Học tại chức thời @

12:37 CH @ Thứ Năm - 30 Tháng Mười Hai, 2010

Dưới đây là những điều có thật ghi được tại một lớp tại chức mà chính người viết tham dự. Có một thực tế là những lớp học như thế này đang hết sức phổ biến tại các giảng đường đại học, khi mà "căn bệnh" sính bằng cấp vẫn còn tồn tại.

Lớp tại chức Báo chí K.. có hơn 120 học viên. 18h chiều, bắt đầu buổi học môn Ngữ văn. Cực kỳ chật vật tôi mới tìm cho mình một chỗ trống để ngồi. Một tốp học viên vào lớp muộn, hỏi nhao nhác: "Điểm danh chưa?" và thở phào khi biết thầy chưa giương mục kỉnh... dò danh sách học viên. Chị L. sà xuống ngồi cạnh tôi, thở dốc: "May quá, chị vừa phóng xe từ cơ quan sang, nghỉ học quá 3 buổi là khỏi thi luôn!".

Ổn định chỗ ngồi xong, một không khí "sôi động ngầm" đến không ngờ diễn ra. Giờ Ngữ văn mà có đến bốn chiếc laptop hiện đại ở dãy bàn thứ hai hoạt động hết công suất (?). Nhìn kỹ, hoá ra có 2 học viên đang online. Họ đang đọc tin trên mạng. Hai học viên khác tỏ ra rất chăm chỉ gõ bàn phím nhoay nhoáy. Cử tưởng họ chú tâm ghi bài giảng, hoá ra là dân phóng viên đang tranh thủ... viết bài!

Còn phần đông các học viên chúi mắt vào đọc báo, đọc sách, một số gục mặt xuống bàn... ngủ. Ngồi trước tôi là một học viên với đôi headphone to tướng cắm vào tai, xem như không biết gì xung quanh! Hỏi ra, mới biết đó là sinh viên Ngoại ngữ, đi học hộ cho chị gái và đang ngồi học tiếng Anh(!).

Giờ "ảnh báo chí". Vừa chân ướt chân ráo bước vào lớp, chưa kịp định thần thì chị học viên ngồi cạnh tôi khều nhẹ: "Em đọc Harry Poter bộ mới chưa, chị vừa mua chiều nay!" rồi chìa cho tôi xem quyển truyện dày cộp màu xanh dương. Và tất nhiên sau đó chị không buồn để ý đến tôi nữa vì mải mê "bay" cùng cậu phù thuỷ nhỏ! Nhìn lên dãy bàn đầu, thấy có vài học viên chăm chú ghi chép. Trên bục giảng, thầy vẫn giảng bài say sưa, như muốn cố quên đi cảnh uể oải dưới lớp.

Học một mạch đến 19h tối, chuông reo inh ỏi! Giải lao. Lúc này các học viên mới lại tranh thủ "nạp năng lượng", túm tụm chia nhau gói bánh quy, nắm hạt dưa. Mấy cái bánh mì bẻ đôi bẻ ba ăn vội vàng.

Trò chuyện với chị Ng. "bụng mang dạ chửa" đang ngồi ăn xôi, chị vui vẻ: "Anh xã nhà chị chiều nào cũng mua sẵn đồ ăn!". Không mấy người may mắn như chị bởi đa phần các học viên nữ đều "tự thân vận động". Việc nhà cửa cơm nước phó mặc cho chồng con. Chị L. - công tác ở một đài phát thanh - tâm sự: "Tối nào cả nhà cũng đợi mình về ăn cơm. Không lo được bữa cơm cho chồng, con, lắm khi cũng chạnh lòng".

Các chị học viên ngồi gần đấy cũng góp chuyện: "Cả ngày làm việc vất vả, tối lại đi học, lắm lúc thấy mệt quá đi mất!". Vất vả thế, mệt nhọc thế, nên khi đến lớp, không mấy ai hào hứng với bài học là điều dễ hiểu. Chuông vào lớp! Ai nấy lục tục vào chỗ của mình và tiếp tục với một "lô" việc riêng còn dang dở... Anh Q. giờ này mới bước chân vào lớp. Công việc khiến anh đi công tác triền miên, chẳng mấy khi có mặt tại lớp.

