Phận làm dân

09:21 CH @ Thứ Ba - 26 Tháng Sáu, 2018

Lời giới thiệu: 111 năm trước, khi bối cảnh chính trị xã hội Việt Nam còn cực kỳ non yếu về nhận thức trong việc xây dựng bộ máy Nhà nước, nhà văn hóa, nhà báo, dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh đã thông qua con chữ, thông qua báo chí để giác ngộ người dân về thế nào là quyền và nghĩa vụ dân sự, nhất là những người nhân danh đại diện cho dân. Xin chép lại nguyên văn bài viết về đề tài này của Nguyễn Văn Vĩnh...


Nguyễn Văn Vĩnh (1882 – 1936) là nhà tân học, nhà báo, nhà văn, nhà phiên dịch Việt Nam, nhà chính trị Việt Nam đầu thế kỷ 20.

.

PHẬN LÀM DÂN

(Đăng Cổ Tùng báo – Thứ Sáu 18.7.1907)
.

Phương ngôn Tây có câu nói rằng: “Mỗi đời một tục”.

Xưa nay dân An-nam mình chỉ biết một việc cầy cấy làm ăn, chịu thuế, quan hay thì dân được nhờ, quan dở dân phải chịu.

Bây giờ nhờ quan Toàn-quyền Beau, dân nước Nam ta được quyền mới, nhưng có quyền mới lại phải có nghĩa vụ mới.

Bản-báo mấy kỳ nay đã nói việc Nghị-viện cặn kẽ lắm rồi, nhưng dân-sự nhà-quê ít người được xem báo. Vậy nay lại xin nói một lần nữa, chắc rằng những ông đã mua báo mà xem thì cũng lo đến việc công, và cũng ước ao như chúng tôi cho dân An-nam được hiểu thấu những chính văn-minh của nước Pháp đem sang cho ta.

Xin các ông có về đến chỗ nhà-quê thì nói cho dân-sự biết rằng: dân ngày nay có quyền giự vào công việc Nhà-nước.

Ai ai cũng phải biết rằng đặt ra Nghị-viện là cái nhẽ sau này:

Phàm bao nhiêu nước văn-minh là quyền cai-trị do ở như dân cả, nhưng không có nhẽ trong một nước như xứ Bắc-kỳ ta, có 7 triệu người, lại họp cả 7 triệu lại để bàn việc nước, thì thành ra bát-nháo, cho nên cứ 35.000 người ấy có một mẩu quyền, mà mẩu ấy kén trọn một ông nào thông-minh mà gửi để mình còn làm ăn. Thế thì tuy việc nước ai ai cũng phải gánh vác, nhưng ba năm mới phải bận đến một lần.

Như vậy thì mỗi người có một mẩu quyền mà muốn giao cho ai mình phải nghĩ, phải tính toán. Mỗi hạt, sợ dân bối dối không biết bầu ai, đã có mấy ông biết mình có tài, đứng lên tình-nguyện ra làm, thì dân ai có chân đi bầu phải xét cho kỹ. Cũng có ông thì dùng cách diễn-thuyết để tỏ ý mình ra cho dân biết để dân bầu cho mình; cũng có ông lại dùng cách khác: như làm riệu mời, như đi nằn nì, xin từng người: “ông bầu cho tôi”; cũng có người mượn thế quan huyện sở-tại bảo trị-hạ một tiếng.

Tất thế nào từ hôm nay đến ngày bầu còn có lắm trò.

Mà chúng tôi là người ở giữa, chỉ muốn cho nước-nhà mỗi ngày một hay ra, mà thấy những trò ấy thì lo lắm. Lo rằng việc hay mà không khéo thì hóa ra chẳng ra gì.

Như các cụ nhà-quê xưa nay có biết đâu đến những việc này. Ví dù như thấy hai người, một người đến nói: ông bầu cho tôi thì tôi sẽ hết sức làm cho dân được nhờ, một ông lại đến: mời ông lại sơi riệu rồi ông đi bầu cho tôi; một ông đến: tôi lậy ông, ông ký cho cháu, nhé! Thế rồi quan huyện lại chuyền: anh em bảo nhau bầu cho ông Mỗ là chỗ bà con tôi nhé!Thì chắc hẳn mấy ông nhà-quê nghĩ ngay rằng: “có bầu thì phi bầu cho người bà con quan huyện, thì lại bầu cho lão kia đãi bữa chén; ông nào khí khái nhất thì đến bầu cho người van là cùng. Còn như bảo hứa làm lợi cho dân thì không nghe, vì xưa nay vẫn quen thế, người ra làm Hội-viên vẫn cho là người cầu danh, chớ có ai cho là người lo việc nước. Đi cầu danh thì phải van nài phải thần thế, phải có riệu, chớ quan huyện còn không binh nữa làm gì lợi cho ai?”.

