Thói hư tật xấu của người Việt: Thị hiếu tầm thường, Thời gian phí phạm

04:09 CH @ Chủ Nhật - 06 Tháng Chín, 2015

Thị hiếu tầm thường
(Nguyễn Văn Vĩnh, Nhời đàn bà, Đăng cổ tùng báo, 1907)

Cái lý thú của nước Nam ta nhỏ mọn lắm. Kia cái đồng hồ từ tám mươi đời thì quấn vải tây điều, kết quả găng. Nọ núi non bộ khéo chắp tỉ mỉ trong trồng cây uốn con phượng. Cầu quán con con, thuyền bé lý tí. Câu đối về tranh hết tứ thời phong cảnh lại đến thiên lý giang sơn (1). Thi họa nhỏ nhen, thi chẳng ra thi, họa chẳng ra họa. Giang sơn treo cửa sổ, sơn thủy để đầu giương. Hoành phi câu đối thì chữ nghĩa đẹp phẩy mác hơn đẹp ý tình (2). Đồ chạm đồ cẩn thì tỷ mỳ con dơi già quả mướp non, người ngoại quốc mua cho cũng là thương công hơn trọng khéo. Ghế giường bàn tủ dáng dấp nặng nề. Nói tóm lại thì người Nam mình chưa cái gì là cái khéo. Mà càng bắt chước Tây bắt chước Tàu bao nhiêu càng xấu bấy nhiêu. Người mỗi ngày một hay, vi xảo (3) là thông ngôn ông tạo hoá. Ta mỗi ngày một đổ (4), vi xảo là cơn hứng chí điên cuồng. Học chẳng phải mà bắt chước cũng chẳng phải. Xảo nghệ muốn noi theo ngoại quốc, là phải noi lý tưởng (5) chớ không nên bất chước phù hoa. Kẻo mà khéo thêm ra chẳng thấy đâu, lại đang nghề nguyên lành hóa nghề lang lố (6) .

(1)cảnh sắc bốn mùa và núi sông. ngàn dặm, các mô-tlp đã trớ thành sáo mòn.
(2) "phẩy mác” là tên gọi hai nét dùng trọng chữ Hán, đây ý nói chỉ có cái đẹp bế ngoài.
(3) trình độ kỹ thuật.
(4)kém đi hỏng đi.
(5)đây hiểu là quan niệm.
(6) nghĩa như nhố nhăng.


Thời gian phí phạm
(Phan Khôi, Cái đồng hồ của người Việt Nam, Phụ nữ tân văn, 1931)

Trong tiếng ta có một lời mà người ta hay dùng là cơm vua ngày trời, tỏ ra ý ăn hết chừng nào thì ăn, làm được chừng nào thì làm, không bị hạn chế và thôi thúc chi hết. Lại có thành ngữ "làm việc quan" là làm việc rồi (1)… Phải, phàm kẻ làm việc quan không bị hạn chế thôi thúc thì tội gì làm đúng đắn làm kịp thời vụ làm chi! Bởi vậy cho nên ngày xưa chúng ta không có đồng hồ.

Chẳng những vì khoa học không ưa nên không làm được đồng hồ, mà chính vì cái quan niệm “cơm vua ngày trời” và “làm việc quan" ấy nó choán sẵn trong đầu rồi, không có sự cần nên không làm đồng hồ được.

Có người đeo cái đồng hồ không chạy, máy ở trong đã hư hết, nhưng vì nó đẹp nên cũng đeo cho có với người ta.

Ta chưa nhìn rõ cái giá trị thật của thời gian là thế nào.

