Cơn khát bằng cấp, học hàm, học vị

05:49 CH @ Thứ Hai - 14 Tháng Mười Một, 2005

Nhân loại đang cơn khát tư hữu và cơn khát quyền lực. Cơn khát ấy là chuyện tất nhiên, nó thế là nó thế, không nên đặt ra vấn đề tốt xấu, sang hèn (mà có chăng thì chỉ ở cách thức thỏa mãn thôi).

Tư hữu và quyền lực trong mỗi hoàn cảnh cần có thêm những điều kiện có tính thời thượng: khi thì nhờ vào thành phần xuất thân, khi thì nhờ vào tuổi trẻ... Nay đang cần bằng cấp, chứng chỉ học vấn. Ngày nay, có học vấn chưa chắc làmđược gì, nhưng không có học vấn thì không làm được việc gì đích đáng. Vả lại, đang cơn khát thì các giá trị thực giả dễ lẫn lộn. Nếu kẻ nói dối tin vào nguyên tắc lời nói diễn đạt sự thật thì người sắm bằng giả cũng nghĩ rằng người đời coi bằng cấp của mình biểu hiệnđúng thực lực của mình. Cứ cho là như vậy Nhưng thực lực phải là một năng lực cụ thể, cho một lĩnh vựcấy, nó có thể là thực. Vượt ra khỏi lĩnh vực đó, nó chẳng còn bao nhiêu giá trị, thậm chí trở thành giả.

Với các nhà chính trị "bằng cấp" của họ phải "thi" bằng mạng sống để vượt qua nhưng thách thức của đấu tranh chính trị: khác với các chú học trò, nhận bằng cấp từ các kỳ thi trong phòng thi. Người đời chỉ biết một thứ bằng cấp nhàtrường mà học vấn chỉ là học vấn sách vở thôi, rồi coi nó là “chính thống", là chuẩn mực cho tất cả. Nhầm to! Càng nhầm hơn nữa, nếu biết thêm rằng học vấn bằng cấp ngày nay khác hẳn với học vấn bằng cấp ngày trước. Đúng là ngày trước, một ông tiến sĩ vừa nhận bằng đã có thể làm thượng thư hay tể tướng, vì học vấn của ông có thể có khá đủ những gì liên quan đến việc trị nước. Còn ngày nay, một ông tiến sĩ chỉ cần có học vấn về một loại côn trùng cũng đã đủ.

Những ảo tưởng đó không hiểu rõ bản chất của bằng cấp hiện đại, đã gây ra những lộn xộn. Tuy vậy, hiện tượng này cũng nói lên một điều gì đó tích cực. Mọi sự thường bắt đầu từ lượng,từ giá trị tuyệt đối: có bằng cấp dù là bằng giả cúng biểu lộmột chút có gì đó còn hơn không có gì. Lúc đầu với lượngcòn nhỏ, chưa mấy ai để ý đến chất vàbản thân số lượng ấy còn chưa đủ để làm biến đổi về chất. Thêm nữa sự tăng thêm về lượng theo cách cũ không đòi hỏi gì quá nhiều. Thế mà, số đông lại dễ ham cái lợi dễ dãii trước mắt, cứ theo một cách ấy mà thỏa mãn cơn khát tư hữu và quyền lực.

Cho đến một lúc nào đó, mọi chuyện mới toanh hoành ra: mất bình thường, xa rời cái xu hướng cơ bản của lịch sử là ngày càng tạo ra nhiều thực lực hơn. Tình hình này càng bộc lộ rõ khi triển khai cơ chế thị trường. Sức làm ra hàng hóa cho thị trường là thực lực. Sức cạnh tranh trên thị trường là thực lực. Nói chung, bất cứ sự tiến bộ nào của lịch sử cũng đều là sự kết tinh của thực lực. Đến một lúc nào đó rối số đông cũng nó sẽ nhận ra rằng chỉ có thực lực mới có thể làm đã cơn khát tư hữu và quyền lực.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sống thứ sinh: Nguồn gốc sự bất hạnh của con người

    04/06/2018Trích đoạn sau nằm trong tiểu thuyết Suối nguồn (The Fountainhead) của Ayn Rand, ở đó bà khắc hoạ chân dung, cuộc đấu tranh, và chiến thắng của những con người thực sự - người chỉ công nhận năng lực tư duy độc lập như động lực duy nhất cho hành vi cá nhân – với xã hội những người sống dựa vào ánh sáng của người khác...
  • Các giá trị Đạo đức

    21/05/2018Nguyễn Trần BạtVai trò định hướng cho các ứng xử của con người và cộng đồng người thuộc về đạo đức, mà cái gốc của nó là cái thiện, một trong ba giá trị phổ quát nhất trong đời sống tinh thần của nhân loại: chân, thiện, mỹ...
  • Cái giá phải trả cho sự giàu có

    19/06/2016Trần Cao DũngNgười cha giàu nói với tôi có rất nhiều cách để làm giàu. Cách nào cũng có cái giá của nó. "Ta càng phục vụ nhiều người bao nhiêu, ta càng trở nên giàu có bấy nhiêu.”
  • Tại Minh Minh Đức

    16/07/2015Thuỷ ThiênNhiều vấn đề bức xúc, nhiều chuyện vướng mắc, nhiều lệch lạc... Đó là những gì có thể thấy qua các phương tiện thông tin đại chúng. Chung quy lại là chuyện quản lý. Quản lý kém hay không biết quản lý? Nguyên nhân ở đâu? Tại không biết quản lý, tại không có kiến thức, hay tại không có ý thức?
  • Phiếm bàn về chữ 'Khát'

    10/09/2014Nguyễn Quang Thân"Khát" chỉ một nghĩa đen duy nhất là khát nước. "Khát" còn vô vàn nghĩa bóng... "Khát" được làm nên sự nghiệp. "Khát" được sống, được yêu thương, được thi thố tài năng cho những việc hữu ích, được biến những giấc mơ đẹp thành hiện thực. Đấy là những cơn khát làm con người thăng hoa, làm nhân loại tiến lên phía trước. Nhưng Khát tiền là một trong những cơn khát khốc liệt nhất của rất nhiều người...
  • Càng giàu, càng thích hưởng thụ! Nhưng hạnh phúc thì...?