Vậy thì ông nào Nhà-nước đã phát cho cái vé đi bầu, phải nhìn vào cái vé ấy, mà nghĩ rằng: “cái vé này là một phần lợi hại của dân ta đấy, trong ba ông: ông Giáp, ông Ất, ông Bính, là ba ông muốn ra làm, thì ta phải xem ông nào thực chí tưởng đến sự lợi của dân, thì ta bầu cho ông ấy. Đã đành rằng mỗi mình ta vì chén riệu, nhời van, hoặc có nể quan huyện, mà bầu cho người không ra gì thì một vé cũng chẳng thấm vào đâu, nhưng trong 35.000 người mà ai cũng trểnh mảng, nể nang như ta, thì có phải hạt bầu phải ông Nghị-viện dở không? Sau nữa ra phải nghĩ đến câu này: người nào thực có tài mà vì việc dân cho nên muốn ra làm, thì tính hay thẳng, tất không dùng cỗ bàn, không khấn vái, không chịu luồn-lụy, không chịu cầu cạnh thế quan”.

Hoạt động bầu cử Sau năm 1954 ở miền Bắc

.

Một bữa riệu bất quá có no được lâu đâu, vài đồng bạc tiêu cũng phải hết. Còn mượn nhời quan huyện, thì lệ bầu phải kín, ta bầu cho ai thì quan huyện biết đấy là đâu! Ta phải chịu khó đi, để mà bầu lấy một ông Nghị-viên cho rồi. Nếu ta nể nang thì dù sung-sướng một ngày, hại việc dân việc nước bao nhiêu. Ai cũng nghĩ thế cho, thì chắc Bắc-kỳ ta được một tòa Nghị-viện cứng. Dân sẽ được nhờ nhiều.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Để có những công dân toàn cầu “made in Việt Nam”

    25/03/2019Lan Hương (Thực hiện)Không có tấm bằng tốt nghiệp ĐH được công nhận trên phạm vi toàn cầu là thiệt thòi của thanh niên Việt Nam khi hội nhập với thế giới. Nhưng thiếu đi tấm "hộ chiếu" đó, những người Việt trẻ vẫn hoàn toàn có thể trau dồi, rèn luyện và tích luỹ kiến thức, kỹ năng, hình thành thái độ để trở thành những công dân toàn cầu “made in Việt Nam”. TS. Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã chia sẻ như vậy.
  • Tản mạn về Giáo dục công dân

    01/05/2018Nguyễn Xuân ThuNhà trường và gia đình phải hướng đến một mục tiêu là không làm điều gì kìm hãm óc sáng tạo, tầm nhìn hay tính tìm tòi, khám phá của con cái.
  • Công dân toàn cầu và tâm hồn bộ lạc

    21/02/2018Nguyễn Khánh TrungKhởi đầu năm mới 2015 cả thế giới bàng hoàng về vụ khủng bố giết người hàng loạt tại toà báo chấm biếm Charlie Hebdo – Paris – Pháp, đây có lẽ là một phần trong những phong trào thánh chiến mà điển hình nhất là sự nổi lên của “Nhà nước Hồi Giáo” đang làm cả thế giới lo lắng và rùng mình về mức độ bạo lực...
  • Đi tìm lẽ sống trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0: Khi bạn chỉ còn là những công dân vô dụng

    18/01/2018Thứ công nghệ có thể khiến con người trở nên vô dụng cũng có thể có khả năng nuôi sống và hỗ trợ những người thất nghiệp qua “mức thu nhập cơ bản”. Vấn đề là làm thế nào để khiến đám người này bận rộn và hạnh phúc? Con người phải làm điều gì đó có mục đích, nếu không họ sẽ phát điên lên vì buồn chán?
  • Hãy cứ thử làm dân!