Thậm chí nhiều người trong lớp còn chẳng biết anh có phải ở lớp hay không. Thường thì khi nào điểm danh, anh lại nhờ một người bạn đến hộ. Còn không thì chỉ cần khi nào sắp thi thì cô bạn ngồi cạnh sẽ "alô"... Tiện cả đôi đường!

Có rất nhiều con đường dẫn mọi người đến với các lớp học tại chức, nhưng tựu trung lại, đều là vì cái bằng ĐH chuyên ngành cả. Như lớp của tôi, hiện rất nhiều người đang làm báo, nhưng lại không có bằng ĐH chuyên ngành. Họ tốt nghiệp các ngành: Kinh tế, Luật, Sư phạm, Đại học Văn hoá... Vì thế phải đi học thêm. Ở những lớp học tại chức Luật, Kinh tế... mục đích cũng tương tự.

Nói chung, ít người đề ra yêu cầu là để trau dồi thêm kiến thức hầu hết đều có chung một suy nghĩ: "Học cho nó có thêm bằng cấp, để không ai bắt bẻ mình, mà cơ hội thăng tiến cũng dễ hơn. Mấy ai tốt nghiệp ra trường mà được làm đúng sở trường của mình. Thôi thì cứ học cho đủ mấy cái bằng đang là "mốt" như Ngoại ngữ, Luật, Kinh tế...".

Chị bạn ngồi cùng tôi thì chẳng ngại ngần mà rằng: "Bọn bạn đứa nào chẳng có hai bằng đại học. Mình trẻ thế này mà "kém miếng" thì "khó chịu" lắm, thế là đi học!". Liệu có bao nhiêu phần trăm học viên đến học để lấy kiến thức thật sự và có bao nhiều người đi học chỉ vì để lấy một mảnh bằng "làm le" với thiên hạ?

Chính vì quan niệm "chỉ cần lấy tấm bằng" nên nhiều người dự các lớp tại chức chỉ cốt có mặt, điểm danh, còn khi thi hết môn thì... đã có phao, rồi "đến thầy" lo lót! Tại chức, nên các thầy cũng không khắt khe lắm, vì thông cảm cho trò còn có nhiều việc quan trọng ở cơ quan, ngoài xã hội!

Được biết nhiều người đi học tại chức được cơ quan họ đang công tác hỗ trợ tới 50% học phí. Số tiền Nhà nước bỏ ra mỗi năm để chi trả cho việc học tại chức của cán bộ nhân viên nhà nước chắc chắn phải là tiền tỉ, và sẽ là một sự lãng phí rất lớn...!

Nếu có thời gian, xin mời bạn cứ thử "dự thính" ở bất kỳ lớp học tại chức nào để mắt thấy tai nghe xem có giống những điều mà tôi thấy không! Hệ tại chức mở ở khắp nơi, hầu như trường nào cũng rất sẵn. Số học viên đã và đang học tại chức dễ có tới hàng vạn. Và tôi dám chắc rằng, những lớp học tại chức như lớp tôi đang học không phải là ít.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bàn thêm về mối quan hệ giữa trí thức và nhân cách

    15/06/2020Vương Trí NhànGiữa con người và nhân cách có sự khác nhau: một bên là sản phẩm tự nhiên (ta hay nói ai cũng là một con người), còn bên kia là sản phẩm của quá trình tự đào luyện với sự giúp đỡ cửa lý trí sáng suốt. Nói cách khác: người ta không sinh ra đã là một nhân cách, người ta chỉ trở thành một nhân cách...
  • Đừng thu nhận tri thức kiểu... “văn hoá quà vặt”

    14/06/2019Vân LongThời gian cho mỗi người như một tấm vải, nếu tập trung ta có thể may được vài bộ áo quần tử tế. Nếu thu nhận tri thức theo kiểu “văn hoá quà vặt” “kiến thức quà vặt”, ta sẽ chỉ có được những “chiếc khăn tay sặc sỡ vụn vặt mà thôi.
  • Có phải là tính hiếu học?

