Sự thông thái xem như mục đích của giáo dục khai phóng

06:14 CH @ Thứ Tư - 14 Tháng Mười Một, 2018

Thưa tiến sĩ Adler,

Sự thông thái là gì? Nó là vấn đề của trí tuệ hay kinh nghiệm? Nó là tri thức mang tính lý thuyết hay “lương tri” về mặt thực tiễn? Tại sao chúng ta gọi một người là “thông thái”?

W.P.S.

W.P.S. thân mến,

Theo cách nói chung của chúng ta, chúng ta gọi một người là thông thái hoặc bởi anh ta chứng tỏ biết xét đoán đúng đắn trong những vấn đề thực tiễn của cuộc sống, hoặc bởi anh ta có sự thấu thị sâu sắc về những nguyên lý cơ bản và nguồn cội của sự việc. Trong suốt truyền thống lịch sử phương Tây, thuật ngữ “thông thái” đã có cả hai ý nghĩa trí tuệ và đạo đức đối với chúng ta. Người Hy Lạp cổ quan niệm về hai loại thông thái: thông thái thực tiễn, hoặc sự “cẩn trọng”, và thông thái tư biện hoặc thông thái mang tính triết học. Họ cho là một người khôn ngoan về thực tiễn nếu anh ta đánh giá những tình huống một cách đúng đắn và chọn những biện pháp thích hợp nhất để bảo đảm đạt được những mục đích của mình. Tuy nhiên Aristotlekhẳng định rằng những mục đích đó phải tốt về mặt đạo đức. Theo quan điểm của ông, sự thông thái thực tiễn phải gắn liền với phẩm chất đạo đức.

Người Hy Lạp coi một người thông thái về mặt triết học nếu như người đó hiểu những nguyên lý cốt yếu hoặc nguồn cội của sự việc. Sự thông thái theo nghĩa này là hình thức tri thức cao nhất. Nó là đỉnh cao của việc đi tìm chân lý của con người. Nó cho anh ta sự thanh thản kèm theo sự thỏa mãn hoàn toàn. Plotinus(1) tuyên bố rằng sự thông thái đem lại sự thanh thản trọn vẹn, vì nó là tri thức mà trí óc ta muốn vươn tới. Và Samuel Johnson(2) nhận xét rằng “con người thông thái về mặt triết học” không có nhu cầu, vì anh ta toàn mãn.

Truyền thống tôn giáo của chúng ta đánh giá cao sự thông thái. Người Hy Lạp coi nó là một thuộc tính siêu phàm. Socratescho rằng chỉ có mình Thượng Đế mới thông thái và rằng con người có thể yêu hoặc tìm kiếm sự thông thái nhưng không bao giờ có được nó. Sách Châm ngôn [trong Kinh thánh] ca tụng sự thông thái như một nguyên lý vĩnh cữu duy trì và dẫn dắt trật tự tự nhiên và cuộc sống con người.

Kinh Thánh cũng ca tụng sự thông thái như cách hành xử khôn ngoan và chính trực những công việc hàng ngày. Ở đây một lần nữa sự thông thái vừa là một kiểu tri thức vừa là một mặt của tính cách đạo đức. Nhưng ở đây Chúa là người thầy, và sự thông thái có được qua việc lắng nghe điều người dạy – chứ không phải chỉ qua sự tìm kiếm mang tính trí tuệ.

Thánh kinh nói: “Nỗi kính sợ Chúa là khởi đầu của sự thông thái,”. Trong văn cảnh này “sợ” có nghĩa là lắng nghe lời Chúa. Aquinas [Thomas D’Aquin] giải thích rằng đây là nỗi sợ của đạo làm con, chứ không phải nỗi sợ quỵ lụy – một sự tôn kính thật sự đối với luật thánh, chứ không phải nỗi lo sợ bị trừng phạt. Nó dựa trên niềm tin vào sự mặc khải ý Chúa đối với con người. Và nó kết thúc bằng sự thông thái, một sự hoàn thiện của trí tuệ đi cùng thứ tình yêu tuyệt đối. Đối với Spinoza(3), sự thông thái là một hình thức của tình yêu, “tình yêu về tinh thần với Chúa.”

Làm thế nào chúng ta đạt tới sự thông thái? Sự thông thái là mục đích cơ bản của việc học. Việc học như thế là một quá trình lâu dài nó bao gồm cả một đời tìm kiếm thấu đáo và cả một chuỗi kinh nghiệm rộng khắp. Việc học ở sách vở và học ở nhà trường cũng giúp cho quá trình này, nhưng không đủ để hình thành phẩm chất tối cao của trí óc và tính cách.

