Bộ Giáo dục muốn trẻ thành mẫu người công dân thế nào?

Viện Nghiên cứu Phát triển giáo dục IRED
09:51 SA @ Thứ Sáu - 21 Tháng Tám, 2015

Góp ý với Dự thảo Chưởng trình giáo dục phổ thông tổng thể TS Nguyễn Khánh Trung (Viện Nghiên cứu Phát triển giáo dục IRED)cho rằng, dự thảo lần này có nhiều đột phá, xích lại gần hơn với cách làm của các nước có nền giáo dục phát triển. Tuy nhiên còn một vài điểm cần góp ý với nhóm tác giả biên soạn...

Những câu hỏi căn bản

Có ba câu hỏi hết sức quan trọng và căn bản, vì chúng định hướng và ảnh hưởng lên toàn bộ các khâu còn lại, việc thành bại của công cuộc đổi mới giáo dục phụ thuộc vào cách mà các tác giả biên soạn chương trình trả lời những câu hỏi này.

Câu hỏi thứ nhất liên quan đến tầm nhìn, viễn kiến về tương lai của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng, đó là: Thế giới trong tương lai sẽ như thế nào? Xã hội Việt Nam trong tương lai sẽ như thế nào?

Bộ GD-ĐT, TS Nguyễn Khánh Trung, chương trình, sách giáo khoa
TS Nguyễn Khánh Trung

Những điều mà chúng ta đang bàn trong Dự thảo chương trình tổng thể hiện nay là để đào tạo các thế hệ tương lai, liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực của xã hội tương lai trong những thập niên sắp tới, nên rất cần một phóng chiếu thể hiện tầm nhìn và triết lý của những người biên soạn. Đối với một kế hoạch cuộc đời của một cá nhân, hay một dự án làm ăn của một công ty, sự thành bại của nó phụ thuộc vào tầm nhìn và viễn kiến của những người chịu trách nhiệm vạch ra dự án, huống hồ đây là một dự án giáo dục quốc gia, có ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ em, ảnh hưởng đến tương lai quốc gia, nên việc đem ra và tranh luận về tầm nhìn tương lai là hết sức quan trọng.

Câu hỏi trên liên quan đến câu hỏi căn bản thứ hai: Xã hội tương lai cần mẫu người thế nào? Hay nói rõ hơn, sau những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường, từ những lớp mầm non đến lớp 12, Bộ Giáo dục muốn đào tạo các trẻ nhỏ thành mẫu người công dân thế nào? Mẫu người đó phải có những phẩm chất, năng lực và kiến thức gì để có thể bước vào đời một cách vững chãi, sống tốt, và thúc đẩy xã hội phát triển?

Câu hỏi này liên quan đến mục tiêu tổng thể của cả chương trình giáo dục phổ thông, nên nhất thiết phải trả lời nó thật thấu đáo, rõ ràng và thuyết phục. Tôi đã đọc Chương trình cốt lõi quốc gia về Giáo dục cơ bản của Phần Lan năm 2004 (gồm chương trình tổng thể và chương trình các môn học), thì thấy họ dành nhiều dung lượng mô tả một cách khá chi tiết về mẫu người lý tưởng mà họ mong muốn trên mặt tổng quát cũng như cụ thể trong từng môn học và hoạt động học tập, có thể tóm tắt đó là mẫu hình “con người tự do, tự chủ và trách nhiệm”.

Câu hỏi trên dẫn đến câu hỏi thứ ba: Để có được mẫu người tương lai đó, ngành giáo dục phải làm gì, phải tổ chức thế nào để có hiệu quả? Câu hỏi này liên quan đến quan niệm về sự dạy và sự học, liên quan đến cách thức đánh giá, đến cách thức tổ chức hành chánh, sư phạm và nhân sự.

Ba câu hỏi trên nằm trong một mạch logic chặt chẽ: khi chúng ta có một viễn kiến chính xác và thuyết phục về tương lai, chúng ta sẽ đem ra được mục tiêu giáo dục chính xác; khi chúng ta có một mục tiêu, một đích đến rõ ràng, thông suốt, chúng ta sẽ có cách làm, cách hành động một cách mạch lạc, chặt chẽ và thông suốt. Khi Bộ GD-ĐT trả lời ba câu hỏi trên một cách thuyết phục, sẽ thuyết phục được mọi người chấp nhận và dấn thân cho đợt đổi mới lần này.

