PR – Công cụ trong hành trình của bạn vào xã hội văn minh

03:18 CH @ Thứ Tư - 21 Tháng Ba, 2018

Nhu cầu xã hội trong 5 Nhu cầu của con người (theo thuyết nhu cầu của Maslow), cựa quậy sống động trong dòng máu Bạn. Bạn muốn mọi người biết đến mình. Ngay khi còn bé Bạn sợ rằng những người thân vì bao chuyện lo toan hàng ngày sẽ bỏ quên Bạn.

Nhìn một kẻ tàn tật khiến người ta buộc phải gắng gượng mệt mỏi chú ý chăm sóc mình hơn, tất cả thật đáng thương. Bởi vậy một cách vô thức và thánh thiện, khơi dậy ý thức, Bạn muốn mình là một con người khỏe mạnh, là một hạt nhân nhỏ bé làm tăng thêm niềm vui sống trong gia đình qua mỗi ngày gian khó, bởi vậy Bạn muốn trưởng thành, phấn đấu vì điều đó, và Bạn đã trở thành sự chú ý của người thân như một điểm sáng khát vọng, kích thích thêm niềm vui, củng cố thêm ý nghĩa của mọi sự cố gắng trong mỗi người vì những điều tuyệt đẹp mà Bạn và gia đình sẽ trở thành

Đặc tính của con người là muốn làm đẹp và được sự thừa nhận. Điều đó tự nó đã là một khuynh hướng , gần như là bản năng muốn là gì với người khác, cao hơn nữa hướng ra xã hội với một điều mãnh liệt thầm kín nhưng chính đáng là khẳng định mình. Đương nhiên là phải bắt đầu từ ‘Cái Tôi’ của mỗi người. Nhưng ở đây là ‘Cái Tôi’ mang trong mình những giá trị bản sắc có thể cộng hưởng và cống hiến cho cộng đồng. Nếu chỉ là ‘Cá Tính’ người ta có thể vị kỉ hơn và biến mình thành ‘Ốc Đảo’ , thậm chí dẫn đến sự bài xích nhau trong một Thế giới buộc phải hội nhập hơn, đó là bi kịch vậy, nếu ‘Cá Tính’ không mang trong nó những Giá trị được người khác, xã hội thừa nhận.

Bởi vậy, khuynh hướng xã hội hóa vừa là nhu cầu, đồng thời mức độ đó đánh dấu mốc trên từng chặng đường phát triển của mỗi cá nhân và tổ chức. Với câu hỏi lớn mang tính sự nghiệp : Anh có thể làm được Gì ? Anh sẽ là Ai ? Anh ở Đâu ? Trong Xã hội mà Anh đang tồn tại ? PR là sự lựa chọn đắc hiệu của chúng ta trong sự nghiệp đó, theo nghĩa hành trình Giá trị của Bạn đi vào Xã hội Văn minh. Không có gì cao quí và An Hòa hơn khi sự nghiệp của Bạn được sự thừa nhận, tôn vinh của Xã hội như thế

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tôi học được rằng...

    15/09/2019Tôi học được rằng:
    Có những điều dù ta chỉ làm trong khoảnh khắc nhưng lại làm ta đau lòng cả đời.
    Tôi học được rằng: Mỗi khi xa rời người thân yêu, hãy luôn nói lời thương yêu nhất, bởi có thể đó là lần cuối ta gặp họ.
  • Tôi muốn đời tôi mầu gì?

    25/02/2018Thảo HảoNgày đầu năm lạnh ngăn ngắt, nhận được rất nhiều lời chúc: hạnh phúc, sức khỏe, may mắn, thành đạt…, xong rồi ra đường, mắt đeo cái kính xanh nên nhìn gì cũng xanh xanh. Ngoài đường, ai nấy áo lạnh, đèo trẻ con che mặt bằng khăn voan trông thật đáng yêu...
  • Cái tôi, thành công và thất bại

    07/01/2018Nguyễn Tất Thịnh- Cái Tôi hoà với cái Chúng ta làm cái Chúng ta mang bộ mặt người và cái Tôi trở nên có tầm vóc.
    - Đánh mất mình thì không giữ được Nhân – Không hiểu mình thì chẳng thấy được Thiên – Không bỏ công thì không dung được Địa...
  • Thị hiếu của tôi là tôi

