũng như trong các ngành khoa học nhân văn. Trong cả hai nghĩa, thuật ngữ “giáo dục các môn khai phóng” thường chỉ đến những gì không phải là những chương trình học chuyên nghiệp, mang tính huấn nghệ, hay kỹ thuật.

Sự bồi bổ của giáo dục khai phóng quan trọng như thế nào, thưa ông?

Trường ĐH Y Dược TP. HCM cũng có bộ môn Khoa học Nhân văn, bổ trợ cho đào tạo y, bác sĩ tương lai. Trong bất kỳ doanh nghiệp nào, dù là doanh nghiệp hoạt động kỹ thuật cũng cần một vị trí nhân lực xuất phát từ ngành thuộc khoa học nhân văn. Ở châu Âu, một trường đào tạo kỹ sư cơ khí còn có truyền thống tặng cử nhân của mình một chiếc nhẫn bằng thép trong lễ tốt nghiệp. Thép làm nên chiếc nhẫn đó được lấy từ một cây cầu bị đổ sập, cướp đi sinh mạng của nhiều người trước đó. Chiếc nhẫn thép có tác dụng nhắc nhở kỹ sư về sự cẩn thận trong thi công, thiết kế, vì trong tay họ là sinh mạng của biết bao người. Đó cũng là một hình thức giáo dục tính nhân bản, giúp người ta biết trắc ẩn, ý thức được công việc, vai trò của mình trong xã hội. Xét cho cùng, việc học theo tinh thần khai phóng là cách để con người có thể hòa nhập vào xã hội một cách tốt nhất.

TS Nguyễn Đức Lộc chia sẻ: “Khi xã hội phát triển nhanh, người ta giàu nhanh nhưng tâm hồn không “giàu” tương xứng. Họ trở nên bối rối. Có nhiều sách kỹ năng dành cho họ ồ ạt ra đời, kiểu: Làm sao làm giàu nhanh, tư duy thành đạt…

Nhưng những loại sách này cũng chưa thể khai mở chiều sâu tâm hồn. Có những loại sách giúp con người ta trắc ẩn, tư duy thì lại bị bỏ qua. Ngay cả nhiều đồng nghiệp của tôi cũng xem những cuốn sách triết học tôi đọc là khó hiểu. Họ không nhận ra, đó là cách tôi làm phong phú thêm thế giới nội tâm của chính mình. Hiện nay, nhiều người thích thú với việc chụp ảnh được nhiều món ăn, thể hiện bản thân hào nhoáng trên trang cá nhân. Thực ra, đó chính là cách đơn giản nhất để thể hiện sự nghèo nàn trong tâm hồn mình cho người khác thấy”.

Vì sao xã hội ta hiện nay bắt đầu chú trọng đến giáo dục khai phóng?

Ở Mỹ, có những trường đại học giảng dạy liberal arts là nhờ có nhiều doanh nghiệp có điều kiện tài chính bảo trợ. Người ta đi học liberal arts khi có điều kiện, không quá lo lắng về kinh tế. Học để cảm nhận và thấu hiểu cuộc sống. Xét cho cùng, việc học của con người là để vui thích và hạnh phúc. Trong khi đó, đa phần người Việt mình thì đổ xô đi học, chỉ cốt sao ra trường kiếm được nhiều tiền hơn. Trong một thời gian dài, các phụ huynh luôn quan niệm cho con em đi học để kiếm tiền, đỡ đần gia đình nên ép con em phải học theo ý họ. Các lứa học sinh, sinh viên phải tạm gác lại đam mê để theo ngành học kiếm được nhiều tiền nhất. Chợt một ngày, các bạn được nhắc lại về niềm đam mê trong mình, họ lập tức cảm thấy thú vị, hứng thú tham gia các lớp liberal arts.

Gần đây, tôi rất vui vì khi đời sống vật chất người Việt đã khá lên, người ta quan tâm hơn đến nhu cầu bồi bổ tâm hồn, giáo dục tính nhân bản. Họ đến các lớp giáo dục khai phóng tự phát của các nhóm tâm huyết làm dự án giáo dục. Cụm từ “giáo dục khai phóng” đã xuất hiện trên các mặt báo một cách bình thường. Nhiều bạn trẻ thực hiện các dự án khởi nghiệp xã hội liên quan đến giáo dục khai phóng… Đây là xu hướng tốt, đáng mừng.

