Có nên sưu tầm bằng cấp?

07:59 CH @ Thứ Sáu - 14 Tháng Bảy, 2006
Nhiều người mới tốt nghiệp đã nhanh chóng vỡ mộng vì cuộc sống đi làm, họ thấy mình không đi đến đâu, chán ngán với công việc, buồn chán với những quy định cơ quan, và nghĩ rằng cách duy nhất để cải thiện hoàn cảnh đó là đi học.

Một số người khác đến trường chỉ đơn giản để “quên cuộc sống hiện tại trong một thời gian. Đi học thì tốt hơn là đi uống bia”. Nhưng nên nhớ đi học cần nhiều thời gian và tiền bạc, và điều đó thì không nhẹ nhàng chút nào.

Sau khi đi làm rồi quay lại học thì bạn mới biết rõ bạn cần trau dồi lĩnh vực nào, đừng thử học một cái mới. Theo thăm dò của Quarterlifecrisis.com, chỉ 46% người tốt nghiệp ĐH (trung bình ở tuổi 25) cảm thấy rằng họ đã tìm được ngành nghề đúng. Nếu bạn đi học một ngành mà bạn không chắc chính xác có thích hợp không, có thể bạn sẽ có kết thúc không hay, hoặc năng lực của bạn một lần nữa bạn lại bỏ qua.

Khi nào thì đi học?

- Khi điều duy nhất làm bạn không với tới chức vụ cao hơn mà bạn mong đợi là thiếu một bằng MBA.

- Sau khi làm ngành này nhiều năm, cuối cùng bạn thấy một chỗ thích hợp cho mình.

- Khi bạn cảm thấy thật cần thiết và khao khát kiến thức trong một lĩnh vực đặc biệt.

- Khi bạn đã hoàn thành mọi thứ theo cách có thể trong lĩnh vực của bạn với bằng cử nhân và muốn phát triển ở lĩnh vực đó.

Không đi học

- Khi bạn nản công việc hiện tại và muốn tìm một công việc mới.

- Bạn muốn tạo cho mình là người ấn tượng khi có thêm những danh xưng đứng phía trước tên bạn, như Thạc sĩ... gì gì đó.

- Đi học như là một cách để lấy lại thời gian.

- Khi bạn nghe lĩnh vực nghề đó đang hot, nhưng chưa thực sự cố gắng ở lĩnh vực của mình ngay từ đầu.

Có bằng cấp cao hơn không có nghĩa là bỏ công việc hiện tại. Bạn có thể làm bán thời gian, làm buổi tối, và bạn có thể xin sếp cho tiền học phí. Hãy nghiên cứu tất cả những cơ hội công việc tương lai và những điều kiện học tập trước khi lao vào học và hãy tính đến tình huống là khi học xong bạn phải mắc nợ mà chưa chắc sẽ có một công việc tốt hơn. Hãy chắc chắn bạn đang học vì những lý do đúng.

Nguồn:Thanh Niên
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Mấy điểm sai cần tránh khi học tập

    30/03/2018Đã là con người, ai cũng thường mắc những lỗi giống nhau. Trong việc học tập, có nhiều điểm nên tránh, trong đó, tôi muốn nhấn mạnh 3 điểm sai lầm dễ mắc mà làm cản trở con đường tiến xa của bản thân mình.
  • Quả táo sứt

    08/08/2017Mỗi sinh mệnh đều là một quả táo bị thượng đế cắn mất một miếng, nhưng ngày nào cũng được một quả táo như vậy để bạn luôn biết được mình còn khiếm khuyết và mong muốn theo đuổi sự hoàn mỹ...
  • 800Mb thông tin cho mỗi người/năm

    22/05/2015Phan Khương (theo BBC, InfoTech)Sự phát triển của Internet, máy tính và điện thoại đã khiến lượng thông tin mà con người tạo ra và sử dụng tăng với tốc độ chóng mặt. Công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tại Đại học California (Mỹ) cho thấy thế giới hiện đại đang "chìm" trong một biển dữ liệu...
  • Chân dung người học suốt đời

    14/04/2014Học tập suốt đời trước hết là vấn đề của mỗi cá nhân vì mục tiêu cuối cùng của các chính sách hay chương trình hành động giáo dục dù ở cấp độ quốc gia hay toàn cầu là giúp cho mỗi cá nhân đạt được những kiến thức, kỹ năng và thái độ mới để đối phó với những thay đổi nhanh chóng của hoàn cảnh xã hội...
  • Việc làm có ý nghĩa quan trọng với thế hệ trẻ

    03/06/2006Vũ Đình Khôi ([email protected])Trước tiên, tôi gởi lời cảm ơn chân thành đến GS Chu Hảo về việc thành lập NXB Tri Thức. Thật tình, thế hệ trẻ chúng tôi bị thiếu thốn về các tri thức kinh điển của thế giới vì nhiều lý do khách quan và chủ quan. Nhưng theo tôi chủ yếu là chủ quan...
  • Bill Gates nói về Học đại học

    07/07/2005Phó Thiên TùngBuổi đến thăm và tâm sự của Bill Gates với học sinh trung học Trung Quốc, 1/7/2004. Hơn 2000 học sinh trung học thực nghiệm thuộc trường đại học sư phạm Bắc Kinh đã dành cho thần tượng của mình những tràng vỗ tay nhiệt liệt nhất...
  • Ước muốn và khả năng

    08/03/2006Đàn ông luôn có nhiều ước muốn nhưng khả năng có hạn. Còn phụ nữ thường chỉ ước muốn những điều có trong khả năng...
  • Nhà triết học già dạy người đời suy nghĩ

    31/08/2005Ngọc YCó phải trên thế giới chẳng có cái gì là thiện, mà cũng chẳng có cái gì là ác! Chỉ có mỗi trí tuệ là thiện và mỗi ngu muội là ác không?
  • Kinh nghiệm hay kiến thức?