Những trả lời của những câu hỏi trên, một mặt phải thể hiện khả năng, cái riêng của nhóm tác giả Dự thảo, mặt khác phải dựa trên những suy tư triết học về con người, về trẻ nhỏ, cũng như dựa trên kết quả các nghiên cứu giáo dục dục từ nhiều tiếp cận khác nhau.

Trong Dự thảo, tôi không thấy các tác giả đề cập đến câu hỏi thứ nhất, và vì không đề cập đến câu hỏi đầu tiên này, nên các phần trình bày về quan điểm, về mục tiêu và các phần khác (chủ yếu liên quan đến câu hỏi thứ hai và thứ ba) là những liệt kê chung chung, không có tính thuyết phục cao vì người đọc không biết những điều đưa ra đến từ đâu và tại sao lại phải như thế.

Thiếu vắng một số từ khóa quan trọng

Đọc toàn bộ dự thảo, tôi không thấy văn bản đề cập đến các từ khóa quan trọng như “tinh thần phản biện”, “tư duy độc lập” (hi vọng là có mà tôi không phát hiện ra) mà các nước phát triển chẳng hạn như Phần Lan, Pháp… thường trình bày chúng như những từ khóa trung tâm, thể hiện xuyên suốt các khía cạnh trong nội dung chương trình giáo dục của họ, đặc biệt trong phần trình bày về mục tiêu của giáo dục quốc gia.

Ảnh minh họa (Lê Anh Dũng)

Sẽ rất dài dòng để bàn về sự cần thiết của những điều này với người học cũng như với xã hội, nhưng có thể nói, tinh thần phản biện và khả năng tư duy độc lập là những điều hết sức quan trọng, vì chúng như những phương tiện giúp người trẻ tự “khai phóng” bản thân, sáng tạo ra những cái mới cho xã hội và thúc đẩy xã hội phát triển.

Xem nhẹ vai trò các chủ thể then chốt trong giáo dục

Dự thảo hầu như xem nhẹ vai trò của các chủ thể trong cuộc như hiệu trưởng, giáo viên, học sinh và phụ huynh. Cụ thể là không thấy các tác giả phân vai và phân việc cho từng chủ thể một cách rõ ràng trong việc tham gia vào giáo dục.

Tôi xin đặt ra những câu hỏi liên quan đến khía cạnh này như sau: Đâu là vai trò của từng chủ thể nói trên trong việc thiết kế và xây dựng chương trình và nội dung giáo dục ở lần đổi mới này? Trong nhóm các tác giả biên soạn dự thảo này, có đại diện của hiệp hội các hiệu trưởng, các giáo viên, các phụ huynh và học sinh không? Trong quá trình vận hành sau này, mỗi một chủ thể này đóng vai trò gì, góp phần thế nào vào việc thiết kế nên những nội dung giáo dục và thay đổi chúng

Tôi nghĩ, chúng ta phải nghĩ đến một cơ chế thông thoáng, hiệu quả, luôn động và mở, để có thể tranh thủ sự góp sức của 90 triệu dân vào sự nghiệp giáo dục và vào sự phát triển, không chỉ là lần góp ý này mà là một cách thường xuyên, để giáo dục luôn có thể đáp ứng kịp thời những nhu cầu của xã hội và thời cuộc, cũng như có thể vượt lên dẫn đường cho sự phát triển của đất nước.

Nguồn:Vietnamnet
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tản mạn về Giáo dục công dân

    01/05/2018Nguyễn Xuân ThuNhà trường và gia đình phải hướng đến một mục tiêu là không làm điều gì kìm hãm óc sáng tạo, tầm nhìn hay tính tìm tòi, khám phá của con cái.
  • Công dân toàn cầu và tâm hồn bộ lạc

    21/02/2018Nguyễn Khánh TrungKhởi đầu năm mới 2015 cả thế giới bàng hoàng về vụ khủng bố giết người hàng loạt tại toà báo chấm biếm Charlie Hebdo – Paris – Pháp, đây có lẽ là một phần trong những phong trào thánh chiến mà điển hình nhất là sự nổi lên của “Nhà nước Hồi Giáo” đang làm cả thế giới lo lắng và rùng mình về mức độ bạo lực...
  • “Tranh đấu cá nhân đang triệt tiêu ý thức công dân”

    01/08/2016Kim Yến thực hiện, chân dung hội hoạ: Hoàng TườngNhà vật lý hạt nhân tầm cỡ thế giới Pierre Darriulat chọn Việt Nam để dâng hiến đời mình, ông đã nỗ lực xây dựng một phòng thí nghiệm nghiên cứu về tia vũ trụ đầu tiên cho Việt Nam cũng như Đông Nam Á, để đào tạo một thế hệ nghiên cứu khoa học tinh hoa. Ông còn là người đóng góp rất thẳng thắn cho những vấn đề giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học của Việt Nam...
  • Cần phân biệt trí thức với trách nhiệm công dân của trí thức