Ở góc độ người nghiên cứu về giáo dục khai phóng, ông có thể lý giải sự thăng trầm của chiều sâu nhân bản trong đời sống hiện đại?

Chúng ta đang phát triển quá nhanh. Người trẻ dễ mất đi cảm giác về thế giới xung quanh, mất đi khả năng tưởng tượng về “câu chuyện”. Họ dễ bi quan, đổ lỗi, oán trách hoặc làm những hành động mất nhân tính, không lường trước hậu quả. Điều đó, phần nào giải thích nguyên nhân của nhiều vụ án giết người dã man, xuất hiện gần đây. Khi không chú ý đến thế giới nội tâm, không hình dung được kết cục câu chuyện, con người chỉ hành động một cách rời rạc, không kết nối thành câu chuyện, không thấy dằn vặt lương tâm. Họ không tưởng tượng ra nỗi đau khổ cho tha nhân. Con người lúc ấy rời xa đặc tính người. Họ ưu tiên tư duy duy lợi.

Lan tỏa cảm hứng

Hiện nay, nhiều bạn trẻ vẫn lưỡng lự giữa học vì sự áp đặt của người khác và học vì đam mê của bản thân. Ông có chia sẻ gì?

Tôi có một người quen, làm trong thư viện, đến hơn 40 tuổi thì phát hiện mình bị ung thư. Cô quyết định chuyển lên Đà Lạt sống và học lại hội họa từ đầu. Hội họa là ước mơ của cô từ thuở nhỏ nhưng cô đã phải kiếm cho mình một nghề nuôi sống bản thân. Những năm tháng cuối đời, cô vẽ tranh. Tranh vẽ của cô rất thành công, được triển lãm ở châu Âu. Sau vài năm, cô mất. Nhưng những năm tháng cuối đời là lúc cô sống thật vui với sở trường, đam mê của mình. Câu chuyện này đặt ra câu hỏi cho tất cả chúng ta: Tại sao khi không còn cơ hội sống, chúng ta mới nghĩ đến cuộc sống đích thực, cuộc sống mơ ước của chúng ta? Tại sao chúng ta không sống với đam mê ngay từ bây giờ? Tôi chỉ nhấn mạnh rằng, dù bạn học gì, làm gì thì thế giới này cũng đủ rộng để cho tất cả mọi người.

Ông có thể chia sẻ về lớp học viết văn theo tinh thần giáo dục khai phóng do mình khởi xướng?

Khi mở lớp dạy viết văn theo hình thức giáo dục khai phóng, tôi đã từng lo ngại sẽ không mấy ai đăng ký. Nhưng bất ngờ là các bạn trẻ tham gia rất đông, vượt ngoài khả năng đáp ứng. Chúng tôi phải lập danh sách học viên chờ vì không đủ nhân lực giáo viên, cũng như lớp học như thế này thường hạn chế số lượng. Vấn đề nằm ở chỗ, mỗi người xác định cho mình giá trị cuộc đời mình là gì? Tiền bạc hay đam mê? Chúng ta sống để an vui.

Vậy điều gì khiến chúng ta an vui? Giáo dục khai phóng trong tương quan với nền giáo dục nói chung ra sao, thưa ông?

Chúng ta không nên coi giáo dục khai phóng là “giáo dục ngoài luồng”. Chính giáo dục truyền thống cũng phải nhìn vào đó để học hỏi tinh thần khai phóng. Để làm được điều này, cần những lãnh đạo, giáo viên, giảng viên ý thức được và lan tỏa cho học sinh, sinh viên. Với tinh thần học tập vui thú lan tỏa đam mê, người học mới lĩnh hội được tinh thần học, tinh thần sống. Tinh thần này giúp họ vượt qua mọi khó khăn, trở ngại trong đường đời.

Các lớp liberal arts của nhiều nhóm bạn trẻ hiện nay đã cho thấy một bộ phận giới trẻ, một bộ phận xã hội đã phản ứng ngược với quan điểm coi giáo dục là hàng hóa, là món lợi để làm giàu. Chính phủ cũng đã đưa ra chính sách đối với đại học phi lợi nhuận. Tiếc là, ở đâu đó, vẫn còn quan điểm coi giáo dục là hàng hóa. Điều vui là xã hội đã biết trân trọng sự đa dạng trong giáo dục. Ở xứ ta, có nhiều bạn tốt nghiệp ra trường, đã không đi làm việc chuyên ngành mà làm việc họ thích. Họ vẫn thành công. Nói điều này, tôi không phủ nhận vai trò giáo dục hiện tại mà để chứng minh rằng, xã hội luôn có đủ chỗ cho nhiều người, ở nhiều lĩnh vực.