    21/09/2017Phan Văn ThắngDân là gốc của nước. Lấy dân làm gốc là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng và hành động của Chủ tịch Hồ Chí Minh. "Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ" và do vậy, "Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân... Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra... Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân"...
  • “Tranh đấu cá nhân đang triệt tiêu ý thức công dân”

    01/08/2016Kim Yến thực hiện, chân dung hội hoạ: Hoàng TườngNhà vật lý hạt nhân tầm cỡ thế giới Pierre Darriulat chọn Việt Nam để dâng hiến đời mình, ông đã nỗ lực xây dựng một phòng thí nghiệm nghiên cứu về tia vũ trụ đầu tiên cho Việt Nam cũng như Đông Nam Á, để đào tạo một thế hệ nghiên cứu khoa học tinh hoa. Ông còn là người đóng góp rất thẳng thắn cho những vấn đề giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học của Việt Nam...
  • Bộ Giáo dục muốn trẻ thành mẫu người công dân thế nào?

    21/08/2015Nguyễn Khánh TrungGóp ý với Dự thảo Chưởng trình giáo dục phổ thông tổng thể TS Nguyễn Khánh Trung (Viện Nghiên cứu Phát triển giáo dục IRED)cho rằng, dự thảo lần này có nhiều đột phá, xích lại gần hơn với cách làm của các nước có nền giáo dục phát triển. Tuy nhiên còn một vài điểm cần góp ý với nhóm tác giả biên soạn.
  • Vai trò của công dân

    30/09/2014Dr. Mortimer, J. AdlerĐịa vị công dân là một ý tưởng cách mạng. Nó rất mới mẻ khi ra đời ở Hy Lạp cổ đại, và vẫn còn mới mẻ ở nhiều nơi trên thế giới ngày nay. Những quan niệm của chính chúng ta về tự do và bình đẳng chính trị vẫn gắn liền với ý tưởng tiến bộ này. Ngày nay ở phương Tây chúng ta thường xem những quyền công dân là điều đương nhiên, nhưng chuyện đó không phải lúc nào cũng vậy....
  • Có ý thức công dân mới được làm công dân

    27/09/2014Khoa Luật trường đại học kinh tế tp. Hồ Chí Minh“Tự do không phải là quà tặng của nhà nước cho người dân, tự do chỉ có được nếu người dân biết đấu tranh”. Nhà cầm quyền từ cổ đến kim không thể ban phát tự do như món quà, không thể tự dưng mà nhà cầm quyền trao quyền cho đám thần dân mà từ thần dân, anh phải trở thành công dân, phải trải qua một quá trình khai sáng... Cần có một quá trình khai sáng những thần dân trở thành công dân có đủ năng lực.
  • Quan niệm của Hêghen về xã hội công dân

    29/04/2014Nguyễn Đình TườngTrong bài viết này, tác giả đã phân tích một cách khái quát quan niệm của G.V.Ph.Hêghen về xã hội công dân (xã hội dân sự), về các mối quan hệ kinh tế của xã hội công dân cũng như cơ cấu đẳng cấp và biện chứng của xã hội công dân. Theo tác giả, Hêghen đã đứng trên cơ sở của chủ nghĩa duy tâm khách quan, thần bí để xem xét mối quan hệ giữa xã hội công dân và nhà nước, coi nhà nước là cái có trước, là cơ sở và động lực của xã hội công dân. Vì vậy, có thể nói, quan niệm của Hêghen về xã hội công dân nói riêng và triết học của ông nói chung có tính chất mâu thuẫn.
  • Thân phận công dân thế giới hạng hai!

    27/03/2014Nguyễn TrungCông dân thế giới hạng hai, đấy là cái cùm đang xích vào chân dân tộc Việt Nam ta sau khi giành được độc lập thống nhất đất nước năm 1975. Tên gọi của thân phận này dấy lên trong tôi hình ảnh cái triện sắt nung đỏ thời trung cổ xa xưa thường được đóng vào trán kẻ nô lệ - để phân biệt với những người không phải là nô lệ. Khác chăng, là thời nay cái triện sắt nung đỏ ấy vô hình!
  • Nghịch lý chất lượng của môn giáo dục công dân.

    29/06/2003Đã có rất nhiều giấy mực bị tiêu tốn vào việc dự thảo giáo dục pháp luật trong trường phổ thông. Theo Chỉ thị 04 của Thủ tướng Chính phủ “Bộ tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ GD và ĐT chỉ đạo công tác rà soát hệ thống giáo trình, tài liệu, giảng dạy....” Như vậy, hiện có một khối lượng kiến thức cơ bản, khái quát về pháp luật được dạy và học tại các trường phổ thông trên cả nước. Nhưng qua các năm đã triển khai thực hiện, chúng ta nghĩ sao trước thực trạng học sinh, sinh viên (kể cả trẻ vị thành niên) phạm tội ngày càng tăng chứ không giảm?
  • xem toàn bộ