Bảo vệ tiến sĩ - thi cử hay ăn mừng?

09:09 SA @ Chủ Nhật - 30 Tháng Bảy, 2006

Việc bảo vệ Tiến sĩ ở nước ta nến được cải tiến theo hướng thiết thực, đểnhận biết được năng lực thựcsự của nghiên cứu sinh, tránh được tính hình thức.

Cảnhcác sĩ tử ngày xưa lều chõng vô kinh trông thật gian nan. Một thân một mình nơi trường thi bao ngày đằng đẵng, thi xong còn phải chờ chực đến ngày bảng vàng được treo dưới gốc cây tùng thì mới biết số phận. Nếu may ra có tên trên bảng vàng thì sau đó cảnh vinh quy với "lọng vàng" hay "võng anh , võng nàng" mới diễn ra nơi quê nhà.

Ngày nay văn minh hơn, "cảnh thi ông nghè" - bảo vệ Tiến sĩ diễn ra đông vui hơn, chóng vánh hơn, dù chỉ là thi cho một vị Tiến sĩ. Đã thành cái lệ, buổi bảo vệ Tiến sĩ những năm gần đây không giống như một buổi thi mà hình như là một buổi lễ cho ông nghè thờinay trình làng. Người ta đã khéo kết hợp một việc thi cử nghiêm túc với lễ ăn mừng. Trước buổi lễ, người ta đem đến hội trường cơ man nào là hoa, hoa để tặng vị tiến sĩ tương lai, hoa để tặng các vị Hội đồng. Tiệc trưa cũngđược đặt trước đâu đấy, bạn bè, người thân trong gia đình, tất cả những người dự bảo vệ đều được mời.

Buổi lễ diễn ra thật nghiêm trang, cũng tuyên bố lý do, cũng giới thiệu. TrongHội đồng Nhà nước có cả 3 người phản biện. Ứng viên Tiến sĩ phải báo cáo khoảng nửa tiếng đồng hồ, phản biện đọc lời nhận xét, rồi chất vấn và cuối cùng là bỏ phiếu, vỗ tay. Các hoạt động sau bảo vệ như tặng hoa, chúc tụng thật là vui vẻ. Có thể nói hầu hết các ứng viên Tiến sĩ đều đậu, có thể người ta mới dám chuẩn bị thịnh soạn như vậy chứ!

Gần đây ở một cơ sở đào tạo đã xảy ra một “sự cố”. Ngày bảo vệ Tiến sĩ, mọi chuyện cũng đã chuẩn bị đâu vào đấy nhưng đến phút chót, Hội đồng tuyên bố hoãn bảo vệ vì còn nhiều sai sót. Thế là bao nhiêu công chuẩn bị biến thành công cốc. Hoaphải giấu đi, nhưng tiệc thì lỡ đặt rồi, thật là khốn khổ! Sự việc này gợi lên một điều gì đó làm nhiều người phải suy nghĩ, nhất là các nhà quản lý.

Đã từ lâu việc đào tạo Tiến sĩ ở nước tađã được dư luận báo động vì chất lượng quá yếu, thậm chí còn có tình trạng thuê viết luận án nữa. Báo chí đã nhiều lần phê phán luận hiện tượng chạy theo văn bằng, và đả kích cái nạn " Tiến sĩ giấy". Số lượng luận án đã nhiều lắm rồi, số trùng lặp không phải là ít, chất lượng của công trình nghiên cứu làđáng ngại bởi đóng góp cho sản xuất không nhiều. BộGiáo dục và Đào tạo biết chuyện này và đã ra thêm nhiềuquy định, đưa ra nhiều điều kiện, nào là phải có bằng ngoại ngữ, nào là tiêu chuẩn hoá hình thức viết luận án, nào là mời thêm phản biện kín (phản biện độc lập) trước khi cho bảo vệ.Luận án đã được nghiên cứu sinh và thấy hướngdẫn sửa chữa nhiềulần, nhất là sau khi bảo vệtại Hội đồng cơ sở thế mà còn phải sửa lần cuối cùng sau khi có ý kiến của phản biện kín. Người ta tự hỏi phải chăng đó là cách nâng cao chất lượng đào tạo hay chỉ là làm cho luận án được tròn trĩnh trước khi ra bảo vệ. Cách làm như vậy liệu có góp phần tạo nên một nhà khoa học biết độc lập trong nghiên cứu để rồi đây góp phần giải quyết các vấn để bức xúc của sản xuất không?