    28/07/2005TS Phan Đăng TuấtTôi có người quen, có thể nói là thân, sau một chuyến làm ăn ở nước ngoài về, có lưng vốn kha khá. Khi thấy cơ chế kinh doanh trong nước có chiều hướng cởi mở, bèn nảy ý định mở một nhà hàng ăn đặc sản. Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu khá tường tận thị trường, một phương án kinh doanh đã được hình thành.
  • Khoa học hoá cách suy nghĩ, làm việc, học tập

    13/07/2005Tác giả Đào Văn TiếnCuốn sách do nhà xuất bản Thanh Niên xuất bản năm 1982 với lời tựa của tác giả: "Tặng các bạn thanh niên, niềm hy vọng của đất nước". Mở đầu là lời nói của Vladimia Cuocganop: ".... Nếu thanh niên không quan tâm tới khoa học, xã hội sẽ nhanh chóng suy thoái về văn hóa và vật chất..."
  • Người lớn tuổi có thể dạy chúng ta nhiều điều

    07/07/2005Theo Askmen
  • Học những gì và học thế nào?

    06/07/2005Trần Trọng Gia VinhMột doanh nhân trẻ, chủ một doanh nghiệp tư nhân có tinh thần cầu tiến. Và mặc cho áp lực công việc hằng ngày, anh vẫn thu xếp để tham gia vào một chương trình đại học tại chức vào buổi tối. Tuy nhiên, anh luôn cómột câu hỏi: “Liệu sẽ ứng dụng những cái gì học được vào công việc quản lý như thế nào?”. Câu hỏi đó từ hơn hai năm qua vẫn chưa có lời giải đáp.
  • Những sai lầm khi xây dựng nghề nghiệp

    17/06/2005Donald Asher, tác giả quyển sách "Để có việc làm với một số chuyên môn chính", đã phác thảo ra một số sai lầm thường gặp cần phải tránh trong bước đường xây dựng nghề nghiệp của chúng ta...
  • Sinh viên trước những câu hỏi của trường đời

    11/01/2004Sinh viên thì hẳn phải tự học, tự nghiên cứu, tự bổ sung những gì nhà trường chưa - hay không đủ sức trang bị cho mình. Ngay ở những nước phát triển, khoảng cách giữa nhà trường và thị trường nhân lực, cuộc sống luôn đặt ra yêu cầu không ngừng đuổi bắt cập nhật, và bao giờ nó cũng có một khoảng cách đòi hỏi người sinh viên phải tự khám phá và lấp đầy...
  • Bàn về thông tin khoa học

    29/06/2003Giáo sư Phan Văn DuyệtChúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin khoa học. Thế nhưng vẫn còn những điều đáng bàn về thông tin khoa học đại chúng ở nước ta...
  • Làm giàu tri thức của bạn

    29/06/2003Nguyễn Quang ChiểuSinh viên không dễ có ngay thu hoạch của mình nếu chỉ bằng lòng với “cua” tài liệu mình có, hoặc những gì các giáo sư giảng, mà càng cần phải suy nghĩ, so sánh, suy xét xa hơn để tìm ra thực chất vấn đề cần nghiên cứu. Chính vì lẽ đó, điều trước hết phải biết cách đọc sách có hệ thống...
  • Ngộ độc thông tin - căn bệnh của thế kỷ 21?

    17/06/2003Con người ngày nay đang phải đối mặt với một lượng thông tin gia tăng theo cấp số nhân so với một thập kỷ trước đây. Nhưng liệu có một căn bệnh "stress thông tin" (infostress) thực sự tồn tại, các nhà nghiên cứu Australia nghi vấn.
  • Tẩy chay tích luỹ kiến thức?

    14/02/2003TS. Vũ Thị Phương AnhBước sang thiên niên kỷ thứ 3, nhìn lại những thành tựu của nhân loại, người ta phải thừa nhận rằng những nước đạt được nhiều thành tựu khoa học vĩ đại nhất vẫn là những nước ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực giáo dục. Vậy thì, chúng ta hãy điểm qua các dự báo về tương lai của nền giáo dục thế giới trong thế kỷ 21.
  • Biết tự học và biết sáng tạo

    12/02/2003Quang DươngQua những sáng tạo được thể hiện từ thời Thomas Edison đến thời Bill Gates, giới khoa học kỹ thuật ngày càng nhận thấy giữa trí sáng tạo và việc tự học có một mối liên hệ nhân quả. Tạp chí Science et Vie (Pháp) đã viết :"Ai tự học mạnh nhất, người đó tích lũy được một tiềm năng sáng tạo dồi dào nhất. Ngược lại, ai có nhu cầu sáng tạo nhiều hơn, người ấy càng thôi thúc ý chí tự học cao hơn".
  • xem toàn bộ