(1) làm qua loa cho xong. “Rồi" ở đây như chữ “rồi” trong “ăn không ngồi rồi”.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thói hư tật xấu của người Việt: nhắm mắt bắt chước, ngại thay đổi, đổ tại trời

    23/10/2015Vương Trí NhànNgười nước chúng ta sự tính lợi hại xét hơn thua không rõ, cứ người sau thì làm theo những điều người trước hay làm. Bởi vậy cho nên cả nước giàu không đặng giàu nhiều, nghèo thì nghèo đến đỗi không áo không quần mà thay, rồi mỗi mỗi cứ đổ lỗi cho trời cho số, cho ngày sinh tháng đẻ...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Ăn xổi ở thì, trí tuệ tầm thường

    17/09/2015Vương Trí NhànĐến với các bậc tân nhân vật (1) để nghe nóng một đôi điều về đường học vấn thì phần nhiều chỉ nghe bàn đến vấn đề lương ít, lương nhiều, không thì mũ, giầy, đồng hồ xe đạ, mốt nào khéo, mốt nào mới, mày mua hiệu nào tao gửi bên Tây, không thì con bé nọ, con bé kia, món này mày, món kia tao, thế thôi...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Học đòi làm dáng, sùng ngoại quá nặng, ...

    29/05/2015Vương Trí NhànCứ chiều đến, độ sáu bảy giờ, đứng ở góc hồ Hoàn Kiểm, trông kẻ đi qua người đi lại, thấy ngứa mắt quá. Nhăng trông mấy ông ăn mặc quần áo Tây. Gớm, sao mà khéo bắt chước, giả sử sự học hành, sự buôn bán mà cũng bắt chước được khéo thế thì hay quá!
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Ỷ lại, viển vong, tư tưởng gia nô...

    14/03/2015Vương Trí NhànMê tín sinh ra những việc nực cười. Ngày giờ nào cũng là trời bày định mà bảo rằng có ngày dữ ngày lành; núi sông nào cũng là đất tự nhiên mà bảo rằng có đất tốt đất xấu; vì nấu ăn mới có bếp mà bảo rằng có ông thần táo; vì che mưa gió mà có nhà mà bảo rằng
    có ông thần nhà...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Tham giàu cho mau, cạnh tranh tầm thường

    18/10/2014Vương Trí NhànLàm quan thì cạnh tranh nhau cầu cho được tiền nhiều chức lớn, mà đạo đức tốt xấu, chính tích hay hèn lại không hề cạnh tranh đến. Ở trong làng thì cạnh tranh nhau chỗ ăn chỗ ngồi, ngôi trên ngôi dưới, ngoài cái đó không hề so sánh hơn thua, ai thiện ai ác, ai hiền ai ngu...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Dân khí bạc nhược, ra vẻ ái quốc, ...

    06/05/2014Vương Trí Nhàn(Phan Chu Trinh, 1906) Nước Nam độ bốn mươi năm nay, vận nước ngày một suy, suốt từ trên đến dưới chỉ biết chuyện lười biếng vui chơi. Pháp chế luật không còn có cái gì ra trò, nhân tài cũng tiêu diệt đi mất cả...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Dễ thỏa mãn, tầm nhìn hẹp, không giữ tín, ...

    16/04/2014Vương Trí NhànÓc ti ti như óc dơi, mắt ti ti như mắt muỗi, ngoài buồng the, bếp núc, vẫn không biết gì là nước non, trừ sọ bò đầu heo, vẫn không biết gì là rồng rắn. Huống chi vết xấu ở gia đình, thói hư ở xã hội, gắn sâu buộc chặt trải mấy nghìn năm, đoàn thanh niên cho đến phường tân tiến, đua tranh danh giá, chẳng cu-li thượng đẳng thời nô lệ quá ưu, miệng chưa ráo sữa đã lóc lẻm những thẻ bạc bài ngà
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Sống luôm thuộm, nói thô tục

    19/08/2005Vương Trí NhànGần đây nhiều nhà nghiên cứu nước ta gặp nhau ở một ý tưởng đồng thời với việc ca ngợi những truyền thống tốt đẹp, chúng ta phải sớm bắt tay vào việc miêu tả và đánh giá những thói hư tật xấu từng hình thành trong lịch sử và đã ăn sâu trong mỗi con người, đó là những nhân tố khiến xã hội đi tới trì trệ, bảo thủ. Đây là một hướng suy nghĩ đúng, đang được sự cổ vũ và đồng tình của dư luận...
  • xem toàn bộ