Thói hư tật xấu của người Việt: Sống luôm thuộm, nói thô tục

09:17 SA @ Thứ Sáu - 19 Tháng Tám, 2005

Gần đây nhiều nhà nghiên cứu nước ta gặp nhau ở một ý tưởng đồng thời với việc ca ngợi những truyền thống tốt đẹp, chúng ta phải sớm bắt tay vào việc miêu tả và đánh giá những thói hư tật xấu từng hình thành trong lịch sử và đã ăn sâu trong mỗi con người, đó là những nhân tố khiến xã hội trì trệ, bảo thủ. Đây là một hướng suy nghĩ đúng, đang được sự cổ vũ và đồng tình của dư luận.

Sau đây, chúng tôi xin được phép giở chồng sách báo cũ, ghi lại những nhận xét của các bậc tiền bối về những hạn chế của con người Việt Nam trong lịch sử. Các đầu đề 'nhỏ là do chúng tôi mạn phép đặt ra để cùng nên theo dõi. Khi đoạn trích bỏ qua một số câu chữ không cần thiết mà tập trung vào ý tưởng chính chúng tôi dùng dấu ba chấm đặt trong ngoặc đơn. Những chú thích cuối bài đều là của người biên soạn...

Đường xá nhà cửa luộm thuộm nhếch nhác

Nói riêng về một sự ở... Nay trong kinh thành, con đường lục bộ cho đến đường các nha thự, chợ quán, tường hào, vườn hoa và các bến sông, chỗ nào cũng có uế khí, thậm chí có kê trước mặt công chúng mà đi tiểu đại. Các cầu dọc theo sông, không luận ngây đêm đàn ông đàn bà, cứ ra nơi ấy mà phóng uế, quen lấy làm thường... Ở phương Tây, phàm những người nào bỏ rác làm nhơ đường đều bị phạt cả vì việc ấy bất nhã mà có mối hại chung. Ta cũng là người như họ, lại không biết xấu hổ sao?

Đến như gạch vở, ngói hư, cây nhành khô lá rụng, rác và tro than các nhà loại ra, người nước khác đều thu nhặt làm đồ vật hữu dụng. Mà người mình thì vứt ra cùng đường, ném xuống ao vũng, hoặc đổ ra ngoài hào quanh thành, chất đầy cả bến sông.

...Dinh thự các quan, tường vách xiêu đổ Ngoài đường thì bùn lầy, vườn tược thì rác bấn, trước sân thì cỏ mọc. Ngoài hào thì nơi lồi nơi hủng , các nhà trong thành hai bên đường gần nhà chỉ theo giới hạn mà quét dọn. Những đường bèn vách tường đó, mùi hơi hôi thối, người đi qua phải che mũi đi mau. Như thế thì lòng tu ố(1) ở đâu? Sao gọi là nước biết giữ lễ nghĩa?

Nói năng thô tục

Nước ta những nơi chợ búa thành phố, không luận đàn bà trẻ con, đến người có học biết chữ mà cũng mở miệng là nói lời thó bỉ. Tập thành thói quen, những tiếng tục tĩu , người nghe nhơ cả lỗ tai, mà người nói lại lấy làm khoái. Cho đến câu mắng bài chửi, đọc ra có cung có điệu, người nào mắng chửi cả ngày mà không trùng lặp, thì người ta xem như Tô Tấn, Trương Nghi (2) chiếm giải quán quân.

Đến lúc diễn ra cái bộ dạng mắng chửi, tiếng như mõ rao, chân như múa hát lên tay xuống ngón , mặt như sơn đổ, tóc như tơ vò,nườc miếng như bọt giải, tay cầm dát lia, chân đi cà xiểng, không khác gì người điên. Lại còn một điều xấu nữa, hễ có bất bình với ai thì phát thệ(3) và nguyện rủa chúc dữ(4) rất nặng. Thường hàng ngày cùng giao du với nhau , mà đến lúc bô nhau , chất chứa điều bất bình lâu, thì khí yêu(5) nhân đó mà sinh ra, người nọ bảo người kia "đầy miệng điều láo,'một ngày bán được ba gánh giả, đến đâu cũng dối, ba ngày không mua được một điều thực". Thật là không còn chút lễ nghĩa liêm sỉ nào! Cái phong tục kiêu bạc(6) đến thế là cùng. Thế giới chưa có nước nào như xứ mình.