Nhưng chỉ riêng kinh nghiệm và tuổi tác cũng không phải là những thứ duy nhất cho phép ta đạt tới sự thông thái. Một số người vẫn cứ ngu ngốc suốt cả cuộc đời họ. Trên thực tế, một số ít người vẫn giữ vững nỗ lực và tràn đầy quyết tâm cần có để trở nên người thông thái. Một số ít người thông thái này dạy cho những người còn lại biết thông thái là gì và cần phải làm gì để trở nên thông thái.


(1)Piotinus(205 – 270) : triết gia La Mã gốc Ai Cập.

(2)Samuel Johnson(1709 – 1784): nhà thơ, nhà phê bình, nhà soạn tự điển người Anh.


(3)Baruch Spinoza(1632 – 1677): triết gia Hà Lan. Phản bác đạo Do Thái nền tảng văn hóa của mình, ông khai triển một trường phái triết học kết hợp các yếu tố thuần lý và phiếm thần. Tác phẩm chủ yếu của ông là Ethics(“Đạo đức học”; 1674).

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Trí tuệ cộng đồng: Chìa khoá vào kinh tế tri thức

    19/07/2019Hoàng TuỵĐứng trước một thế giới đang chuyển mạnh sang kinh tế tri thức, nhiều người lạc quan tin tưởng như thể chúng ta sắp bức vào một sân chơi mới, ở đó tài trí người Việt Nam sẽ phát huy được hết ưu thế. Ngược với xu hướng này cũng có ý kiến dè dặt, cảnh báo rằng sự hăng hái đặt cược quá cao vào kinh tế tri thức...
  • Trí thức và nửa trí thức: Đến cả sự nhợt nhạt cũng giống nhau đáng sợ

    16/05/2016Ngô Tự LậpTrích đăng từ bài “Giáo dục, Trí thức và nửa đường còn lại” của Ngô Tự Lậpbàn về trí thức và nửa trí thức.
  • Tản mạn triết học

    30/03/2016Triết học hay là những triết lí trong cuộc sống. Người ta thường nói ai trong chúng ta cũng đều phải đối diện với những vấn đềtrong cuộc sống va người thành công là người có triết lí sống thích hợp. Thế nhưng thế nào là triết lí sống thích hợp?
  • Tản mạn về trí thức và trí giả

    31/01/2016Trương Xuân HươngTrong “Từ điển tiếng Việt” do Viện Ngôn ngữ học biên soạn, GS Hoàng Phê chủ biên, hai từ “trí thức” và “trí giả” không có nghĩa khác nhau là mấy...
  • Đưa vào triết học (phần 2)

    08/01/2016Nguyễn Văn TrungTrong lớp triết, chỉ tìm hiểu với một thái độ như thái độ ở lớp khoa học, không thể thực sự hiểu được triết lý. Chỉ có thể hiểu được triết lý từ thái độ sống đó mà thôi...
  • Những triết gia tí hon

    11/10/2014Văn Thanh (theo Elle)Các em thường có những câu hỏi như: "Tại sao em lại cứ bé mãi như thế này? Tại sao lại có kẻ ác? Tại sao người ta lại chết?” Các em suy nghĩ như những triết gia. Còn chúng ta không hiếm người trả lời đơn giản: "Tại sao à? Tại vì nó thế chứ sao!".
  • Cảm nhận triết lý tục ngữ, ca dao

    10/10/2014Song PhanTheo một lối suy ngẫm nào đó, có thể coi những thể ngữ ca dao đọng lại cho đến bây giờ là kết quả của vô vàn những cuộc tuyển chọn, nên thường là những điều người hôm nay vẫn tâm đắc, gật gù, thấy chúng. nghiệm đúng với mình. Thế là chúng mang tính triết lý. Triết lý chẳng qua là những kinh nghiệm sống, nghiệm đúng nhiều trường hợp. Nghiệm đúng càng nhiều thì triết lý càng nâng cao...
  • Nguyễn Hiến Lê, người trí thức chân chính

    29/09/2013Nhà văn Nguyễn Hiến Lê trong con mắt của những người đồng thời và của lớp hậu sinh thường được nhìn nhận như là một học giả có sự nghiệp trứ tác đáng nể về đủ mọi phương diện khảo cứu, biên soạn, dịch thuật với 122 tác phẩm để đời mà hầu như tác phẩm nào cũng có một giá trị riêng biệt đáng được nhắc nhỏ, mà ít ai nhấn mạnh đầy đủ đến khía cạnh ông là một trí thức chân chính thể hiện ở thái độ yêu nước thương dân chân thành,lúc nào cũng bận bịu việc đời, trăn trở với những nỗi thăng trầm của dân tộc cũng như về những vấn nạn của thế giới mà số phận của dân tộc không thể tách rời...
  • Tư tưởng, phong trào Khai Sáng là gì?