    02/10/2017Bảo NinhHàng năm, theo thông lệ, cứ sắp tới mồng 1 tháng 6 và Trung Thu, các tờ báo và tạp chí cùng những nhà xuất bản có uy tín đối với lứa tuổi trẻ học trò lại phải sẵn sàng tinh thần để được nghe các bậc đạo đức lên lớp. Đều là những phàn nàn và chỉ trích lặp đi lặp lại, bình cũ rượu cũ...
  • "Cái tôi" của người Việt Nam qua một giai đoạn phát triển

    08/06/2016Những nghiên cứu về “cái tôi”, “tôi - không tôi”, “tôi - chúng ta”, “tôi - tôi”, cũng như tính cộng đồng và tính cá nhân đã được tiến hành trong lĩnh vực tâm lý học, nhưng đây mới chỉ là bước đi đầu tiên. Bằng phương pháp phân tích các cứ liệu ngôn ngữ(*), tác giả đã chỉ ra “cái tôi” - sự tự ý thức của mình trong quan hệ với người xung quanh. Qua đó, chúng ta cũng hiểu thêm về nhân cách người Việt...
  • Tôi học từ cuộc đời

    13/10/2014Thành TrungNhững đề tài thời sự nóng hổi đều được đề cập dưới ngòi bút sắc sảo gai góc của ông, thể hiện tinh thần trách nhiệm và tâm huyết của một trí thức. Quyết liệt và rạch ròi khúc chiết trong từng câu chữ, ông soi rọi các vấn đề xã hội bằng tư duy phản biện của một nhà khoa học và vốn kiến thức của một nhà kinh doanh...
  • Một tôi và một đám đông

    06/03/2008Nguyễn Thị Châu GiangChuyện tình bắt đầu từ bậc thang này. Không phải bậc thang trong một ngõ tối dẫn lên căn phòng tù túng có chiếc giường đôi phủ drap trắng vứt nhàu nhò quần áo. Không phải bậc thang dẫn lên quán cafe đèn mờ nằm trên gác có những mái tóc dài, ngắn trộn vào nhau lẫn lộn khói thuốc khét nghẹt...
  • Tôi là ai?

    01/11/2007Hồng ThuCâu hỏi có vẻ ngớ ngẩn hóa ra lại vô cùng chí lý, tạm thời chia ra làm hai nhóm người, xin khu biệt chỉ gồm toàn những người trẻ. Nhóm người không bao giờ tự đặt cho mình câu hỏi: Tôi là ai? Bởi họ thừa biết , dĩ nhiên tôi đã là tôi...
  • Tính cộng đồng - tính cá nhân và "cái tôi" của người Việt Nam hiện nay

    04/05/2006TS. Hoàng KimQuá trình thực thể sinh học - xã hội trở thành con người cũng là quá trình có sự kết hợp giữa tính cộng đồng và tính cá nhân, nói rộng hơn, là giữa tính xã hội và tính cá nhân. Triển khai nghiên cứu đề tài, các tác giả Viện Tâm lý học đã đặt nó trong bối cảnh của thời đại ngày nay, khi quá trình hội nhập đã trở thành xu thế chung mang tính toàn nhân loại...
  • 'Tôi' như là kẻ mang thông điệp: Cơ sở cho một hệ biến hóa văn bản tự sự

    29/10/2005Ngô Tự LậpNhưng nói rằng cái "Tôi" đóng vai trò quan trọng trong tuỳ bút, hay trong ký nghệ thuật, thì cũng có nghĩa là nói rằng nó ít quan trọng hơn trong các thể loại khác, và như vậy, gián tiếp vẫn là công nhận vai trò quan trọng của cái "Tôi" trong việc phân biệt các thể loại. Ngoài ra, nó còn buộc ta phải đặt những câu hỏi khác: Cái "Tôi" trong ký mà E.B. White và Edward Hoagland bàn đến, cũng như cái "Tôi" trong các loại văn bản tự sự khác có phải là cái "Tôi" thực của người viết hay không? Và cái "Tôi" trong truyện khác cái "Tôi" trong ký và các văn bản báo chí như thế nào?
  • Tôi là ai?

    06/08/2005Tôi là ai? Câu hỏi lớn ai cùng cần có câu trả lời.
  • Chiếc La Bàn mang tên cái Tôi

    19/04/2005Kim DungStephen R. Covey đã cho ra đời cuốn sách First Things First (Chiếc La bàn mang tên cái Tôi). Để giải quyết tận gốc rễ căn nguyên của căn bệnh trầm kha stress, ông nhấn mạnh chúng ta phải bắt đầu hành động theo định hướng của chiếc la bàn, cái giúp ta đi tới những giá trị thực thụ trong mỗi cá nhân thay vì chiếc đồng hồ quản thúc.
  • xem toàn bộ