(1) tu ố: ghét điều xấu ở kẻ khác.
(2) các nhà thuyết khách nổi tiếng đời Chiến quốc bên Trung quốc
(3) phát thệ: thế bồi
(4) chúc: khấn. Chúc dữ: ước cho mắc sự dữ
(4) tinh thần gian tà bất chính
(5) cũng tức là kịnh bạc vớ nghĩa cổ" kẻ không biết tự trọng
(Nguyễn Trường Tộ (1828-1871 )Về việc cải cách phong tục, 1871).

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chỗ mạnh, chỗ yếu trong tâm lý con người Việt Nam khi đi vào thời đại văn minh trí tuệ

    09/12/2015GS.TS. Hoàng TụyPhân tích để hiểu rõ những đặc điểm văn hoá, tâm lý của dân tộc, những truyền thống tốt, những yếu tố tích cực, thúc đẩy sự phát triển, cùng với những nhược điểm, những yếu tố chưa tốt, thậm chí tiêu cực, đang hoặc sẽ níu kéo chúng ta lại sau, là việc làm hết sức cần thiết để giúp xây dựng một chiến lược phát triển đúng đắn, phù hợp hoàn cảnh và điều kiện thế giới ngày nay...
  • Ai dám nhận là mình xấu xí?

    14/07/2014Phan Thị Vàng AnhNếu coi mỗi dân tộc gần như cá tính một con người: anh Pháp hào hoa làm thơ hay, anh Trung Quốc buôn bán giỏi và mưu lược, anh Lào hiền lành... thì nếu chỉ nhìn vào chuyện giữ gìn vốn cổ không thôi, tôi vẫn nghĩ, anh Việt Nam là người hay nói dối. Dối mình và dối người. Họ quyết tâm giữ gìn bản sắc dân tộc cho đậm đà bằng cái cách cho phép xây nhà hộp tràn lan và nói đơn giản là "thí điểm"?
  • Hãy tự xét mình

    18/01/2004Hoàng TámMấy năm gần đây người ta hay nhắc đến cuốn sách "Người Trung Quốc xấu xí" của Bá Dương (bản dịch Nguyễn Hồi Thủ), nói việc người láng giềng phương Bắc tự soi gương để nhận diện "cái xấu xí" của mình, "tự sỉ" mong sửa chữa để vươn lên. Bá Dương cũng nêu tấm gương của những người ở Mỹ và Nhật đi trước ông, viết sách tự phê phán "cái xấu xí" của mình.
  • Đi tìm nhân cách người Việt Nam

    05/01/2004KS. Trần Quốc KhảiThực sự mới ra khỏi chiến tranh hơn chục năm nay, người Việt Nam vẫn sống trong hào quang của chiến thắng. Kém về thể lực và trí lực, cộng với niềm tự kiêu đôi khi không tỉnh táo, thế hệ trẻ Việt tuy đã bắt đầu chuẩn bị cho cuộc bứt phá trong tương lai, nhưng chỉ số nhân cách của người Việt Nam hiện đại đang ở đâu? Dưới kết quả nghiên cứu khoa học về nhân văn trên cơ sở vật lý và toán học, câu trả lời ấy là...
  • Đọc "Người Trung Quốc Xấu Xí"

    13/11/2003Người Trung Quốc xấu xí (Chõu lòu de Zhong Guó rén) tập hợp những bài viết và nói chuyện từ năm 1977, và lần đầu được dịch ra tiếng Việt vào đầu hè 1998 tại Paris do dịch giả Nguyễn Hồi Thủ dịch từ một bản in ở Trung Quốc (TQ) của tác giả Bá Dương (Bo Yang) sau một chuyến đi TQ cách đó năm năm. Sau đó cộng đồng người Việt ở Pháp, Mỹ... đã tham gia tranh luận rất nhiều về "Người Trung Quốc xấu xí" và "Người Việt xấu xí". ChúngTa.com xin đăng tải một bài viết tóm tắt về "Người Trung Quốc xấu xí" và tâm sự của một người Việt đã xa quê hương đất nước 30 năm.
  • Những tính cách trì níu dân tộc Việt

    11/11/2003Giáo sư Nguyễn Chung TúChúng ta hay thắc mắc về dân tộc mình. Tính cách nào mang lại cho dân tộc Việt Nam một sức sống mãnh liệt đến thế, để vẫn tồn tại, vẫn chiến đấu và chiến thắng mọi cuộc xâm lăng bạo tàn? Để mình vẫn là mình - Một dân tộc biết cách sống còn bên một dân tộc lớn, ngay cả trong 1000 năm Bắc thuộc...Nhưng sau những chiến công hiển hách ấy, những tính cách nào đã có "trong ta", để trở thành một lực cản, một sự níu kéo, làm ta bước khó khăn hơn trên con đường mới?
  • xem toàn bộ