Xin cảm ơn ông!

Nội dung liên quan

  • Giáo dục khai phóng, con đường xa ngái…

    13/08/2015Minh Nguyễn thực hiệnMột nền giáo dục khai phóng, là mở ra những chân trời rộng lớn, ở đó con người tự do, tự chủ. Đó là mục đích của một nền giáo dục đích thực, bất cứ thời nào và nơi nào. Đất nước có thể “rũ bùn đứng dậy sáng loà”, “sánh vai với cường quốc năm châu” được không, nếu thiếu điều đó? Nhưng hiện nay và ở ta con đường đi đến nền giáo dục khai phóng còn xa ngái!
  • Tự do học thuật: Sinh lộ của một nền văn minh

    26/01/2019Bùi Văn Nam Sơn"Tư cách người trí thức" theo nghĩa rộng, chỉ những ai được thụ hưởng nền giáo dục đại học và "có năng lực diễn đạt ý kiến dưới hình thức văn bản". Vì thế, môi trường đại học là nơi thể hiện quyền tự do này một cách tập trung và đậm đặc nhất...
  • Sự thông thái xem như mục đích của giáo dục khai phóng

    14/11/2018Ta gọi một người là thông thái hoặc bởi anh ta chứng tỏ biết xét đoán đúng đắn trong những vấn đề thực tiễn của cuộc sống, hoặc bởi anh ta có sự thấu thị sâu sắc về những nguyên lý cơ bản và nguồn cội của sự việc. Trong suốt truyền thống lịch sử phương Tây, thuật ngữ “thông thái” đã có cả hai ý nghĩa trí tuệ và đạo đức đối với chúng ta...
  • Nền giáo dục khai phóng là gì?

    03/06/2017Dr. Mortimer J.AdlerLiệu một nền giáo dục các môn học khai phóng chẳng phải là một thứ xa xỉ hiếm có trong thế giới ngày nay sao? Các sinh viên đại học của chúng ta nên nghiên cứu vật lý, toán và những khoa học khác thay vì triết học văn chương và âm nhạc. Chúng ta cần những người trẻ tuổi được đào tạo về các môn khoa học chứ không phải những con người có thể trò chuyện hấp dẫn về “văn hóa”. Ngày nay phải chăng bất kỳ ai cũng có thể biện hộ cho giá trị của một nền giáo dục khai phóng?
  • Người Việt có quan tâm đến 'giáo dục thật'?

    14/12/2016Lương Hoài NamDo sự rắc rối, đa nghĩa của tiếng Việt, tôi đành phải viết như thế - "giáo dục thật" - để nói về một nền, kiểu, cách, loại giáo dục có chất lượng, phù hợp với xu thế, tiến bộ giáo dục của nhân loại...
  • Tinh thần khai phóng

    17/03/2016TS. Nguyễn Thị Từ HuyBài viết này chia sẻ một vài suy nghĩ về một nền giáo dục khai phóng và một nền chính trị khai phóng- các điều kiện cho sự hình thành tinh thần khai phóng cho các thành viên trong xã hội.
  • Giáo dục khai phóng- đâu phải nói cho "sang"

    07/03/2016Nguyễn Trọng BìnhỞ phương diện này, GD khai phóng phải làm sao trả cái đầu lại cho cái đầu của con người.
  • Sự học đề cao thực nghiệp

    10/11/2015Bùi Văn Nam SơnThực học và Công dân toàn cầu là hai khái niệm không còn mới đối với thế giới, nhưng ở Việt Nam hiện nay lại trở nên “nóng bỏng” vì ngày càng có nhiều trăn trở về câu hỏi: học để làm gì?
  • Để có một nền giáo dục - khoa học hiện đại, cần một nền văn hóa khai phóng

    09/10/2015Phan Thắng (thực hiện)Là một nhà khoa học, đồng thời là nhà giáo, người am hiểu và quan tâm nhiều đến đời sống văn hóa, nền văn hóa của đất nước, lại làm việc ở Paris – một trung tâm văn hóa lớn của thế giới, xin đề nghị giáo sư phân tích mối liên hệ hữu cơ của ba nhân tố này trong tổng thể một nền văn hóa? Yếu tố nào có vai trò tiên phong, định hướng sự vận động của nền văn hóa? Và yếu tố nào đóng vai trò động lực, chi phối sự vận động của nền văn hóa, của xã hội?
  • Đối thoại với Robinson Cruso