    20/08/2013Minh ThiKhi xã hội phát triển, ngày càng nhiều người áp dụng lối sống hưởng thụ cho chính mình. Thực ra, hưởng thụ là một điều tốt, nó là thước đo đời sống của con người và xã hội hiện đại. Vấn đề đặt ra chỉ là cách hưởng thụ như thế nào mà thôi, bởi đôi khi cách thức hưởng thụ lại có thể khiến con người bất mãn thêm và thế giới trở nên kiệt quệ...
  • Tư cách và đạo đức cách mạng

    14/01/2011X.Y.Z

    1 Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng.
    2. Cán bộ của Đảng phải hiểu biết lý luận cách mạng, và lý luận cùng thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau.

  • Lương không đủ song vẫn sống đàng hoàng

    09/11/2005GS. Tương LaiChuyện tiền lương hiện có một nghịch lý: hầu hết người lao động làm công ăn lương ai cũng kêu là “lương không đủ sống” nhưng rồi người ta cũng buộc phải sống, hơn nữa có những người sống “quá đàng hoàng”.
  • Để chống lại sự "hạ cấp và phàm tục" trong đời sống văn hóa

    17/08/2005Tương LaiKhi đòi hỏi cần tạo cho được thật nhiều “mô hình thuyết phục”, những mô hình về đạo đức và văn hóa (*), tôi muốn nói thêm về “trách nhiệm nắm chắc các chuẩn mực văn hóa và điều chỉnh nó trong đời sống xã hội bằng các mô hình thuyết phục”...
  • Học để có kiến thức, không vì bằng cấp

    06/08/2005Tiến sĩ Phan Quốc ViệtQua cách học và cách dạy hiện nay ta có cảm tưởng rằng mục tiêu của sinh viên là học để lấy bằngvà mục tiêu của các trường cũng là dạy để cấp bằng. Thực trạng đào tạo hiện nay phản ánh khá rõ cách hiểu sai về mục tiêu đào tạo. Vì hiểu mục tiêu đào tạo là có bằng nên hiện nay các trường chỉ cố gắng cung cấp một số lượng kiến thức nhất định đủ để cấp được bằng cho sinh viên...
  • Cuộc rượt đuổi bằng cấp

    01/06/2005Ra trường thất nghiệp, chưa biết về đâu thì... làm cái cao học (nghe thật sang). Có việc rồi nhưng trốn việc, cao thủ nhất là xin cơ quan cho đi học.
    Bất mãn sếp, đi học! Thấy đứa trẻ hơn ngồi ghế trên mình, ngứa mắt, cũng đi học!
    Tóm lại, cứ bị ức chế thì nên đi học. Một công đôi việc, rất văn minh! Nhưng đi học để làm việc, hay chỉ là rượt đuổi bằng cấp?
  • Đổ xô kiếm “mác” tiến sĩ để thăng tiến

    14/01/2004Tiến sĩ là học vị cao nhất trong khoa học. Tuy nhiên, tại Việt Nam, bằng tiến sĩ “hấp dẫn” chủ yếu đang chỉ bởi tư cách là “giấy thông hành” bắt buộc cho sự thăng tiến. Số người dự định theo học sau đại học với toan tính có bằng cấp cao để dễ bề tiến thân mà không phải vì thực sự đam mê nghiên cứu khoa học ngày càng nhiều.
  • Tản mạn về mảnh bằng Ph.D

    06/12/2003Ngô Quang Hưng"Những năm gần đây có khá nhiều sinh viên Việt Nam du học ở Mỹ và nhiều nước khác, bằng nhiều con đường khác nhau. Người có học bổng, chức trợ giảng (teaching assistant - TA), hoặc trợ nghiên cứu (research assistant - RA), người thì du học tự túc. Tôi không nhớ chính xác là đã đọc ở đâu đó rằng có hơn nghìn du học sinh mỗi năm sang Mỹ. Nhiều người trong số họ theo học tiến sĩ (Ph.D)." ChúngTa.com xin đăng tải vài viết của anh Ngô Quang Hưng viết trên mailling list [email protected] về vấn đề này.
  • Cạnh tranh thời nay thực tế là bằng trí tuệ, thông qua giáo dục và khoa học

    08/02/2003GS. Hoàng TụyChúng tôi xin lược trích ý kiến của Gs. Hoàng Tụy (Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ quốc gia) phát biểu tại cuộc tọa đàm giữa các nhà khoa học nhằm đóng góp ý kiến sửa đổi, bổ sung Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội IX của Đảng, do Bộ KH,CN&MT tổ chức ngày 28/2/2001- (tin trang 1). Đề bài là của Tòa soạn.
  • xem toàn bộ

Nội dung khác