    09/10/2010Bùi Quang MinhPhong trào Khai sáng là phong trào bắt đầu thời thế kỷ 18 ở châu Âu, coi việc tuyên truyền, phổ biến các tư tưởng tiến bộ, nâng cao các chuẩn mực đạo đức và tri thức khoa học (chứ không phải tôn giáo, điều giáo điều có sẵn) là những phương tiện quan trọng để biến đổi cuộc sống xã hội, con người, làm cho nhân loại tiến bộ.
  • Tìm hiểu những yếu tố triết học (hay triết lý dân gian) trong tục ngữ Việt Nam

    24/03/2006Vũ HùngTục ngữ và triết học là hai lĩnh vực, hai hiện tượng ý thức xã hội khác nhau. Tục ngữ thuộc lĩnh vực nghệ thuật, là một thể loại folklore, còn triết học thuộc lĩnh vực khoa học, là khoa học về thế giới quan và phương pháp luận. Tri thức của tục ngữ là tri thức dân gian, được rút ra trên cơ sở quan sát và miêu tả cái cụ thể, đó là những tri thức kinh nghiệm, những "lẽ phải thông thường"...
  • Đưa vào triết học (phần 3)

    01/03/2006Nguyễn Văn TrungNgười ta thường có thiên kiến cho triết học hay siêu hình học là một môn học không những trừu tượng, khó hiểu mà còn vô ích, vô bổ vì không đi tới đâu. Các triết gia cãi nhau về những vấn đề trong bao nhiêu thế kỷ mà vẫn không đi đến những giải đáp, những kết quả bền vững.
  • Đưa vào triết học

    22/12/2005Nguyễn Văn TrungTrước khi học một môn gì tôi hỏi: Môn đó là gì? Chẳng hạn Vật lý học là gì? Vậy trước khi học triết lý, tôi cũng hỏi triết lý là gì? Và tôi coi việc hỏi như vậy là sẽ tự nhiên đã hẳn là thế, chẳng khác gì tôi hỏi về một vật gì, một việc gì chẳng hạn, cái bàn là gì?
  • Triết học và tâm sự của các nhà giáo

    13/12/2005Cam Lu - Trương Hiệu - Minh Nguyệt (thực hiện)Thực tế ở Việt Nam, việc giảng dạy môn triết học cũng như đội ngũ cán bộ nghiên cứu giảng dạy môn học này hiện ra sao?
  • Thế nào là người trí thức?

    13/12/2005Paul Alexandre Baran (Phạm Trọng Luật dịch)Câu trả lời hiển nhiên nhất có lẽ như sau: đấy là người lao động với trí tuệ của mình, và kiếm sống (hoặc trong trường hợp không phải bận tâm vì sinh kế, thoả mãn lợi ích riêng của mình) nhờ bộ óc hơn là bằng bắp thịt. Tuy khá giản tiện và trực tiếp, nhìn chung, định nghĩa này vẫn không thích hợp. Đúng cho bất cứ ai không làm việc tay chân, rõ ràng là nó không ăn khớp với nghĩa thông thường của từ «trí thức».
  • Luyện lý trí

    21/11/2005Muốn luyện trí óc, ta phải biết lý luận trên những sự thực có thể kiểm soát được, và một khi tập cho thành được một thói quen thì trực giác của ta cũng phát triển mà ta phán đoán sẽ ít sai. Đó là đại ý của tập sách này...
  • Về nguồn gốc triết học Việt Nam

    28/10/2005TS. Trần Văn KhánhMặc dù một số tài liệu cả trong nước và ở nước ngoài đã nói về triết học Việt Nam(1), song một câu hỏi mà cho đến nay vẫn chưa có sự trả lời thống nhất trong giới lý luận - đó là: Việt Nam có triết học không? Nếu có thì đó là triết học gì? Nguồn gốc ra đời, sự tồn tại và phát triển cũng như vai trò của nó đối với hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của dân tộc ta như thế nào?
  • Nhân – Trí – Dũng của doanh nhân

    15/10/2005TS. Lê Đăng DoanhDoanh nhân bước chân vào con đường kinh doanh tất nhiên là để làm giàu, đồng vốn của mình sinh sôi nảy nở. Nhưng để trở thành lực lượng đi đầu làm cho “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ , văn minh”, tầng lớp doanh nhân phải hội đủ ba yếu tố: nhân – trí – dũng...
  • Nhà bác học, thiên tài và trí tưởng tượng

    11/10/2005Đây là bài phỏng vấn nhà vật lý Mỹ nổi tiếng Richard Feynman của tạp chí La Recherche, được chọn là một trong những bài báo hay nhất trong số đặc biệt kỷ niệm 30 năm thành lập của tạp chí này...
  • Dân trí và Dân khí