    08/12/2015Hồ Quang HuyThời gian qua cộng đồng bạn đọc báo mạng bình luận sôi nổi về chủ đề trí thức. Đặc biệt các ý kiến trái chiều về phát biểu của GS Ngô Bảo Châu đăng trên báo tuổi trẻ online qua bài trả lời phỏng vấn của GS với báo này...
  • Vai trò của công dân

    30/09/2014Dr. Mortimer, J. AdlerĐịa vị công dân là một ý tưởng cách mạng. Nó rất mới mẻ khi ra đời ở Hy Lạp cổ đại, và vẫn còn mới mẻ ở nhiều nơi trên thế giới ngày nay. Những quan niệm của chính chúng ta về tự do và bình đẳng chính trị vẫn gắn liền với ý tưởng tiến bộ này. Ngày nay ở phương Tây chúng ta thường xem những quyền công dân là điều đương nhiên, nhưng chuyện đó không phải lúc nào cũng vậy....
  • Có ý thức công dân mới được làm công dân

    27/09/2014Khoa Luật trường đại học kinh tế tp. Hồ Chí Minh“Tự do không phải là quà tặng của nhà nước cho người dân, tự do chỉ có được nếu người dân biết đấu tranh”. Nhà cầm quyền từ cổ đến kim không thể ban phát tự do như món quà, không thể tự dưng mà nhà cầm quyền trao quyền cho đám thần dân mà từ thần dân, anh phải trở thành công dân, phải trải qua một quá trình khai sáng... Cần có một quá trình khai sáng những thần dân trở thành công dân có đủ năng lực.
  • Thân phận công dân thế giới hạng hai!

    27/03/2014Nguyễn TrungCông dân thế giới hạng hai, đấy là cái cùm đang xích vào chân dân tộc Việt Nam ta sau khi giành được độc lập thống nhất đất nước năm 1975. Tên gọi của thân phận này dấy lên trong tôi hình ảnh cái triện sắt nung đỏ thời trung cổ xa xưa thường được đóng vào trán kẻ nô lệ - để phân biệt với những người không phải là nô lệ. Khác chăng, là thời nay cái triện sắt nung đỏ ấy vô hình!
  • Dũng khí Công Dân

    31/07/2011Nguyễn An NinhTrên số báo ngày 11 tháng nầy, tôi đã có vài chữ lướt qua về các chương trình học của các trường Pháp - Nam. Tôi đã chỉ rõ các chương trình đó đã được soạn thảo chỉ với mục đích duy nhất là đào tạo những tên đầy tớ nịnh bợ, luồn cúi, không có vai trò nào khác hơn là thụ động tuân theo mệnh lệnh của chủ...
  • Dũng khí công dân

    08/06/2009Nguyễn An NinhNguyễn An Ninh, nhà yêu nước vĩ đại, đồng thời là một cây bút chính luận lớn. Với một bút pháp độc đáo trầm thống, sâu sắc, châm biếm, Nguyễn An Ninh đã viết nên những kiệt tác nhỏ bằng tiếng Pháp. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu một vài bài trong Nguyễn An Ninh - Tác phẩm sắp xuất bản.
  • Xã hội công dân và xã hội dân sự: từ Arixtot đến Hêghen

    08/05/2009Trần Tuấn PhongBài viết phân tích tư tưởng của Arixtốt về cộng đồng chính trị - một khái niệm được coi là khởi thuỷ của khái niệm xã hội công dân/xã hội dân sự sau này. Đồng thời, phân tích tư tưởng về xã hội dân sự trong thời cận đại qua một số đại biểu điển hình. Đặc biệt, tác giả đã làm rõ sự kế thừa và phát triển của Hêghen đối với quan điểm của Arixtốt về xã hội công dân.
  • Nghị sĩ công dân

    05/01/2009TS.Nguyễn Sỹ PhươngNền dân chủ sơ khai đầu tiên trong lịch sử loài người bắt nguồn từ Hy Lạp cổ đại, tiếng Hy Lạp gọi là “Δημοκρατία”, có nghĩa nhân dân quyết định công việc nhà nước. Tuy nhiên, lúc đó khái niệm “nhân dân quyết định” cũng chỉ giới hạn vào một nhóm người và loại trừ phụ nữ.
  • xem toàn bộ