    15/09/2018Nghiêm Xuân MinhNhững điều thực tiễn quan sát được gợi cho tôi phải suy nghĩ về truyền thống hiếu học của người Việt chúng ta và tôi có phần hoài nghi về sự khẳng định tính hiếu học đó.
  • Từ kiến thức đến nhân cách

    20/10/2015Vương Trí NhànCái vấn đề đặt ra chung quanh khái niệm người trí thức vốn khá đa dạng. Ở một số nước, người ta nhấn mạnh lương tâm trách nhiệm con người trí thức trước xã hội. Ở một số nước khác, người ta thích bàn đến mối quan hệ giữa tự do và phục vụ, dấn thân và "xây tháp ngà" để làm khoa học. Riêng ở Việt Nam, theo ý chúng tôi, trong nhiều trường hợp, câu chuyện nhân cách vẫn nổi lên rõ rệt hơn cả...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Ăn xổi ở thì, trí tuệ tầm thường

    17/09/2015Vương Trí NhànĐến với các bậc tân nhân vật (1) để nghe nóng một đôi điều về đường học vấn thì phần nhiều chỉ nghe bàn đến vấn đề lương ít, lương nhiều, không thì mũ, giầy, đồng hồ xe đạ, mốt nào khéo, mốt nào mới, mày mua hiệu nào tao gửi bên Tây, không thì con bé nọ, con bé kia, món này mày, món kia tao, thế thôi...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Học dở, dốt thông, vội vã bắt chước

    23/05/2015Vương Trí NhànNhất ghét là xấu làm tốt dốt làm thông, mượn cái văn minh của người mà trang sức bề ngoài, kỳ thực trăm việc chẳng ra gì, mà nhân cách một ngày một hư, phong tục một ngày một nát; ngọc vàng bề mặt, thối nát bề trong, văn minh chẳng thấy đâu mà càng ngày càng thêm man rợ...
  • Từ một kỷ lục về trích dẫn

    09/10/2014Nguyễn Hoàbài viết chỉ quảng 10 trang giấy mà kèm theo tới 53 trích dẫn và chú thích! Khiếp quá, đọc một tiểu luận tần đầy các trích dẫn theo lối “ông John” cho rằng, “bà Smith” từng viết, rồi ông “ốp” ông “ép” đã nói…, tôi không thể nắm bắt đâu là khám phá, quan niệm học thuật của NN và đâu là khám phá, quan niệm “nói theo”...
  • Người Việt có “văn hóa đọc”?

    14/05/2014Yên HàNhìn lại tình hình sách in quá khiêm tốn của chúng ta hiện nay, người thì cho là lỗi của xã hội thờ ơ với sách, người thì gán tội cho người viết không thể sáng tạo ra những đứa con tinh thần xinh đẹp để người đọc phải đổ xô đi tìm, người thì đổ lỗi cho sự bành trướng của báo trí, truyền hình, Internet…
  • Biết khó, làm dễ

    03/12/2010Phan Quân (Thanh Nghị, số 28, ngày 1-1-1943)Bài viết từ hơn 60 năm trước mà đọc vẫn thấy như bàn chuyện bây giờ. Có thể những chuyện trì trệ ở Trung Quốc và ở nước ta không phải chỉ đơn thuần là do quan niệm sai lầm “biết dễ làm khó” mà có nhiều nguyên nhân quan trọng khác nữa, nhưng quan niệm ấy quả vẫn còn tác dụng tiêu cực cho đến bây giờ. Người ta nói nhiều nguyên nhân thiếu thông tin, thiếu hiểu biết gây ra các tổn thất này nọ, nhưng cái sự “thiếu” ấy vốn có gốc rễ ở thói quen lâu đời coi thường tri thức...
  • Phía sau giảng đường

    01/01/2006Trần Thanh TườngĐã có không ít bài báo nêu nên thực trạng lối sống thiếu lành mạnh của một bộ phận sinh viên hiện nay. Phía sau giảng đường, vẫn có và luôn tồn tại không ít những điều, những chuyện mà lẽ ra không bao giờ có trong môi trường sinh viên -nột tầng lớp trí thức sẽ đảm đương vai trò xây dựng và bảo vệ đất nước...
  • Thanh niên Việt Nam đã sẵn sàng đối thoại văn hoá?