    03/10/2005GS. Trần Đình HượuHiện nay chứng ta thường nói đến việc nâng cao " dân trí", là một trong những giải pháp cơ bản đế giải quyết những tệ nạn trong xã hội , tình trạng nghèo nàn lạc hậu, khoảng cách ngày càng xa với các nước... Về mặt chiến lược lâu dài thì dân trí là một trong những khâu quan trọng nhất. Còn trước mắt biện pháp tình thế là gì? Dân trí hay dân khí?
  • Triết học và cuộc sống

    07/09/2005Lê ThiTrước đây, C.Mác đã nói: "Vũ khí vật chất của triết học là giai cấp vô sản cũng giống như vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản là triết học" (1). Vấn đề đặt ra cho chúng ta ngày nay là làm sao cho triết học Mác - Lênin thật sự trở thành vũ khí tinh thần của nhân dân...
  • Về chức năng dự báo triết học

    24/08/2005Nguyễn Tiến DũngSự đối chiếu lịch sử triết học với lịch sử khoa học tự nhiên cho phép khắng định rằng triết học có những khả năng dự báo trong nghiên cứu khoa học bởi vì nó có thể đưa ra trước những cấu trúc phạm trù sẽ là cần thiết cho sự phát triển không ngừng của khoa học...
  • Trí tuệ cảm xúc

    30/06/2005Cảm xúc thường thoát khỏi sự kiểm soát của bạn ? Như vậy là khi còn nhỏ bạn đã không được học cách kiềm chế nó. Vậy thì bây giờ bạn hãy tự học. Nó đơn giản hơn là bạn nghĩ. Khi bạn phải nhanh chóng quyết định một điều gì và phải làm điều gì ngay lập tức, các phản xạ sẽ quyết định hành động của bạn. Khi đó bạn không có thời gian để suy nghĩ hợp lý và cân nhắc mọi tình huống...
  • Ca tụng sự khôn khéo thay vì trí tuệ

    17/06/2005Trần Đình HượuKhông ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thể, giữ mình, gỡ tình thế khó khăn. Đối với cái dị kỉ, cái mới, không dễ hoà hợp nhưng cũng không cự tuyệt đến cùng, chấp nhận cái gì vừa phải, hợp với mình nhưng cũng chần chừ, dè dặt, giữ mình...
  • Phát triển trí tuệ trong nhà trường

    21/11/2003Trí tuệ là một thuật ngữ rất lâu đời, song giờ đây khi loài người bước vào thế kỷ 21 với một nền kinh tế tri thức, nhiều nước đã đưa việc đào tạo con người có trí tuệ vào các nguyên tắc và mục tiêu giáo dục. Trí tuệ đòi hỏi tri thức, hay kiến thức song tâm điểm của trí tuệ là cái tri thức ngầm, không chính thức, học được ở trường đời chứ không phải là loại kiến thức hiển lộ được dạy chính thức trong nhà trường...
  • Lỗi của dân trí?

    11/11/2003Thư HoàiXả rác, phóng uế bừa bãi nơi công cộng, đi lại lộn xộn trên đường phố, đeo bám quấy nhiễu du khách, mở nhạc to hết cỡ làm náo động cả xóm trong đêm... Lý giải những thói xấu đó nhiều người cho là tại dân trí còn thấp, cần nhắc nhở giáo dục. Nhưng ở đây, có thật là do dân trí thấp?
  • Sự lãng phí trí tuệ

    16/06/2003Trần Quốc TuấnCó thể khẳng định mà không sợ quá đáng chút nào rằng, trong số những vấn đề cơ bản và cũng là cấp bách nhất hiện nay ở nước ta, vấn đề giáo dục nổi cộm nhất, đụng tới đời sống hôm nay và cả tương lai của hàng chục triệu người (trên thực tế là tất cả). Không phải chúng ta không làm được gì. Làm được không ít. Nhưng sao chúng ta vẫn thấy nền giáo dục nước ta dường như giẫm chân tại chỗ?
  • Lỗi của dân trí hay của nền giáo dục?

    19/04/2003Xả rác, phóng uế bừa bãi nơi công cộng, đi lại lộn xộn trên đường phố, đeo bám quấy nhiễu du khách, mở nhạc to hết cỡ làm náo động cả xóm trong đêm... Lý giải những thói xấu đó nhiều người cho là tại dân trí còn thấp, cần nhắc nhở giáo dục. Nhưng ở đây, có thật là do dân trí thấp hay do nền giáo dục?
  • Khi con người VN đi vào thời đại văn minh trí tuệ

    09/02/2003GS.TS. Hoàng TụyNói chung người Việt Nam chúng ta được đánh giá là thông minh, hiếu học, cần cù trong lao động, dũng cảm trong chiến đấu...
  • xem toàn bộ