    04/05/2015Nguyễn Tất ThịnhTôi đọc lại truyện ‘Robinson Cruso trên đảo hoang’ nhiều lần… Rồi ngẫm nghĩ đi tìm viết những đối thoại này với Ông: ý nghĩa lớn lao hơn chuyện 30 năm ông phải nỗ lực sống cô độc trên đảo hoang, mà mong muốn ‘nhân bản’ , phát triển tiếp tinh thần của Robinson vào cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta…không ở ‘hòn đảo hoang’ mà trong đời sống xã hội…
  • Đọc sách thì được cái gì?

    06/08/2014Nguyễn Vĩnh NguyênĐọc một cuốn sách trong thời buổi này thì sao? Hay nói khác đi, nếu có một bạn đọc thời nay hỏi vị chuyên gia cả đời vùi mình trong thế giới của sách vở chữ nghĩa rằng, thưa ông, đọc sách thì làm được cái gì?
  • Canh tân giáo dục để canh tân đất nước

    25/06/2014Nguyễn Quang ThạchĐã đến lúc mọi công dân phải biết tự nhục khi nước hèn, nước bị bắt nạt, khi hàng triệu đứa trẻ đang sống trong nghèo đói, khi hàng chục triệu học sinh nông thôn không có sách đọc. Hãy xem những yếu khuyết nêu trên là một liều thuốc đắng dã tật cho chúng ta. Mỗi cá thể cần biết rằng xã hội, dân tộc, đất nước là ngôi nhà của chính mình...
  • Những hình ảnh về giáo dục miền Nam trước 1975

    24/04/2014Phong Đăng (tổng hợp từ internet)Hình ảnh và những tư liệu về giáo dục Miền Nam Việt Nam trước 1975 đang được chia sẻ trên các trang mạng...
  • Cần thực tâm đưa văn hóa đọc lên tầm cao

    20/04/2014Trà Giang thực hiệnCần tìm mọi cách nâng cao văn hóa đọc của dân chúng, nhất là bạn đọc trẻ hay cần bằng mọi giá chạy theo nhu cầu thị hiếu của họ? Trả lời vế đầu là trách nhiệm của giới lãnh đạo, còn lơ là với vế đầu mà dốc sức giải đáp vế sau là thái độ của những kẻ hám lợi nhưng luôn nhân danh văn hóa đọc...
  • Đánh hay vun trồng?

    30/01/2014Giáp Văn DươngĐầu năm, tôi viết bài này về giáo dục, với đầy rẫy sự băn khoăn về một cuộc cải cách giáo dục lớn, được kỳ vọng là toàn diện, triệt để đang được triển khai, với quan niệm như ‘một trận đánh lớn’. Vậy nội hàm của ‘trận đánh’ này là gì?
  • Nền giáo dục khai phóng

    16/01/2014Andrew ChruckyVới cơ cấu kinh tế hiện tại, sẽ thuận lợi cho người tuyển dụng khi có một nguồn vốn người làm công tiềm năng được giáo dục tốt. Kiểu giáo dục mà họ cần là giáo dục xóa mù chữ để người làm công có thể tuân lệnh và làm được những việc kỹ thuật. Cái không được cần đến là giáo dục về nhận thức chính trị; bởi thế có một chuyện hoang đường thịnh hành là chính trị nên đứng ngoài giáo dục...
  • Giáo dục Khai Phóng

    30/08/2010Lý LanLò dò vô trang web “cựu sinh viên nổi bật” của trường đại học Chicago, Mỹ, thấy một danh sách dài có hình ảnh và thành tích của những người xuất thân từ trường này đã trở thành giám đốc ngân hàng, chủ tịch tập đoàn, bộ trưởng quốc phòng, khoa học gia và kinh tế gia đoạt giải Nobel, sử gia và chính khách làm nên lịch sử, nhà văn, đạo diễn nổi tiếng… Nhìn chung là những kẻ thành công trong xã hội. Nhà trường tự hào trưng hình ảnh họ như những tấm huy chương. Và căn cứ vào những kẻ được biểu dương có thể biết kỳ vọng hay mục tiêu giáo dục của trường. Chẳng phải nhà trường nào cũng nhằm đào tạo những kẻ thành công?
  • xem toàn bộ