    25/12/2005Đình NamLàm thế nào để đối thoại văn hoá trở thành công cụ tăng cường hoà bình và an ninh, thúc đẩy phát triển bền vững là những vấn đề cơ bản được thảo luận tại Hội nghị "Đối thoại giữa các nền văn hóa và văn minh vì hòa bình và phát triển bền vững". Trong đó không ít nhà nghiên cứu đã đặt câu hỏi về mức độ sẵn sàng của thanh niên Việt Nam trong tiến trình đối thoại văn hoá, văn minh...
  • Tìm hiểu nhiều - hiệu quả ít

    19/11/2005Mai Mộng Tưởng - Lê DũngHiện nay, có nhiều cuộc thi tìm hiểu kiến thức nhân một sự kiện, một vấn đề, một dịp nào đó thường được vận động khá rầm rộ và thu hút nhiều người tham gia. Ở một góc độ, những cuộc thi như thế này giúp người dân nâng cao nhận thức. Thế nhưng, đôi lúc, có những cuộc thi không thực sự thiết thực nên những đơn vị hay cá nhân chỉ tham gia theo kiểu "đối phó", chỉ gây nên lãng phí, tốn kém...
  • Cơn khát bằng cấp, học hàm, học vị

    14/11/2005GS. Hồ Ngọc ĐạiNhân loại đang cơn khát tư hữu và cơn khát quyền lực. Cơn khát ấy là chuyện tất nhiên, nó thế là nó thế, không nên đặt ra vấn đề tốt xấu, sang hèn (mà có chăng thì chỉ ở cách thức thỏa mãn thôi)...
  • Suy nghĩ về một đề toán

    22/10/2005Dương Quốc Anh (dịch)Đối với các con số và tư liệu, nếu cứ chơi cái trò "dùng cho ta", rút cuộc có thể khêu gợi được lòng tự hào của ngườitrong nước, hay là che giấu mâu thuẫn, làm tê liệt mình? Đây đã là lúc mà một số nhà lý luận, tuyên truyền cần phải tỉnh táo, tỉnh táo nhìn lại.
  • Sinh viên = Xoàng xĩnh?

    29/09/2005Nguyễn Trương QuýTại sao vẫn tồn tại quan niệm là sinh viên thì luôn đi cùng với sự lúi xùi, xoàng xĩnh, với không gian nhà trọ tù đọng, với học như đi xem phim rạp, hết phim rồi sẽ ra, thế nào cũng tốt nghiệp?
  • Những ngộ nhận danh xưng tốn kém

    25/08/2005Nguyễn Văn TuấnTrong vòng vài năm trở lại đây, có nhiều nhà khoa học hoặc được kết nạp vào New York Academy of Science (Viện hàn lâm khoa học New York), hoặc đề cử có tên trong các từ điển danh nhân loại “Who is Who”. Cố nhiên các nhà khoa học này có ít nhiều đóng góp quan trọng cho khoa học, nhưng việc họ có tên trong các từ điển danh nhân hay được phong tặng những danh hiệu to lớn như thế có thực sự là một vinh dự, hay phản ánh tầm cỡ vĩ đại của nhà khoa học, hay là nạn nhân của những chiêu thức tiếp thị tinh vi của các công ti chuyên kinh doanh tiểu sử? Đây là một vấn đề cần xem lại cẩn thận. Trong bài viết này, tôi sẽ trình bày một số thông tin liên quan để bạn đọc lượng xét.
  • Phép “tàng hình” của những tài năng trẻ Việt Nam

    04/08/2005Chúng ta có rất nhiều tài năng khoa học trẻ và các thần đồng Nhưng các thần đồng ấy mỗi ngày một biến mất và họ chỉ còn lại cái lý lịch quá khứ của thần đồng và các tấm huy chương. Vậy ai “ăn thịt” họ?
  • “Bê tráp theo thầy” và làm khoa học “dỏm”!

    11/11/2003Xưa nay, chuyện học trò tự hào vì được theo học thầy giỏi, thầy tự hào vì đào tạo được học trò tài cao cũng là chuyện thường tình. Nhưng dẫu sao thì không phải học trò yêu nào cũng được thầy trao cho “ấn tín” để có thể nối nghiệp.
  • xem toàn bộ