Ở một số nước tiên tiến, người ta không tổ chức bảo vệ Luận án một cách hình thức như ở ta. Hội đồng gọn nhẹvới hai phản biện. Họ không độc bản nhận xét viết sẵn mà thảo luận với nghiên cứu sinh theo kiểu trao đổi, đôi khi tranh luận. Qua một vài tiếng đồng hồ hỏi đáp và thảo luận, Hội đồng và cả những người đến dự đều dễ dàng nhận ra ai là xuất sắc, ai là dựa dẫm, không nắm được phương pháp, thậm chí thuê người làm hộ. Có lẽ còn nói thêm là ở nhiều nước, một trong hai phản biện luận án là nhà khoa học được mời từ nước ngoài.

Thay đổi cung cách bảo vệ như trên có thể tăng hiệu quả đào tạo lên rất nhiều, nó tạo ra những con số thực, những Tiến sĩ thực. Cùng với việc nâng cao chất lượng tuyển chọn và nội dung đào tạo, việc cải tiến hình thức bảo vệ luận án chắc sẽ góp phần không nhỏ thúc đẩy nghiên cứu sinh độc lập suy nghĩ, học và làm một cách thực chất để trở thành những nhà khoa học thực thụ của tương lai.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Khi chất xám làm mồi cho mối mọt

    12/05/2018Một năm, cả nước có vài trăm công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên ra đời. Và cũng con số ấy trôi vào nằm chất kệ, chất đống trong các thư viện...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Học không biết cách, giỏi bắt chước

    06/01/2016Vương Trí Nhàn... những bực nhoàng nhoàng thì thường cứ thấy người học cũng học, học cho thuộc cách mà thôi, chứ không có định trong bụng rằng theo những điều nào, kháp(2) đạo ấy vào tính tình riêng của người nước mình nó ra sao...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: cần mẫn bất đắc dĩ, không thiết gì, trống rỗng

    05/11/2015Vương Trí NhànDân An Nam ta có nhiều tật xấu, duy có một tật làm biếng là không ai trách được(1). Chỉ hiềm một điều làm ăn thì cần mẫn, nhưng lại không coi cái cần mẫn ấy là vinh hiển, tựa hồ như một điều bất đắc dĩ phải làm thì làm, chớ không có gì vẻ vang...
  • Người Việt có “văn hóa đọc”?

    14/05/2014Yên HàNhìn lại tình hình sách in quá khiêm tốn của chúng ta hiện nay, người thì cho là lỗi của xã hội thờ ơ với sách, người thì gán tội cho người viết không thể sáng tạo ra những đứa con tinh thần xinh đẹp để người đọc phải đổ xô đi tìm, người thì đổ lỗi cho sự bành trướng của báo trí, truyền hình, Internet…
  • Học tại chức thời @

    30/12/2010Hà ThanhDưới đây là những điều có thật ghi được tại một lớp tại chức mà chính người viết tham dự. Có một thực tế là những lớp học như thế này đang hết sức phổ biến tại các giảng đường đại học, khi mà "căn bệnh" sính bằng cấp vẫn còn tồn tại...
  • Biết khó, làm dễ

    03/12/2010Phan Quân (Thanh Nghị, số 28, ngày 1-1-1943)Bài viết từ hơn 60 năm trước mà đọc vẫn thấy như bàn chuyện bây giờ. Có thể những chuyện trì trệ ở Trung Quốc và ở nước ta không phải chỉ đơn thuần là do quan niệm sai lầm “biết dễ làm khó” mà có nhiều nguyên nhân quan trọng khác nữa, nhưng quan niệm ấy quả vẫn còn tác dụng tiêu cực cho đến bây giờ. Người ta nói nhiều nguyên nhân thiếu thông tin, thiếu hiểu biết gây ra các tổn thất này nọ, nhưng cái sự “thiếu” ấy vốn có gốc rễ ở thói quen lâu đời coi thường tri thức...
  • Có nên sưu tầm bằng cấp?

    14/07/2006Lê Ngân (Careers)Nhiều người mới tốt nghiệp đã nhanh chóng vỡ mộng vì cuộc sống đi làm, họ thấy mình không đi đến đâu, chán ngán với công việc, buồn chán với những quy định cơ quan, và nghĩ rằng cách duy nhất để cải thiện hoàn cảnh đó là đi học...
  • Khoa học theo “mốt”

    10/02/2006Nguyễn HoàMốt nào rồi cũng qua đi, mãi mãi còn lại là con người với khát vọng làm đẹp mình, làm đẹp xã hội. Tuy nhiên, khi khoa học chạy đua theo mốt thì chuyện không hoàn toàn như vậy. Phải chăng đây là một trong những nguyên nhân đẩy tới nghịch lý: đất nước nhiều giáo sư tiến sĩ song vẫn thiếu các nhà khoa học đích thực, thiếu các chuyên gia đầu ngành?
  • Tiểu luận, nghiên cứu khoa học... bi hài ký

    11/01/2006Đoàn Tất ThảoTiểu luận, nghiên cứu khoa học là những “phạm trù” gắn chặt với sinh viên. Không thể phủ nhận nhiều trường, giảng viên và sinh viên coi đây là một công việc nghiêm túc, nhưng vẫn có những nơi, những người coi đây là một trò vui không hơn...
  • Tìm hiểu nhiều - hiệu quả ít

    19/11/2005Mai Mộng Tưởng - Lê DũngHiện nay, có nhiều cuộc thi tìm hiểu kiến thức nhân một sự kiện, một vấn đề, một dịp nào đó thường được vận động khá rầm rộ và thu hút nhiều người tham gia. Ở một góc độ, những cuộc thi như thế này giúp người dân nâng cao nhận thức. Thế nhưng, đôi lúc, có những cuộc thi không thực sự thiết thực nên những đơn vị hay cá nhân chỉ tham gia theo kiểu "đối phó", chỉ gây nên lãng phí, tốn kém...
  • Cơn khát bằng cấp, học hàm, học vị

    14/11/2005GS. Hồ Ngọc ĐạiNhân loại đang cơn khát tư hữu và cơn khát quyền lực. Cơn khát ấy là chuyện tất nhiên, nó thế là nó thế, không nên đặt ra vấn đề tốt xấu, sang hèn (mà có chăng thì chỉ ở cách thức thỏa mãn thôi)...
  • Học để có kiến thức, không vì bằng cấp

    06/08/2005Tiến sĩ Phan Quốc ViệtQua cách học và cách dạy hiện nay ta có cảm tưởng rằng mục tiêu của sinh viên là học để lấy bằngvà mục tiêu của các trường cũng là dạy để cấp bằng. Thực trạng đào tạo hiện nay phản ánh khá rõ cách hiểu sai về mục tiêu đào tạo. Vì hiểu mục tiêu đào tạo là có bằng nên hiện nay các trường chỉ cố gắng cung cấp một số lượng kiến thức nhất định đủ để cấp được bằng cho sinh viên...
  • Cuộc rượt đuổi bằng cấp

    01/06/2005Ra trường thất nghiệp, chưa biết về đâu thì... làm cái cao học (nghe thật sang). Có việc rồi nhưng trốn việc, cao thủ nhất là xin cơ quan cho đi học.
    Bất mãn sếp, đi học! Thấy đứa trẻ hơn ngồi ghế trên mình, ngứa mắt, cũng đi học!
    Tóm lại, cứ bị ức chế thì nên đi học. Một công đôi việc, rất văn minh! Nhưng đi học để làm việc, hay chỉ là rượt đuổi bằng cấp?
  • Đổ xô kiếm “mác” tiến sĩ để thăng tiến

    14/01/2004Tiến sĩ là học vị cao nhất trong khoa học. Tuy nhiên, tại Việt Nam, bằng tiến sĩ “hấp dẫn” chủ yếu đang chỉ bởi tư cách là “giấy thông hành” bắt buộc cho sự thăng tiến. Số người dự định theo học sau đại học với toan tính có bằng cấp cao để dễ bề tiến thân mà không phải vì thực sự đam mê nghiên cứu khoa học ngày càng nhiều.
  • xem toàn bộ